Nguyên nhân của nợ xấu

Một phần của tài liệu 1427 xử lý nợ xấu qua VAMC tại các NHTM CP việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27 - 33)

5. BỐ CỤC LUẬN VĂN

1.1.3. Nguyên nhân của nợ xấu

Ve lý thuyết, nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của các ngân hàng thường được nhìn nhận từ các góc nhìn sau:

a. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Thứ nhất: Chính sách tín dụng không hợp lý và không rồ ràng

Quá đặt nặng vào mục tiêu lợi nhuận dẫn đến tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng hoặc cho vay tập trung vào những lĩnh vực có rủi ro cao, danh mục cho vay thiếu đa dạng dẫn đến hạn chế phân tán rủi ro. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng gây sức

ép làm cho việc đầu tư tín dụng của ngân hàng chạy theo số lượng mà không đảm bảo chất lượng.

Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình một chính sách tín dụng riêng. Chính sách tín dụng là chính sách trong đó quy định rõ:

Vai trò trách nhiệm của từng bộ phận như: Bộ phận giao dịch khách hàng, bộ phận thẩm định, bộ phận xét duyệt, kiểm tra, kiểm soát....

Các loại khách hàng và đối tác gồm: Khách hàng là pháp nhân, khách hàng cá

nhân

Sản phẩm tín dụng và các sản phẩm có độ rủi ro cao: Sản phẩm tín dụng gồm cho vay tiêu dùng, cho vay hạn mức, cho vay từng lần, cho vay đầu tư dự án (hay

phân theo thời gian: cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn). Các loại sản phẩm có độ rủi ro cao như: các dạng cho vay liên tục, cho vay tín chấp,... Tùy mức độ rủi ro của sản phẩm mà quy định mức lãi suất cho vay.

Quy trình tín dụng: là các bước để có thể cấp tín dụng cho một khách hàng, bao gồm các khâu: thu thập hồ sơ, thẩm định khoản vay, quyết định cho vay, các cấp phê duyệt, giải ngân, theo dõi và giám sát sau giải ngân, thu hồi khoản vay.

Các quy định về tài sản thế chấp: Quy định tài sản nào ngân hàng chấp nhận nhận thế chấp, cầm cố và tỷ lệ cho vay đối với các loại tài sản bảo đảm đó.

Các quy định về kiểm tra, giám sát, kiểm soát sau khi cho vay

Rõ ràng, chính sách tín dụng khoa học là chính sách được đề ra dựa trên mục tiêu, chiến lược của ngân hàng, quy chế cho vay của NHNN. Chính sách tín dụng là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của ngân viên ngân hàng, giúp ngân hàng đạt được mục tiêu lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Do đó, nếu chính sách tín dụng không rõ ràng cũng như không phù hợp với mục tiêu, chiến lược của ngân hàng và không phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế thì sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng.

Thứ hai: Năng lực quản trị rủi ro tại các ngân hàng còn yếu kém.

Việc tập trung mở rộng tín dụng nhưng lơ là quản trị rủi ro tín dụng khiến cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng trở nên thiếu bền vững. xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng mang tính chất chủ quan. Các ngân hàng chưa xây dựng được đo lượng hóa rủi ro; phân loại nợ chưa chính xác; thiếu hệ thống, phân tích đánh giá khách hàng một cách đầy đủ, khách quan, đúng đắn. Hệ thống quản trị rủi ro ngân hàng phải đảm bảo được các yếu tố sau:

Tạo được văn hóa quản lý rủi ro tại ngân hàng: tất cả mọi thành viên ngân hàng đều nhận biết được rủi ro tiềm ẩn tại bộ phận của mình, có sự phân cấp, phân quyền trong công việc, đảm bảo công việc đạt hiệu quả cao, tránh rủi ro khi để một người có quá nhiều quyền và thực hiện quá nhiều nghiệp vụ liên quan đến nhau.,...

pháp đánh giá nhằm quản lý rủi ro.

Xây dựng mô hình lượng hóa rủi ro, đưa ra giới hạn tối đa cho một khách hàng,

một ngành, một lĩnh vực,... để quản trị rủi ro đạt hiệu quả cao nhất.

Xây dựng hệ thống thông tin hiện đại đảm bảo các thông tin được cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác nhất. Neu thông tin nghèo nàn thì việc so sánh các chỉ tiêu trong cùng một ngành cũng như thông tin về tình hình tài chính cá nhân, doanh nghiệp đến vay ngân hàng là rất khó khăn. Điều này dẫn đến nhận định sai về khách hàng gây ra rủi ro tín dụng.

