5. BỐ CỤC LUẬN VĂN
1.3.6. Công ty quản lý tài sản và hành vi rủi ro đạo đức
Các hoạt động cho vay của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi khả năng chuyển giao
nợ xấu đến AMCs. Hơn nữa, nó còn bị ảnh hưởng bởi các điều khoản và điều kiện của việc chuyển giao như vậy. Nếu các ngân hàng chuyển giao hết nợ xấu ở mức chi phí thấp thì việc này có thể dẫn đến hành vi rủi ro đạo đức tại các công ty quản lý tài sản tư nhân và các công ty quản lý tài sản nhà nước.
Đối với AMCs tư nhân: Khi nợ xấu tăng và tín dụng ngân hàng bị co rút lại thì việc cơ cấu lại nợ xấu sẽ đặt một gánh nặng trên vai của các nhà quản lý ngân hàng. Trong trường hợp này, việc chuyển giao nợ xấu ra khỏi ngân hàng cho thấy tính hiệu quả của việc xử lý nợ xấu và tạo điều kiện thuận lợi để tín dụng mới tăng trưởng. Ở Thái Lan, giai đoạn 1998 - 2001, 12 AMC tư nhân được thành lập. Mười trong số đó là những công ty con được dùng để mua lại các khoản nợ xấu từ các ngân
hàng tư nhân mẹ. Hai công ty còn lại được dùng để mua lại các khoản nợ từ các ngân
hàng khác. Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy, hầu hết các ngân hàng mẹ này đã không chuyển giao nợ xấu với số lượng lớn đến AMCs. Điều này là do nợ xấu được chuyển giao vẫn còn được phản ánh trong các báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng mẹ. Cho dù nợ xấu không còn trong báo cáo tài chính của ngân hàng mẹ thì trái phiếu được dùng để mua lại các khoản nợ xấu cũng có rủi ro liên quan đến sự thành công hay thất bại của các công ty con trong việc xử lý các khoản nợ xấu này. Vì vậy mà các ngân hàng tư nhân ít có động lực để chuyển giao nợ xấu.
của việc chuyển giao tài sản là tái cấp vốn cho các ngân hàng này hơn là tối đa hóa việc phục hồi lại giá trị của nợ xấu. Quỹ Phát triển các Định chế tài chính (FIDF) sở hữu các công ty quản lý tài sản và đảm bảo trái phiếu được dùng để mua nợ xấu từ các ngân hàng thương mại nhà nước. Quyết định giá cả và tiêu chí lựa chọn nợ xấu không đến nỗi quá khắt khe, song phần lớn là dựa vào nhu cầu tái cấp vốn của các ngân hàng và không dựa vào chất lượng của tài sản. Điều này cho thấy các ngân hàng
có thể ung dung tự tại đối với việc thành lập các AMCs này. Việc chuyển giao nợ xấu
đến AMCs đã không tạo ra các động lực cho các ngân hàng để xem xét và điều chỉnh
hành vi cho vay của mình, bởi lẽ, không có hình phạt nào được áp dụng cho việc chuyển giao này. Ngoài ra, do AMCs Nhà nước không bị đòi hỏi phải công bố thông tin nên không có khả năng phân tích tính hiệu quả của việc xử lý nợ xấu.
TAMC - Công ty quản lý tài sản cho các loại hình ngân hang của Thái Lan: Khoảng cuối năm 2000, nợ xấu trong toàn hệ thống vẫn còn rất cao và tiến trình cơ cấu lại nợ vẫn còn chậm chạp. Đảng chính trị Thái Lan đã thắng trong cuộc bầu cử đã ban hành Nghị định khẩn cho việc thành lập TAMC vào tháng 6/2001.Tương tự như AMCs quốc doanh, TAMC thanh toán các khoản nợ xấu bằng trái phiếu do TAMC phát hành có kỳ hạn 10 năm và được FIDF bảo lãnh phát hành. Nhưng vào thời điểm đó, giá chuyển nhượng được xác định dựa trên giá trị tài sản thế chấp hơn là nhu cầu tái cấp vốn của ngân hàng. Các động lực rủi ro đạo đức từ TAMC dường như không có ý nghĩa, do các bên liên quan chia sẻ lợi nhuận và rủi ro với nhau. Nếu có xảy ra thì rủi ro đạo đức có thể đến từ các trường hợp sau: Thứ nhất, nếu ngân hàng có thông tin nội gián rằng là các khoản nợ xấu chắc chắn sẽ mất vốn do hầu hết các khoản thua lỗ đều do TAMC gánh chịu, ngân hàng chỉ chịu 30% của giá chuyển nhượng. Thứ hai, nếu chiến lược tái cấu trúc của TAMC không nghiêm và áp đặt ít tổn thương lên vai người vay. Tóm lại, có 3 mức độ khác nhau về rủi ro đạo đức
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1:
Như vậy, nợ xấu gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho toàn bộ các chủ thể trong nền kinh tế. Không chỉ riêng gì ở Việt Nam mà các nước trên thế giới vẫn đang tích cực tìm kiếm cho mình những cách thức và phương hướng xử lý nợ xấu khác nhau. Việc thành lập một công ty chuyên về mua bán và xử lý nợ là điều cần thiết để giảm bớt phần nào gánh nặng về xử lý nợ xấu cho các NHTM tại Việt Nam.
