Các biện pháp cơ bản xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu 1427 xử lý nợ xấu qua VAMC tại các NHTM CP việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35)

5. BỐ CỤC LUẬN VĂN

1.2.2. Các biện pháp cơ bản xử lý nợ xấu

a. Tái cơ cấu lại các khoản nợ

Cơ cấu lại nợ là biện pháp được sử dụng khi một khoản nợ đến kỳ hạn trả nợ nhưng ngân hàng đánh giá khách hàng khó có khả năng trả nợ cho ngân hàng theo lịch trả nợ đã ký trước đó do khách hàng gặp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, nếu ngân hàng đánh giá khách hàng có triển vọng phục hồi hoạt động kinh

doanh cũng như khả năng trả nợ, ngân hàng cần phải mạnh dạn và chủ động tái cơ cấu lại nợ, hỗ trợ doanh nghiệp. Cơ cấu lại nợ là việc ngân hàng thực hiện điều chỉnh

lại kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, miễn, giảm một phần hoặc toàn bộ sô tiền lãi đã quá hạn

thanh toán mà khách hàng vay vốn chưa có khả năng chi trả, điều chỉnh lãi suất khoản

nợ phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng vay và điều kiện thị trường.

Thông tư 39/2016/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành mới đây quy định rõ về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và nợ quá hạn của các tổ chức tín dụng.

Theo Thông tư này, tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng

và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

Cụ thể, khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc

lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi.

Trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có

khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định

sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.

Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận.

Ve nợ quá hạn, Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định tổ chức tín dụng chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ;

thông báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn.

Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm số dư nợ gốc bị quá hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn.

Việc cơ cấu lại nợ có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm việc thay đổi kỳ hạn trả nợ, thời gian trả nợ, số lần trả nợ, số tiền trả nợ từng lần...; huy động các nhà cho vay khác tham gia tài trợ một phần hay toàn bộ dự án; vốn hóa một phần hay toàn bộ khoản vay. Doanh nghiệp có thể thực hiện một số hay toàn bộ hình thức trên.

Các ngân hàng có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với thực tế này. Một số ngân hàng thì chủ động trong việc tiếp cận với khách hàng vay gặp khó khăn, tìm cách hỗ trợ cơ cấu lại các khoản nợ của khách hàng, qua đó giúp khách hàng trong

sự phục hồi của nền kinh tế trong tương lai; nhờ đó tối đa hóa khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

Một số ngân hàng khác thì ngược lại, họ rất ngần ngại trong việc cơ cấu lại nợ

cho khách hàng, vì lý do này hay lý do khác. Việc tối đa hóa quá trình thu hồi nợ, thu

được nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất đối với họ là vấn đề cần quan tâm hàng đầu.

Việc cố gắng thu nợ trong thời gian ngắn nhất có thể giúp ngân hàng giảm rủi ro, chi phí trong tương lai, nhưng cũng có thể dẫn đến việc các khách hàng hoạt động

khó khăn hơn do phải cố gắng trả nợ, mặt khác ngân hàng cũng không có khả năng tận thu tối đa số tiền đã cho vay trong trường hợp các tài sản của khách hàng vay không bù đắp được số tiền đã cho vay. Xét trên khía cạnh khác, việc tạo điều kiện cơ cấu nợ cho khách hàng trong tương lai sẽ làm tăng rủi ro về mặt lâu dài cho ngân hàng do thời gian thu hồi nợ tăng lên.

Hơn nữa, cơ cấu lại nợ luôn đi liền với việc doanh nghiệp phải thực hiện tái cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh của mình để có thể tăng khả năng trả nợ và phát

triển trong tương lai. Việc cơ cấu lại nợ mà không gắn liền với những thay đổi trong doanh nghiệp thì cũng chỉ là “bình mới, rượu cũ”, không làm tăng được khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Các ngân hàng cần lưu ý đến việc tạo điều kiện cho việc thay đổi, tái cơ cấu trên có thể thực hiện được và hoàn thành trong thời gian ngắn nhất.

Mặt khác, cũng cần quan tâm đến việc tất cả các khách hàng cần được đối xử bình đẳng trong quan hệ tín dụng của ngân hàng. Điều này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của ngân hàng trên thị trường. Các thông tin không tốt có thể lan truyền rất nhanh và sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

khoản vay được cơ cấu lại cũng sẽ phải phân loại sang nhóm nợ có rủi ro hơn và cần phải có thời gian thử thách trước khi được phân loại lại về nhóm nợ có ít rủi ro hơn. Việc này qua đó ảnh hưởng đến số dự phòng cần phải trích lập trong năm của ngân hàng và cuối cùng là lợi nhuận của ngân hàng. Điều này cũng có ảnh hưởng đến

quyết định của các ngân hàng trong việc thực hiện việc cơ cấu lại nợ cho các khách hàng vay.

