Sự cần thiết của công ty quản lý tài sản

Một phần của tài liệu 1427 xử lý nợ xấu qua VAMC tại các NHTM CP việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 44)

5. BỐ CỤC LUẬN VĂN

1.3.1. Sự cần thiết của công ty quản lý tài sản

Trong tất cả các biện pháp xử lý nợ xấu được các TCTD áp dụng, thì biện pháp

quản lý nợ và khai thác tài sản. Do đó nhu cầu thành lập AMC để chuyên môn hoá việc quản lý nợ, xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các khoản nợ của NH là một nhu cầu thực

tế và thiết yếu.

Một AMC được thành lập với mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng kèm theo cấu trúc chặt chẽ sẽ là tiền đề cho hy vọng mang lại hiệu quả hoạt động cần thiết trong việc giải quyết vấn đề nợ xấu. Công ty này được lập ra dưới kỳ vọng có thể tối đa hoá giá trị phục hồi của các khoản nợ xấu với chi phí thấp nhất cho ngân sách nhà nước và trách nhiệm đóng thuế của người dân, chuyên nghiệp hóa hoạt động quản lý, xử lý nợ quá hạn của toàn hệ thống, góp phần xử lý nợ xấu nhanh chóng và hiệu quả; Cơ cấu lại nợ tồn đọng, tiếp nhận quản lý các khoản nợ tồn động của NH bằng các biện pháp: giãn nợ, miễn giảm lãi suất, đầu tư thêm, chuyển đổi nợ thành vốn góp..., Từng

bước phát triển hoạt động mua bán nợ; quản lý, kinh doanh tài sản...Dựa vào các nhiệm vụ ưu tiên đã được hoạch định sẵn, định chế AMC có thể hoạt động với chức năng là một công cụ thanh lý nhanh các khoản nợ xấu và các tài sản khác kèm theo hoặc tái cấu trúc (trong trung hạn) hệ thống các doanh nghiệp có trong danh mục nợ xấu mà AMC quản lý. Đe hoạt động thật sự mang lại hiệu quả thì một AMC nên chủ yếu tập trung vào việc bán các khoản nợ xấu, không nên bị chi phối và phân tán nguồn

lực vào công việc tái cấu trúc.

Phần lớn các AMC công tại các nước Đông Á trong thời kỳ khủng hoảng tài chính khu vực đã được xây dựng theo đuổi mô hình đa mục tiêu: gấp rút bán, thanh lý nợ xấu đồng thời với thực hiện tái cấu trúc. Tại Hàn Quốc, vai trò tái cấu trúc doanh

nghiệp của KAMCO - Công ty quản lý tài sản nợ thuộc Ngân hàng phát triển Hàn Quốc trong quá trình giải quyết một danh mục nợ xấu khổng lồ là rất rõ ràng cho dù nhiệm vụ mấu chốt được đề ra ngay từ khi AMC này được thành lập là giải quyết nợ xấu càng sớm càng tốt.

Tại các quốc gia khác trong khu vực Đông Á trong giai đoạn này, danh mục các nhiệm vụ chính của AMC được đúc kết từ kết quả của việc thực thi các chính sách đặt ra ngay từ đầu khi thành lập AMC IBRA - cơ quan AMC công tại Indonesia được thành lập ngay từ năm 1998 với mục tiêu ban đầu là tập trung hơn vào tái cấu trúc doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước áp lực phải nhanh chóng thanh lý các khoản nợ xấu để tài trợ cho một ngân sách ngày càng bị thâm hụt, IBRA đã phải tiến hành bán các khoản nợ xấu chưa được tái cấu trúc kể từ đầu năm 2002.

Tương tự IBRA tại Trung Quốc, sau bốn năm giành rất nhiều thời gian và nguồn lực cho việc tái cấu trúc hàng trăm doanh nghiệp Nhà nước cỡ lớn (chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị các khoản nợ xấu được bốn AMC này mua) chủ yếu thông qua nghiệp vụ biến các khoản nợ thành cổ phần tại các doanh nghiệp này, bốn AMC công của Trung Quốc sau đó đã tập trung hơn vào việc bán và thanh lý các khoản nợ xấu thông qua các công cụ khác nhau.

Trong khi đó tại Nhật Bản, do được xây dựng với vai trò là một cơ quan thu gom nợ xấu AMC công của quốc gia này là RCC đã chỉ áp dụng một biện pháp chính

là tập trung tối đa thu hồi các khoản nợ xấu. Chỉ sau khoảng ba năm kể từ ngày thành

lập thì vai trò tham gia vào việc tái cấu trúc doanh nghiệp mới được thêm vào trong chức năng hoạt động của RCC.

Một phần của tài liệu 1427 xử lý nợ xấu qua VAMC tại các NHTM CP việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w