Thực trạng mua nợ xấu của VAMC quacác năm

Một phần của tài liệu 1427 xử lý nợ xấu qua VAMC tại các NHTM CP việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 80)

5. BỐ CỤC LUẬN VĂN

2.3.2. Thực trạng mua nợ xấu của VAMC quacác năm

Từ khi thành lập đến hết Năm 2013:

Theo số liệu từ VAMC, tính từ khi thành lập đến 31/12/2013, gần 6 tháng hoạt động,

VAMC đã mua 37.100 tỉ đồng nợ gốc, vượt mục tiêu đặt ra (mua từ 30.000 đến 35.000 tỉ đồng) tương đương 32.400 tỉ đồng giá trị TPĐB của 32 TCTD.

Năm 2014:

Biểu đồ 2. 4: Ket quả mua nợ xấu bằng TPĐB của VAMC

(Nguồn: VAMC)

Biểu đồ 2. 5: Khối lượng nợ xấu các ngân hàng bán cho VAMC năm 2014:

7000 6600

(Nguồn: VAMC)

Ngoài việc bán nợ cho VAMC, để hạ dần tỷ lệ nợ xấu, các NH đã đẩy mạnh tín dụng. Có thể thấy hàng loạt các NH đã có kết quả tăng trưởng tín dụng nóng như BIDV, Vietinbank, MB, nhóm các NH nhỏ như TPBank, NamABank, VPBank...

Nhờ bán nợ cho VAMC cộng với mức tăng trưởng tín dụng mà các NH đã “điều chỉnh” được tỷ lệ nợ xấu (Biểu đồ 2.7 và 2.8). Năm 2014 được đánh giá là năm tích cực và chủ động xử lý nợ xấu của cả VAMC và các TCTD. Theo báo cáo của các TCTD, đến cuối tháng 7/2014, tổng nợ xấu nội bảng chiếm 4,11% tổng dư nợ. Và nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng nhanh trong các tháng đầu năm 2014 do tình hình kinh tế vĩ mô chưa được có nhiều cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn, TCTD áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn để phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng và thực trạng nợ xấu,

từ đó thúc đẩy xử lý nợ xấu. Trong năm 2014, VAMC đã đẩy mạnh mua nợ bằng TPĐB và tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm. Con số cuối năm tăng gấp 3 lần đầu năm thể hiện nỗ lực của VAMC trong việc thu mua nợ.

Biểu đồ 2.8 cho thấy, BIDV và SCB là những NH mạnh tay hợp tác với VAMC

với số nợ được bán rất lớn. Tiếp đến là nhóm NH Vietinbank, Sacombank và VPbank

cũng hợp tác bán trên dưới 4.000 tỷ nợ xấu cho VAMC, sau nữa là Techcombank đã bán khoảng 3.400 tỷ đồng cho VAMC. Ke từ khi thành lập cho đến cuối năm 2014, VAMC đã mua nợ xấu từ gần 40 TCTD với tổng giá trị nợ gốc đạt 133.550 tỉ đồng (trong đó riêng năm 2014 đã mua được 96.455 tỷ đồng) với giá mua là 77.705 tỉ đồng.

Năm 2015:

Biểu đồ 2. 6: Khối lượng nợ xấu các ngân hàng bán cho VAMC năm 2015:

25.000 20.000 15 000 10.000 5.000 0.000

9 NGÂNHÀNGBÁN NỢ XẤU CHO VAMCTÍNH ĐẾN 31/12/2015

22 000

ĐƠN VỊ: TỶ ĐÔNG

(Nguồn: Báo cáo tài chính quý IV/2015 của BIDV)

Từ đầu năm đến 31/12/2015, VAMC đã thực hiện mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng đạt 109.928 tỷ đồng dư nợ gốc với giá mua 99.257 tỷ đồng. Như vậy, đến hết năm 2015, VAMC đã mua vượt kế hoạch đề ra từ đầu năm (80.000 tỷ đồng) nợ xấu trên sổ sách trong năm 2015

Thực tế, lượng nợ xấu VAMC đã mua từ các ngân hàng tính lũy kế đến cuối năm 2015 đạt 243.500 tỷ đồng.