Đe hài hòa tất cả các vấn đề nêu trên không phải là dễ dàng. Trong bối cảnh các ngân hàng ngày càng chuyên môn hóa và việc tối đa hóa lợi nhuận, giảm chi phí đang là bài toán hàng đầu cần được quan tâm, thì việc huy động các nguồn lực bên ngoài để xử lý các khoản cho vay có vấn đề này càng trở nên cần thiết nhằm giảm khối lượng công việc trong ngân hàng. Do đó, có sự hỗ trợ của các nguồn lực bên ngoài ngân hàng trong việc cân nhắc các giải pháp cơ cấu lại nợ sẽ trở nên cần thiết hơn. Các tổ chức tư vấn bên ngoài có nguồn lực, kinh nghiệm và chuyên môn cao trong việc xử lý các khoản vay có vấn đề có khả năng đề xuất những phương án khác

nhau trong việc cơ cấu lại nợ, cũng như đánh giá được các lợi ích, chi phí có liên quan

đến từng phương án để ngân hàng và khách hàng cùng cân nhắc, thống nhất.

b. Mua, bán nợ

Mua, bán nợ là hoạt động kinh tế để trao đổi và chuyển giao phần tài sản, đặc biệt là các “khoản nợ phải thu” từ đối tượng này sang đối tượng khác. Thực chất, đó là việc chuyển nhượng lại “quyền thu hồi nợ” từ một “khoản nợ phải thu” của bên bán nợ (chủ nợ) đối với khách nợ sang cho bên mua nợ để bên mua nợ trở thành chủ nợ mới của bên khách nợ. Thông thường, để mua lại một khoản nợ, theo quy trình, công ty mua bán nợ sẽ mua khoản nợ (có thế chấp) sau đó xử lý tài sản đó thông qua định giá và bán đấu giá công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong trường hợp công ty mua bán nợ này bán những tài sản này ra ngoài thị trường cao

được công ty mua nợ tính toán kỹ hơn, nhằm dự phòng những phương án rủi ro. Các cách xử lý có thể tiến hành như đòi, giãn nợ hoặc cũng có thể chuyển nợ thành vốn góp. Ngoài ra nếu doanh nghiệp có phương án làm ăn hiệu quả nhưng vì thiếu vốn công ty mua bán nợ sẽ đầu tư vào đơn vị đó để họ tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, sau đó sẽ thu hồi nợ. Như vậy, doanh nghiệp nợ sẽ có nhiều lợi ích, mà tài sản

Nhà nước thì không bị chảy ra ngoài.

Thông qua hoạt động mua, bán nợ giúp các doanh nghiệp giải phóng được lượng “vốn chết” trở lại thành vốn hoạt động, làm trong sạch tình hình tài chính để cổ phần hóa, tăng giá trị doanh nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh để phát triển. Nhiệm vụ chính của Công ty là mua các khoản nợ và tài sản tồn đọng của các doanh nghiệp (kể cả quyền sử dụng đất) để bảo đảm cho các khoản nợ bằng các hình thức: Thỏa thuận trực tiếp, đấu giá hoặc theo chỉ định của các cấp có thẩm quyền. Theo quy định, những tài sản nợ đọng được bán dưới 3 hình thức: Công ty tự bán công khai; bán qua trung tâm bán đấu giá và bán cho công ty mua, bán nợ của Nhà nước.

Như vậy, để xử lý nợ xấu theo phương thức mua, bán nợ bắt buộc phải có các yếu tố:

Thứ nhất là Thị trường mua bán nợ: Là nơi mà các khoản nợ được phát hành và trao đổi. Hàng hóa giao dịch trên thị trường mua bán nợ là các khoản nợ có thể dưới dạng tài sản nợ hoặc chứng khoán nợ

Thứ hai là Các tổ chức, cá nhân trên thị trường mua bán nợ: Đối với thị trường

mua bán nợ thông thường thì các chủ thể tham gia trên thị trường gồm: Doanh nghiệp

vay nợ (doanh nghiệp phát hành); Nhà đầu tư; Các tổ chức trung gian tham gia tạo lập thị trường

Đối với thị trường mua bán nợ xấu thì chủ thể tham gia thị trường cũng chia làm 3 nhóm:

- Nhóm các chủ thể tham gia mua nợ: Các công ty mua bán nợ chuyên nghiệp như DATC; công ty quản lý tài sản (AMC); Các doanh nghiệp mua nợ nhằm chiếm lĩnh thị trường, thâm nhập một ngành hàng sản xuất mới, các quỹ đầu tư

tà chính...

- Nhóm các đơn vị tham gia tư vấn, trung gian tạo lập thị trường, doanh nghiệp thực hiện định mức tín nhiệm.

Thứ 3 là hàng hóa trên thị trường mua bán nợ: Chính là các tài sản liên quan đến quyền sở hữu, quyền định đoạt các tài sản đảm bảo liên quan đến khoản nợ

Thứ 4 là hành lang pháp lý: Cần có một hệ thống chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động mua bán nợ rõ ràng, cụ thể để đảm bảo thị trường được vận hành tốt.

c. Xử lý tài sản đảm bảo

Ve nguyên tắc, khi khách hàng không trả được nợ vay đến hạn mà không được

cơ cấu nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ) và không còn nguồn trả nợ, thì bên cho vay (bên nhận bảo đảm - ngân hàng) có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật.