Thứ ba: Do trình độ chuyên môn và phẩm chất, đạo đức cán bộ yếu kém

Nhân tố con người ở đây là nhân viên ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng, trình độ, phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng khoản vay, trình độ kém hoặc có trình độ nhưng cố tình làm sai vì một lý do nào đó được thể hiện qua các khâu của quy trình cho vay.

Khâu thẩm định trước khi cho vay: Việc thu thập thông tin không đầy đủ, xử lý thông tin kém dẫn đến những nhận định sai lầm về đạo đức của người đi vay, tính khả thi của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ dẫn đến cho vay sai mục đích hoặc sử dụng vốn vay không hiệu quả dẫn đến rủi ro tín dụng.

Khâu giải ngân: Giải ngân không có đủ chứng từ, giải ngân bằng tiền mặt, không

kiểm tra kỹ hóa đơn, chứng từ trước khi giải ngân có thể dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Ngoài ra, việc không hoàn thành các thủ tục về công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản trước khi giải ngân có thể dẫn đến tình trạng khách hàng mang tài sản đó thế chấp để vay vốn tại ngân hàng khác.

Khâu kiểm tra sau cho vay: Cán bộ tín dụng không duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng, buông lỏng trong khâu kiểm tra, giám sát sẽ dẫn đến tình trạng

khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và trong trường khách hàng gặp khó khăn, vi phạm pháp luật, ... sẽ không kịp nắm bắt thông tin để tìm cách tháo gỡ, tránh được rủi ro cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, kinh tế ngày càng phát triển, khách hàng xin vay có những dự án vay trung dài hạn có quy mô lớn, phức tạp. Việc thẩm định cần những cán bộ tín dụng

có chuyên môn cao, am hiểu pháp luật, quy định, thị trường, có kinh nghiệm trong định giá tài sản thế chap,...Tuy nhiên, trên thực tế do trình độ cán bộ tín dụng có hạn, không đủ khả năng thẩm định, quản lý khoản vay sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng.

Ngoài ra, chúng ta không thể không kể đến các trường hợp cán bộ tín dụng bị khách hàng mua chuộc, sẵn sàng giúp khách hàng vay tiền khi biết do năng lực của khách hàng và việc làm đó là sai quy trình ngân hàng, vi phạm nguyên tắc đạo đức cán bộ.

Thứ tư: Ngân hàng chưa thực hiện nghiêm việc theo dồi và đánh giá TSBĐ

Thị trường giá cả không ngừng biến động, trong khi đội ngũ nhân viên tín dụng

chưa đủ để định kì kiểm tra và đánh giá lại tài sản làm vật thế chấp. Khách hàng không cung cấp thông tin tài chính kịp thời, đầy đủ và chính xác để ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

Thứ năm: Ngân hàng buông lỏng quy trình quản trị rủi ro tín dụng để chạy theo lợi nhuận

Nen kinh tế ngày càng phát triển, các ngân hàng liên tiếp mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động nhằm tìm kiếm khách hàng, gia tăng doanh thu, lợi nhuận. Do đó áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng lớn nên nhiều khi việc áp dụng các điều kiện, nguyên tắc khi cho vay được nới lỏng dẫn đến thẩm định nhanh chóng chưa

đưa ra được kết quả đánh giá chính xác về khách hàng vay vốn, dẫn đến rủi ro tín dụng.

Thứ sáu: Ngân hàng chưa xây dựng được chính sách phát triển giũa các khâu, các bộ phận trong ngân hàng

Thực tế cho thấy, sự đầu tư phát triển không đồng bộ giữa các khâu, các bộ phận

trong bản thân ngân hàng cũng là nguyên nhân rủi ro tiềm ẩn rất lớn. Sự phát triển khập khiễng, không đồng bộ giữa hoạt động tín dụng và các sản phẩm dịch vụ đi kèm,

luồng tiền của khách hàng vay, không kịp thời phát hiện rủi ro, cũng như không đưa ra các giải pháp kịp thời để xử lý khi rủi ro xảy ra.

b. Nguyên nhân từ phía khách hàng

Các nguyên nhân dẫn đến khách hàng vay vốn không trả được nợ cho ngân hàng có thể chia làm hai nhóm nguyên nhân:

Nguyên nhân khách quan:

Là nguyên nhân bất khả kháng ngoài ý muốn của khách hàng như: thiên tai, hoả hoạn, bão, lũ lụt, dịch bệnh; sự thay đổi của các chính sách quản lý kinh tế, điều chỉnh quy hoạch ngành, vùng; sự thay đổi trong hành lang pháp lý; sự biến động của thị trường trong và ngoài nước; quan hệ cung cầu hàng hoá thay đổi;...