Năm 2016

Biểu đồ 2. 7: Nợ xấu đã bán cho VAMC của 12 ngân hàng đến hết năm 2016

NỢ XẤU ĐÃ BÁN CHO VAMC CỦA 12 NGÂN HÀNG

(Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp của 9 ngân hàng năm 2016)

Tính đến hết năm 2016, tổng nợ xấu 12 nhà băng này đã bán cho VAMC khoảng 73.974 tỷ đồng. Xét về nợ xấu nội bảng, BIDV là ngân hàng có khối lượng nợ xấu lớn nhất hệ thống. Tuy nhiên, nếu tính cả nợ đã bán cho VAMC thì Sacombank đang là nhà băng đứng số 1 nợ xấu cả về khối lượng và tỷ lệ trên dư nợ tín dụng. Theo đó, tổng cộng nợ xấu nội bảng và đã bán cho VAMC của Sacombank lên hơn 47.843 tỷ đồng. Điểm sáng duy nhất trong khối nợ xấu của nhà băng này chính là số nợ có khả năng mất vốn đã giảm gần 7% so với đầu năm, xuống còn hơn 6.600 tỷ đồng.

Ba ngân hàng Vietcombank, VietinBank và VIB là những ngân hàng đã thực hiện xử lý được nhiều nợ xấu tại VAMC nhất (trong số những ngân hàng thống kê)

1 Aylbanfc.

35 ____________

2 BIOV______________ 21.131474 20.836.089 295.385 15.654.756) 15476.718

với gần 6.000 tỷ đồng giá trị trái phiếu tại VAMC. Tiếp đó là các ngân hàng như Techcombank, MBBank, ACB, VPBank cũng đã xử lý được một phần nợ xấu tại VAMC.

Ngược lại, giá trị trái phiếu VAMC tại các ngân hàng như BIDV đã tăng gần 300 tỷ đồng và Eximbank tăng gần 800 tỷ đồng, đồng nghĩa với việc đã bán thêm nợ xấu cho VAMC trong năm.

Trong khi đó Agribank, với số nợ xấu tại VAMC lớn nhất chốt đến thời điểm 31/12/2015 là 46.090 tỷ đồng, chưa đưa ra thông tin gì về các khoản nợ đã xử lý trong năm 2016.

Thống kê của VAMC, trong năm 2016, Công ty đã mua được 1287 khoản nợ, tổng dư nợ gốc là 52.739 tỷ đồng. Tuy vậy, số lượng khách hàng lại khá khiêm tốn là 831 khách hàng, việc bán nợ bao gồm phát mại tài sản bảo đảm, thi hành án chỉ đạt khoảng 15% trong tổng số nợ VAMC đang giữ. Với khối lượng nợ xấu khá lớn này, các ngân hàng cũng kỳ vọng thời gian tới, dù muốn hay không thì VAMC cũng phải tìm đầu ra cho nợ xấu.

Qua số liệu tổng hợp hàng năm có thể thấy VAMC đã thực hiện khá tốt việc mua lại nợ xấu từ các TCTD. Các số liệu cho thấy khối lượng nợ xấu VAMC đã mua lại qua các năm đều khá cao, điều này góp phần giải quyết vấn đề thanh khoản, làm sạch bảng cân đối kế toán, và giúp các TCTD có thời gian và khả năng tài chính để bù đắp vào các khoản thua lỗ trước đó.

2.3.3. Thực trạng xử lý nợ xấu đã mua của VAMC từ tháng 7/2013 đến hết năm 2016

Theo số liệu từ VAMC, cuối năm 2013, VAMC mua được 37.100 tỷ nợ xấu và thu hồi được 145 tỉ đồng. Trong năm 2014 hai con số này là 96.455 tỷ đồng và 4.575 tỷ đồng, nếu tính cả khoản nợ trên 300 tỉ đồng của Agribank đang bán chỉ chờ chuyển tiền về thì con số này là 4.875 tỉ đồng. Số nợ xấu đã xử lý được gồm xử lý TSĐB bán nợ tập trung chủ yếu cho các khoản mua nợ của 2013. So với kế hoạch thu hồi nợ mà VAMC đã đặt ra là bán tài sản 2.500 tỷ đồng, thì việc thực hiện đã vượt kế hoạch.