Điều 299, Bộ luật dân sự 2015 quy định các trường hợp mà bên nhận bảo đảm

có quyền xử lý tài sản bảo đảm. Các trường hợp này bao gồm: (1) Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. (2) Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. (3) Trường hợp

khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

Hệ thống tài sản đảm bảo, ngân hàng nhận được từ khách hàng có thể tạm thời

cụ thể là từ trình độ, tư duy, kinh nghiệm của cán bộ ngân hàng khi nhận và xử lý tài sản đảm bảo.Thứ hai là vướng mắc từ nguyên nhân pháp lý do thủ tục hành chính phức tạp, cơ chế pháp lý không phù hợp và thứ ba do một số nguyên nhân khách quan.

Ve nguyên nhân chủ quan, nhiều ngân hàng hiện nay không có quản lý chặt chẽ về quy định chính sách bảo đảm, cũng như công cụ quản lý thông qua hệ thống quy định, quy trình bài bản, hợp đồng, biểu mẫu rõ ràng, không chú trọng đào tạo, tập huấn cho cán bộ tín dụng, dẫn tới khi nhận tài sản đảm bảo không thẩm định được

nguồn gốc kỹ lượng về vấn đề sở hữu.

Việc xử lý hiệu quả TSBĐ đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật được xây dựng một cách đồng bộ, minh bạch, phù hợp, tôn trọng quyền chủ nợ hợp pháp, chính đáng

của bên cho vay, tạo lập được khuôn khổ pháp lý cho các bên liên quan, đặc biệt là chủ nợ thực thi được quyền hợp pháp của mình theo thỏa thuận, thiết lập được cơ chế, cách thức cho phép các bên lựa chọn được cách xử lý nhanh chóng, thuận tiện, tối đa hóa được giá trị thu nợ từ tài sản đảm bảo. Đồng thời, hệ thống pháp luật này phải được các cơ quan, tổ chức liên quan, các bên tham gia giao dịch thực hiện nghiêm

minh.

d. Sử dụng trích lập dự phòng

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của

tổ chức tín dụng

thể. Dự phòng chung được tính bằng 0,75% giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm

4. Dự phòng cụ thể tủy theo cấp độ rủi ro mà tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro: nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) không cần trích lập; nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) 5%; nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn) 20%; nhóm 4 (nghi ngờ) 50%; nhóm 5 (có nguy cơ mất vốn) 100%. Mức dự phòng cũng phụ thuộc vào loại và giá trị tài sản bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm càng lớn thì mức dự phòng phải trích càng nhỏ.

Như vậy, nếu một ngân hàng có tỷ lệ này càng cao chứng tỏ rủi ro tín dụng càng

cao vì dự phòng trích lập nhiều. Điều này làm tăng chi phí của ngân hàng dẫn đến làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí còn gây thua lỗ.

Mức trích dự phòng rủi ro này không phải quá thấp, nhưng đặt trong bối cảnh nợ xấu toàn hệ thống rất lớn hiện nay và con số lợi nhuận lớn của các NH khiến nhiều

chuyên gia đặt dấu hỏi. Trích lập dự phòng đang tăng lên, đồng nghĩa việc bảo đảm an toàn cho ngân hàng đang lớn hơn sức ép lợi nhuận từ cổ đông, quản lý của Nhà nước về dự phòng rủi ro cũng đang chặt chẽ hơn.

Có thể thấy vấn đề lợi nhuận đang là khó khăn chung của toàn ngành ngân hàng. Tong cầu yếu, hàng tồn kho của doanh nghiệp ngày một nhiều khiến ngân hàng

không dám cho vay vì sợ gia tăng tỷ lệ nợ xấu. Nếu trích lập dự phòng đầy đủ thì các

ngân hàng khả năng sẽ không có lãi như công bố. Vì vậy mà biện pháp sử dụng trích lập dự phòng là một giải pháp mà các NHTM rất hạn chế sử dụng trong việc xử lý nợ xấu

1.3. CÔNG TY QUẢN LY TÀI SẢN

1.3.1. Sự cần thiết của công ty quản lý tài sản

Trong tất cả các biện pháp xử lý nợ xấu được các TCTD áp dụng, thì biện pháp

quản lý nợ và khai thác tài sản. Do đó nhu cầu thành lập AMC để chuyên môn hoá việc quản lý nợ, xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các khoản nợ của NH là một nhu cầu thực

tế và thiết yếu.

Một AMC được thành lập với mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng kèm theo cấu trúc chặt chẽ sẽ là tiền đề cho hy vọng mang lại hiệu quả hoạt động cần thiết trong việc giải quyết vấn đề nợ xấu. Công ty này được lập ra dưới kỳ vọng có thể tối đa hoá giá trị phục hồi của các khoản nợ xấu với chi phí thấp nhất cho ngân sách nhà nước và

Một phần của tài liệu 1427 xử lý nợ xấu qua VAMC tại các NHTM CP việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w