Qua nghiên cứu chương 1, luận văn đã nêu được lý thuyết chung về nợ xấu và
xử lý nợ xấu trong hoạt động của NHTM cũng như kinh nghiệm của các quốc gia trên
Nnốm4 □ No Nhóm
3 8.430.637.767CHƯƠNG 2: THựC TRẠNG NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU QUA VAMC6.382,481,583 6,620.714 047 8,495.409.6∞
2.1. BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA CÔNG TY QUẢN LY TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM (VAMC)
Nợ xấu tại các tổ chức tín dụng là vấn đề phổ biến trong khu vực cũng như trên thế giới. Tùy vào trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia và mức độ kiểm soát mà nợ xấu ở mức cao hay thấp. Tại Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc duy trì ở mức độ từ 1% trở xuống. Đa số các nước duy trì ở mức gần 3%, mức được coi là an toàn đối với hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, tại thời điểm năm 2012 Việt Nam có tỷ lệ nợ xấu ở mức cao so với khu vực cùng với Pakistan, Nga.
Biểu đồ 2. 1: Tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam so với khu vực (%, năm 2012)
Tỷ lệ nợ xấu Việt Nam so với khu vực ngày 30/9/2012 theo tính toán của NHNN
(Nguồn WB, SBV)
Tại thời điểm 30/9/2012, tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam là 17.2%, cao nhất so với các nước trong khu vực. Số nợ xấu của Việt Nam tại thời điểm 30/9/2012 là 465.328 tỷ VND; tương đương 14.3% GDP năm 2012.
Năm 2012 và 06 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ nợ xấu của các TCTD trong nước tăng cao tạo thành “cục máu đông” làm tắc nghẽn dòng tín dụng trong nền kinh tế Việt Nam.
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo định kỳ các TCTD tính đến 30/06/2013)
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nợ xấu của hệ thống Ngân hàng thời điểm 30.06.2013: 30,000,000.000 0 25,000,000.000 0 20,000,000,000 0 15,000,000.000 O 10,000,000 OOOO 5,000,000,000 0 OO
Khách hàng sử dụng vốn vay không hiệu quả, NH thẩm định không tốt, điều kiện cho vay lỏng lẻo, các quy định của cơ quan quản lý không đầy đủ, chặt chẽ... là những nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng khá mạnh trong 6 tháng đầu năm 2013.
Tại thời điểm 30/6/2013, SHB là NH có tỷ lệ nợ xấu cao nhất với con số 5.288
tỷ đồng, chiếm 9,04% tổng dư nợ (do phải xử lý một số khoản nợ cho vay đồng tài trợ của Habubank trước kia với các tổ chức tín dụng khác quá hạn). Tình hình nợ xấu
của các NH có chiều hướng tăng trong 6 tháng đầu năm 2013 cả về tuyệt đối và tương
đối, cả về số lượng lẫn chất lượng của nợ xấu. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank là đáng báo động nhất, với tỷ lệ nợ xấu tăng gấp đôi. Trong cơ cấu nợ xấu của các NH, nợ nhóm 5 gia tăng liên tục. Ngày 30/6/2013, nợ nhóm 5 đã chiếm gần 50% tổng nợ xấu. Đây là một xu hướng không mấy bất ngờ khi mà nền kinh tế vẫn còn đang trong thời điểm khó khăn chưa thoát khỏi thời kỳ trì trệ.
Thực trạng nợ xấu của các TCTD cho thấy tình trạng nợ xấu đang ở mức báo động trong nền kinh tế, nó được ví như “cục máu đông” làm tắc nghẽn cả hệ thống tài chính. Sự tồn tại của nợ xấu có thể tác động tiêu cực đến nhiều mặt. Trước hết, làm tắc nghẽn dòng tín dụng ra nền kinh tế. Đây là một trong những điểm nghẽn lớn nhất tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế, làm cho sản xuất, kinh doanh và thị trường
gặp khó khăn, doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, thậm chí nhiều doanh nghiệp bị ngừng hoạt động, phá sản. Nợ xấu cũng làm cho lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại ở mức cao trong thời gian dài. Trước thực trạng như vậy, việc đề ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề nợ xấu là cần thiết hơn bao giờ hết. Nhieu giải pháp
được đưa ra như thực hiện chứng khoán hóa nợ xấu, tái cấu trúc các khoản nợ, ... Ngân hàng nhà nước cũng tích cực đưa ra các quy định nhằm giải quyết, ngăn chặn
có trách nhiệm hơn, phải thực hiện quyết liệt hơn vấn đề giải quyết nợ xấu, cũng như cẩn trọng hơn trong quá trình kinh doanh. Bên cạnh đó còn có thể kể tới Thông tư số 26/2012/TT-NHNN hướng dẫn thủ tục chấp thuận của NHNN đối với việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước và nước ngoài của tổ chức tín dụng cổ phần với quy định TCTD nợ xâu từ 3% trở lên không được niêm yết. Việc bị hủy niêm yết cũng đồng nghĩa với việc khả năng huy động vốn của TCTD bị thu hẹp, cơ hội quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp cũng bị hạn chế... Những quy định trên cho thấy, NHNN nước đang rất chú trọng nâng cao trách nhiệm, chất lượng hoạt động
của các TCTD để có thể giải quyết vấn đề nợ xấu tận gốc.