Trong hai năm 2013 và 2014, kết quả mua nợ và thu hồi nợ của VAMC đều vượt chỉ tiêu so với đầu năm. So sánh sự tăng mạnh của tỷ lệ thu hồi nợ về giá trị tương đối, tăng lên gấp đôi từ năm 2014 sang 2015 cho thấy VAMC đang tích cực đẩy mạnh việc xử lý nợ sau khi thu mua.

Đến 31/12/2015, VAMC đã mua được 109.928 tỷ đồng nợ xấu, vượt chỉ tiêu đề ra. Lũy kế từ năm 2013 đến hết năm 2015, tổng nợ xấu VAMC đã mua là 243.500

tỷ đồng dư nợ gốc với số trái phiếu phát hành là 207 nghìn tỷ góp phần đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%. Năm 2015, VAMC đặt kế hoạch thu hồi nợ 10 nghìn tỷ đồng, tuy nhiên đến cuối năm 2015, tổ chức này đã vượt kế hoạch hơn 70%. Cụ thể, kết quả phát mại tài sản, thu hồi nợ đạt 17.763 tỷ.

Theo tổng hợp từ các báo cáo tài chính của 9 ngân hàng năm 2016, tổng số nợ

xấu tại VAMC đã giảm khoảng gần 7.000 tỷ đồng. Đây là con số nợ xấu mà các ngân

hàng đã xử lý được bằng hình thức mua lại nợ xấu và trích lập dự phòng trong năm. Chi tiết thống kê theo bảng dưới đây.

Bảng 2. 4: Tổng hợp giá trị trái phiếu tại VAMC của các ngân hàng

7 VIBank____________5 2.62149 3.715.319 4Ị (L092.82 (839.000) 1.783.495 B MBBank___________ 18 3.404.7 01 4.047.5 3L (642-7? (1.248.053) 2.156565 I ACB______________ __________ 1.882.770 7) (396.13 (417.439) 1.069.194 10 Vletcombank 0 11 3.564.8 ) (3564,811 Tt>n⅛ StBBtlSl 104.971.171 (6.992.0 84) (UO3B.826) 37.8S0.S25

Ba ngân hàng Vietcombank, VietinBank và VIB là những ngân hàng đã thực hiện xử lý được nhiều nợ xấu tại VAMC nhất (trong số những ngân hàng thống kê) với gần 6.000 tỷ đồng giá trị trái phiếu tại VAMC. Tiếp đó là các ngân hàng như Techcombank, MBBank, ACB, VPBank cũng đã xử lý được một phần nợ xấu tại VAMC.

Ngược lại, giá trị trái phiếu VAMC tại các ngân hàng như BIDV đã tăng gần 300 tỷ đồng và Eximbank tăng gần 800 tỷ đồng, đồng nghĩa với việc đã bán thêm nợ xấu cho VAMC trong năm.

Trong khi đó Agribank, với số nợ xấu tại VAMC lớn nhất chốt đến thời điểm 31/12/2015 là 46.090 tỷ đồng, chưa đưa ra thông tin gì về các khoản nợ đã xử lý trong

năm 2016.

Tính đến hết năm 2016, sau khi Vietcombank thực hiện mua lại toàn bộ 3.564 tỷ đồng nợ xấu tại VAMC, số tổ chức tín dụng (TCTD) nắm trái phiếu đặc biệt của VAMC là 41. Lũy kế đến hết tháng 3 năm nay, tổng giá mua trái phiếu VAMC là 205.659 tỷ đồng trên tổng dư nợ gốc 296.222 tỷ đồng.

Hầu hết khoản nợ xấu VAMC đã nhận từ các TCTD đều có tài sản bảo đảm là bất động sản hoặc tài sản hình thành từ vốn vay kể cả bất động sản, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, dự án, trái phiếu doanh nghiệp...