Nguyên nhân chủ quan

Là nguyên nhân xuất phát từ nội tại khách hàng. Khách hàng có thể đem lại rủi ro cho ngân hàng khi vốn tự có tham gia vào sản xuất kinh doanh thấp hơn so với nhu cầu về vốn kinh doanh. Trong tình huống này, buộc khách hàng phải đi huy động

vốn. Nếu ngân hàng đáp ứng được phần vốn còn thiếu hụt này của khách hàng thì nguy cơ tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng sẽ tăng cao. Li do là các khách hàng có xu hướng lao vào các hoạt động kinh doanh mạo hiểm hi vọng tìm kiếm lợi nhuận cao, bởi hầu hết vốn kinh doanh không phải là của họ, và điều này đồng nghĩa với việc hầu hết mọi gánh nặng rủi ro trong việc đầu tư mạo hiểm này được dồn hết vào vai các ngân hàng.

Năng lực điều hành của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp còn hạn chế, thiếu thông tin thị trường, và thông tin về các đối tác làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất

kinh doanh. Một khi điều này xảy ra sẽ khiến các ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ rủi ro cao khi cho các khách hàng này vay.

Công nghệ sản xuất kinh doanh lạc hậu, sản phẩm sản xuất ra không có tính cạnh tranh cao, điều này khiến hoạt động kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn. Điều đó sẽ khiến ngân hàng phải đối mặt với rủi ro trong cho vay.

đầu tư tài sản dài hạn. Khách hàng có chủ ý lừa gạt, chiếm dụng vốn của ngân hàng. Đặc biệt khách hàng thiếu thiện chí trả nợ vay ngân hàng, khiến cho ngân hàng gặp khó khăn trong thu hồi nợ. Đây chính là loại rủi ro xuất phát từ đạo đức của người đi vay.

Các nguyên nhân này ngân hàng có thể xác định được thông qua quá trình thẩm định, tìm hiểu, nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh cả trước, trong và sau, tìm hiểu mục đích sử dụng tiền vay và hiệu quả của phương án cho vay của các đối tượng vay.

c. Các nguyên nhân khác

Môi trường kinh tế- xã hội

Môi trường kinh tế có tác động mạnh đến chất lượng tín dụng của hệ thống NHTM cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi hoạt động của các ngân hàng, doanh nghiệp luôn gắn liền với điều kiện kinh tế, xã hội và tác động của nó đến các doanh nghiệp, ngân hàng cũng khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau. Môi trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tác động của khủng hoảng, suy thoái kinh tế gây ảnh hưởng xấu đến điều kiện tài chính, kết quả hoạt động của doanh

nghiệp và khả năng trả nợ vay của các doanh nghiệp cho ngân hàng suy giảm. Nợ xấu của ngân hàng theo đó mà tăng lên.

Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mở ra các cơ hội kinh doanh, mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, ngân hàng. Tuy nhiên, nó cũng mang tiềm ẩn nhiều rủi ro, cạnh tranh gay gắt. Do đó, các doanh nghiệp, ngân hàng cần có những chiến lược kinh doanh phù hợp, tránh tình trạng vỡ nợ.

Môi trường tự nhiên

Các yếu tố thiên tai, dịch bệnh.. .cũng là nguyên nhân gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh doanh nghiệp, làm phát sinh chi phí cho doanh nghiệp, gây ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận, làm gia tăng nợ xấu ngân hàng.

Môi trường pháp lý:

hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng, hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh và ngược

lại, hành lang pháp lý chưa phù hợp, còn nhiều bất cập sẽ tạo điều kiện cho hành vi gian dối trong hoạt động tín dụng. Vấn đề này cũng gây cản trở rất nhiều cho các NHTM trong việc ngăn ngừa, phân loại và xử lý các khoản nợ xấu. Bên cạnh đó, hoạt động của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng cũng tác động đến các NHTM. Nếu hoạt động này được thực hiện thường xuyên, chủ động thì sẽ ngăn chặn được các hành vi sai trái của các NHTM, ngăn ngừa nợ xấu phát sinh.

Một phần của tài liệu 1427 xử lý nợ xấu qua VAMC tại các NHTM CP việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w