Các mô hình công ty quản lý tài sản

Một phần của tài liệu 1427 xử lý nợ xấu qua VAMC tại các NHTM CP việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 44 - 46)

5. BỐ CỤC LUẬN VĂN

1.3.2. Các mô hình công ty quản lý tài sản

Tại các quốc gia trên thế giới, có nhiều loại mô hình công ty mua bán nợ: Công

ty do nhà nước góp vốn hoặc công ty do tư nhân góp vốn. Đối với các công ty mua bán nợ tư nhân, một số thì hoạt động độc lập, một số khác là công ty con của các ngân

hàng hoặc đơn vị hoạt động trực thuộc ngân hàng. Đối với các công ty xử lý nợ của Nhà nước thường hoạt động khá hiệu quả khi vấn đề nợ xấu mang tính hệ thống và khung pháp lý đối với việc xử lý nợ vẫn còn yếu. Có những lúc trên thị trường, các

xử lý nợ. Hơn nữa, việc Chính phủ mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng thông qua các công ty xử lý nợ của Nhà nước có thể tạo ra cơ hội cho Chính phủ áp đặt các điều kiện giúp các ngân hàng tái cấu trúc lại vấn đề tài chính và cơ cấu hoạt động của mình.

Mặt khác, việc thiết lập các công ty xử lý nợ tập trung đòi hỏi Chính phủ phải đầu tư với số lượng vốn lớn. Điều này khiến nhiều quốc gia có khủng hoảng nợ xấu miễn cưỡng thiết lập các tổ chức xử lý nợ tập trung này. Chẳng hạn, Thái Lan là nước

phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ rất lớn trong năm 1997, song đến năm 2011 đất nước này mới thành lập được công ty xử lý nợ tập trung. Thông thường, các công

ty quản lý nợ tập trung là những “món mồi ngon” cho việc can thiệp chính trị và nó cũng thiếu tính linh hoạt hành chính trong việc quản lý các tài sản do có sự cấu kết bên trong giữa các bên liên quan. Nếu các công ty xử lý nợ tập trung hoạt động kém hiệu quả, thì chúng phát sinh chi phí hoạt động rất lớn cũng như làm tiêu hao tài sản chưa được thanh lý và chưa được cơ cấu lại qua thời gian. Việc thiếu nguồn nhân lực cũng là một trở ngại lớn cho thiết lập các công ty xử lý nợ tập trung. Ngược lại, do ít chịu sự chi phối trong quá trình ra quyết định, các công ty xử lý nợ tư nhân thường linh hoạt trong quản lý hơn các công ty quốc doanh. Đối với các đơn vị trực thuộc ngân hàng hay các công ty con của ngân hàng, việc cơ cấu nợ cũng dễ dàng hơn nhiều,

do các đơn vị này đã có sẵn hồ sơ có liên quan đến các khoản nợ và các con nợ. Nếu các công ty xử lý nợ tư nhân này có đủ nguồn nhân lực có kỹ năng và kinh nghiệm trong việc quản lý các khoản nợ xấu, thì họ có thể làm gia tăng giá trị của các khoản nợ này. Kết quả là, họ sẽ bán ở mức cao hơn. Tuy nhiên, nếu môi trường pháp lý có khuynh hướng ủng hộ các con nợ, thì các công ty xử lý nợ tư nhân có thể phải gặp rắc rối trong các cuộc thương thảo về cơ cấu nợ. Việc này sẽ làm phát sinh chi phí hoạt động, đặc biệt trong các trường hợp mà việc trì hoãn có thể dẫn đến làm thất thoát hoặc hư hỏng các tài sản đang chờ xử lý. Trong khi đó, các công ty xử lý nợ

Một bất lợi khác đối với các công ty xử lý nợ tư nhân (đặc biệt nếu nó là một công ty con của ngân hàng) là điều mà các ngân hàng mẹ có thể sử dụng nó để che đậy các vấn đề về nợ xấu bằng cách chuyển hết nợ sang công ty xử lý nợ của mình ở các mức giá giả tạo cao hơn. Hậu quả là, do giá chuyển đổi cao sẽ ít hoặc không phản

ánh các khoản thua lỗ của ngân hàng, nên việc mua lại nợ xấu bởi các công ty con của ngân hàng có thể xem tương đương với một khoản cứu trợ tài chính của các cổ đông ngân hàng. Hoặc, nếu các cổ đông ngân hàng và công ty xử lý nợ là như nhau thì quá trình chuyển giao tài sản sẽ trở thành một cuộc tái cấu trúc ngân hàng hình thức, được thực hiện duy nhất chỉ để đáp ứng các điều khoản pháp lý nào đó đối với tỷ lệ nợ xấu, nhưng chưa giải quyết được các vấn đề của hệ thống ngân hàng. Nếu không được giám sát chặt chẽ thông qua các báo cáo được kiểm toán thì các nhà quản

lý ngân hàng có thể lại tiếp tục tài trợ các hoạt động rủi ro cao.

Một phần của tài liệu 1427 xử lý nợ xấu qua VAMC tại các NHTM CP việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w