Sau động thái mua lại nợ xấu tại VAMC của Vietcombank, hai TCTD là Vietinbank và Techcombank dự kiến sẽ mua lại toàn bộ nợ xấu của Ngân hàng từ VAMC trong năm 2017. Mua lại nợ xấu sẽ giúp các TCTD giảm được khoản trích lập dự phòng 20% hàng năm và chủ động hơn trong việc giải quyết triệt để các khoản nợ.

Số liệu tập hợp từ báo cáo của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ xấu bình quân toàn hệ thống đến cuối năm 2016 ước tính giảm nhẹ từ 2,9% năm 2015 xuống 2,8%. Trong 2016, theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý khoảng 95 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, xử lý qua thu hồi nợ, bán tài sản bảo đảm chiếm khoảng 52,6% tổng giá trị nợ xấu được xử lý,

Tiêu chí 2013 2014 2015 2016

Số TCTD bán nợ ^32 ^39 11 ~5

Số lượng KH ^963 5.304 9.772 131

bằng nguồn dự phòng rủi ro chiếm 26,6%, bán cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chiếm 21%.

Dù tiếp tục giảm nhẹ và một lượng lớn được xử lý nói trên, nhưng Ủy ban Giám sát đánh giá, nợ xấu chờ xử lý (nợ bán cho VAMC) và nợ xấu tiềm ẩn trong tái cơ cấu vẫn lớn. Tong số nợ bán cho VAMC chưa xử lý được là 224 nghìn tỷ đồng (chiếm 85% nợ xấu bán cho VAMC, và chiếm khoảng 4,3% tổng tín dụng)

2.3.4. Đánh giá chung hoạt động của VAMC thời gian qua

a. Kết quả đã đạt được

Giup TCTD làm sạch bảng cân đối kế toán

Theo cơ chế hoạt động của VAMC, ngân hàng chuyển giao nợ xấu theo giá trị sổ sách cho VAMC. Đổi lại, VAMC thanh toán bằng một loại trái phiếu đặc biệt. Ngân hàng đem trái phiếu này ra NHNN chiết khấu lấy tiền về kinh doanh tiếp.

Như vậy, trên bảng cân đối kế toán ngân hàng, một tài sản "xấu" đã biến thành

một tài sản "được coi là tốt", một tài sản "không có tính thanh khoản" đã biến thành một tài sản có thể mua bán, cầm cố, thế chấp trên thị trường và quan trọng nhất là có thể đem lên NHNN chiết khấu lấy tiền. VAMC là một mắt xích giúp các ngân hàng được ứng trước tiền nhằm giải quyết vấn đề thanh khoản, làm sạch bảng cân đối kế toán, giúp ngân hàng có thời gian kiếm tiền bù đắp vào các thua lỗ trước đó.

VAMC sẽ làm tăng tính thanh khoản của thị trường, khơi thông được một hòn đá tảng là gánh nặng nợ xấu cho hệ thống ngân hàng. Đây có thể là thông tin rất tích cực cho thị trường tài chính đang bị đè nén, hay còn gọi bị nghẽn trong thời gian rất dài.

VAMC đã xử lý được một số nợ xấu

Tính chung, kể từ khi đi vào hoạt động tới 31/12/2016, công ty đã mua nợ xấu

từ 42 tổ chức tín dụng, với tổng số 16.870 khách hàng tương đương với 25.799 khoản

nợ, tổng dư nợ gốc là 296.222 tỉ đồng, tổng nợ xấu đã xử lý được là 40.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ gốc đã mua là 13,5%. Mặc dù, tỷ lệ xử lý nợ xấu chưa cao nhưng cũng phần nào giảm bớt gánh nặng nợ xấu cho các TCTD.

b. Những hạn chế của VAMC trong quá trình hoạt động

Theo báo cáo tổng hợp từ VAMC, tổng số nợ xấu đã mua và xử lý qua VAMC

được tổng kết qua bảng sau:

Tong dư nợ nội bảng (tỉ đồng) 36.257 92.418 107.928 51.500 Tông giá mua (tỉ đồng) 30.947 77.705 99.257 50.536 Tong nợ xấu đã xử lý (tỉ đồng) 145 4.875 17.763 17.217

Tỷ lệ nợ xấu đã xử lý trên tổng

Cụ thể, năm 2013 tỷ lệ nợ xấu đã xử lý trên tổng nợ gốc chỉ đạt 0.39%, năm 2014 đã tăng lên là 5.05%. Năm 2015 và 2016, tỷ lệ này đã tăng lên là 16,16% và 32,65% tuy

nhiên con số tuyệt đối về nợ xấu chưa xử lý được vẫn còn rất cao.