Đứng trước tình hình nợ xấu tăng cao, NHNN Việt Nam đã tiến hành thành lập VAMC vào ngày 09/7/2013 với số vốn điều lệ 500 tỷ đồng. VAMC được kì vọng sẽ trở thành công cụ hữu ích cho quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, đẩy nhanh xử lí nợ xấu trong hệ thống các NH trong bối cảnh kinh tế vừa thoát khỏi suy thoái.
2.2. TỔNG QUAN VỀ VAMC
2.2.1. Khái niệm về VAMC
Công ty Quản lý tài sản VAMC (tiếng Anh: VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY) có tên đầy đủ là CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
VIỆT NAM, được thành lập và hoạt động theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1459/QĐ-NHNN ngày 27/06/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nguyễn Văn Bình, vốn điều lệ của công ty là 500 tỷ đồng.
Công ty này do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.Nghị định số 34/2015/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 31/03/2015, theo đó vốn điều lệ VAMC sẽ tăng lên thành 2 ngàn tỷ đồng. Những hoạt động chính của công ty:
b. Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm;
c. Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp,
vốn cổ phần của khách hàng vay;
d. Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã
được Công ty Quản lý tài sản thu nợ;
e. Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên
quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo
đảm tiền vay;
f. Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản; g. Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần; h. To chức bán đấu giá tài sản;
i. Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng;
j. Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của VAMC sau khi được
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép.
VAMC được ủy quyền cho các tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện các hoạt động được nêu tại điểm b, c, d, e.
Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của VAMC: • Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013 của Chính phủ về thành lập, tổ
chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;
• Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31/03/2016 của Chinh phủ về việc sửa đổi, bổ
• Thông tư số 14/2015/TT-NHNN ngày 28/08/2015 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013;
• Thông tư số 20/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013 quy định về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của VAMC • Chức năng của VAMC:
Sau khi chính thức đi vào hoạt động, VAMC từng bước thực hiện các chức năng của mình, đó là: Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng ; thu hồi nợ, đòi nợ và xử
lí, bán nợ và tài sản đảm bảo; quản lí các khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát chúng để đạt được hiệu quả xử lí nợ xấu một cách tốt nhất; cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay; bảo lãnh vay vốn; thực hiện đầu tư, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê TSĐB mà đã được VAMC thu nợ, hay tư vấn, môi giới, bán nợ và tài sản. Qua việc thực hiện tốt những chức năng này, VAMC hứa hẹn sẽ khơi thông dòng chảy vốn, lành mạnh hóa hệ thống tài chính NH, thúc đẩy kinh tế phát triển
• Nhiệm vụ của VAMC
Ngày 10/01/2017 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), ông Lê Minh Hưng đã ký ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu.
Mục tiêu của Chỉ thị này nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; giữ vững và tiếp tục nâng cao mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống các TCTD; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và trật tự, kỷ cương đi đôi với việc tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng; tiếp tục cơ cấu lại về tài chính, hoạt động,
quản trị của TCTD theo các hình thức, biện pháp và lộ trình phù hợp với đặc điểm cụ
đảm quyền lợi người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống; kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng gắn với tăng cường xử lý nợ xấu theo nguyên tắc thị trường; hoàn thiện hành lanh pháp lý hỗ trợ xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD; việc xử lý nợ xấu phải gắn với việc triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng của các TCTD; phát huy vai
trò của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) trong việc xử lý nợ xấu để bảo đảm duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn, bền vững.
Chỉ thị đã giao nhiệm vụ và giải pháp cụ thể đối với các đơn vị thuộc NHNN, VAMC và các TCTD. Trong đó, có 9 nhiệm vụ Thống đốc yêu cầu VAMC tập trung triển khai:
(i) Rà soát, phân loại, đánh giá lại các khách hàng vay, tài sản bảo đảm và các
khoản nợ đã mua để xác định khả năng thu hồi nợ và có giải pháp xử lý phù hợp; (ii) Trien khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp mua, bán, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường theo quy định của pháp luật và phương án được duyệt, đồng thời áp
dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong việc mua bán nợ theo cơ chế thị trường; (iii) Phối hợp với TCTD bán nợ khởi kiện khách hàng vay chây ỳ, không hợp tác trong việc trả nợ, đồng thời phối hợp với cơ quan thi hành án và cơ quan chức năng trong quá trình thu giữ tài sản và thi hành các bản án đã có hiệu lực;