Năm 2013, VAMC mua nợ với giá bằng 83,4% giá trị sổ sách của khoản nợ; năm 2014 con số này đã giảm xuống nhưng vẫn còn ở mức 80,56%. Ngoài ra, trong quá trình mua nợ xấu, VAMC mới chỉ thực hiện mua nợ theo giá trị sổ sách bằng phát hành TPĐB. Dù VAMC đã sử dụng các biện pháp xử lý nợ xấu linh hoạt như phát mại, đấu giá, bán tài sản, bán khoản nợ thông qua hình thức xử lý trực tiếp hoặc ủy quyền cho các TCTD... song tổng số nợ thu hồi được chiếm tỷ trọng khá nhỏ so

với số nợ mà VAMC mua về. Nguyên nhân của việc này là những vướng mắc trong cơ chế xử lý TSĐB, những hạn chế trên thị trường mua bán nợ, cộng với việc VAMC

mua nợ với giá quá cao, khiến cho việc bán nợ gặp khó khăn khi không tìm được tiếng nói chung với các nhà đầu tư trên thị trường. Vì vậy, hiện VAMC mới chỉ làm tốt việc mua nợ, còn việc xử lý nợ vẫn rất khiêm tốn. Các khoản nợ đang hầu hết chỉ chuyển đổi sở hữu từ NH sang VAMC chứ chưa được xử lý dứt điểm. Tuy nhiên, nhờ

đó mà VAMC đã giảm mức độ nguy hại của các khoản nợ này đến nền kinh tế, tạo điều kiện lưu thông dòng vốn, phù hợp với mục tiêu chính sách mà NHNN hướng tới. Theo kế hoạch, hoạt động chính của VAMC năm 2015 vẫn là gom nợ, còn việc xử lý nợ sẽ được chú trọng vào năm 2016. Tuy nhiên năm 2016 đã đi qua, tình trạng nợ xấu vẫn chưa được cải thiện. Điều này cũng đã ít nhiều tác động đến tình hình tiền

tệ, các ngân hàng vẫn phải trích lập phần nhiều cho dự phòng rủi ro, ... Nên trong năm 2017, các chuyên gia và giới tài chính - ngân hàng lại phải tiếp tục kỳ vọng vào việc đi tới thực thi hiệu quả việc hình thành thị trường mua bán nợ. Dư nợ xấu trong năm 2016 không những không giảm đi mà thậm chí còn tăng lên. Nợ xấu phải dùng ngân sách nhà nước thì mới có thể xử lý được, còn nếu không dùng cách này thì nợ xấu không thể giải quyết được. Như vậy, nhiệm vụ trong năm 2017 khá nặng nề khi nợ xấu vẫn là vấn đề khá nan giải, cần phải có phương án giải quyết nhanh chóng và kịp thời hơn. Đây cũng là khoảng thời gian VAMC chờ những cơ chế xử lý nợ được bổ sung. Thực tế, đã có sự phối hợp giữa VAMC với NH trong giải quyết nợ xấu, nhưng vì còn nhiều vướng mắc trong cơ chế, hiện công tác xử lý nợ vẫn phụ thuộc khá nhiều vào sự chủ động của NH. Ngoài bán nợ cho VAMC, bản thân từng NH cũng cần phải áp dụng những giải pháp để thu hồi nợ xấu. Hiện VAMC đang xây dựng kế hoạch mua các khoản nợ theo giá thị trường, thay vì bằng TPĐB, hướng đến

hình thành một thị trường mua bán nợ tại Việt Nam. Thị trường cũng chờ đợi những cơ chế mới về xử lý TSĐB, có như vậy mới kỳ vọng có được bước tiến thực chất

Một phần của tài liệu 1427 xử lý nợ xấu qua VAMC tại các NHTM CP việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w