5. BỐ CỤC LUẬN VĂN
2.2.1. Khái niệm về VAMC
Công ty Quản lý tài sản VAMC (tiếng Anh: VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY) có tên đầy đủ là CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
VIỆT NAM, được thành lập và hoạt động theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1459/QĐ-NHNN ngày 27/06/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nguyễn Văn Bình, vốn điều lệ của công ty là 500 tỷ đồng.
Công ty này do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.Nghị định số 34/2015/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 31/03/2015, theo đó vốn điều lệ VAMC sẽ tăng lên thành 2 ngàn tỷ đồng. Những hoạt động chính của công ty:
b. Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm;
c. Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp,
vốn cổ phần của khách hàng vay;
d. Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã
được Công ty Quản lý tài sản thu nợ;
e. Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên
quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo
đảm tiền vay;
f. Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản; g. Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần; h. To chức bán đấu giá tài sản;
i. Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng;
j. Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của VAMC sau khi được
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép.
VAMC được ủy quyền cho các tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện các hoạt động được nêu tại điểm b, c, d, e.
Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của VAMC: • Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013 của Chính phủ về thành lập, tổ
chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;
• Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31/03/2016 của Chinh phủ về việc sửa đổi, bổ
• Thông tư số 14/2015/TT-NHNN ngày 28/08/2015 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013;
• Thông tư số 20/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013 quy định về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của VAMC • Chức năng của VAMC:
Sau khi chính thức đi vào hoạt động, VAMC từng bước thực hiện các chức năng của mình, đó là: Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng ; thu hồi nợ, đòi nợ và xử
lí, bán nợ và tài sản đảm bảo; quản lí các khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát chúng để đạt được hiệu quả xử lí nợ xấu một cách tốt nhất; cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay; bảo lãnh vay vốn; thực hiện đầu tư, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê TSĐB mà đã được VAMC thu nợ, hay tư vấn, môi giới, bán nợ và tài sản. Qua việc thực hiện tốt những chức năng này, VAMC hứa hẹn sẽ khơi thông dòng chảy vốn, lành mạnh hóa hệ thống tài chính NH, thúc đẩy kinh tế phát triển
• Nhiệm vụ của VAMC
Ngày 10/01/2017 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), ông Lê Minh Hưng đã ký ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu.
Mục tiêu của Chỉ thị này nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; giữ vững và tiếp tục nâng cao mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống các TCTD; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và trật tự, kỷ cương đi đôi với việc tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng; tiếp tục cơ cấu lại về tài chính, hoạt động,
quản trị của TCTD theo các hình thức, biện pháp và lộ trình phù hợp với đặc điểm cụ
đảm quyền lợi người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống; kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng gắn với tăng cường xử lý nợ xấu theo nguyên tắc thị trường; hoàn thiện hành lanh pháp lý hỗ trợ xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD; việc xử lý nợ xấu phải gắn với việc triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng của các TCTD; phát huy vai
trò của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) trong việc xử lý nợ xấu để bảo đảm duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn, bền vững.
Chỉ thị đã giao nhiệm vụ và giải pháp cụ thể đối với các đơn vị thuộc NHNN, VAMC và các TCTD. Trong đó, có 9 nhiệm vụ Thống đốc yêu cầu VAMC tập trung triển khai:
(i) Rà soát, phân loại, đánh giá lại các khách hàng vay, tài sản bảo đảm và các
khoản nợ đã mua để xác định khả năng thu hồi nợ và có giải pháp xử lý phù hợp; (ii) Trien khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp mua, bán, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường theo quy định của pháp luật và phương án được duyệt, đồng thời áp
dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong việc mua bán nợ theo cơ chế thị trường; (iii) Phối hợp với TCTD bán nợ khởi kiện khách hàng vay chây ỳ, không hợp tác trong việc trả nợ, đồng thời phối hợp với cơ quan thi hành án và cơ quan chức năng trong quá trình thu giữ tài sản và thi hành các bản án đã có hiệu lực;
(iv) Tăng cường phối hợp chặt chẽ với TCTD trong việc thu hồi nợ, cơ cấu lại
nợ, bán và xử lý nợ, tài sản bảo đảm đối với các khoản nợ xấu đã mua; hỗ trợ tài chính
(vi) Tích cực triển khai hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung ủy quyền của TCTD được ủy quyền, khách hàng vay, khoản nợ và tài sản bảo đảm của khoản nợ đã mua;
(vii) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và khách hàng
vay để hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý liên quan đến khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm;
(viii) Thường xuyên, kịp thời công khai hoạt động mua, bán và xử lý nợ xấu theo đúng quy định của pháp luật;
(ix) Phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện mô hình
tổ chức và hoạt động, tăng cường đội ngũ cán bộ, tài chính, công nghệ đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy và các thủ tục, chính sách, quy định nội bộ về các hoạt động nghiệp vụ và quản trị, điều hành; Kịp thời báo cáo NHNN (qua Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng) khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất trong việc mua, bán nợ xấu, xử lý nợ xấu để được hướng dẫn,
chỉ đạo thực hiện.
2.2.3. Quy chế xử lý nợ xấu qua VAMC
Trước khi chính thức khai trương đi vào hoạt động, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động của VAMC. Đầu tiên, đó là Nghị định 53/2013/ND-CP quy định về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC. Tiếp đó lần lượt là các thông tư 19/2013/TT- NHNN
quy định về việc mua bán, xử lý nợ xấu của VAMC và cuối cùng là thông tư 20/2013/TT-NHNN quy định về việc tái cấp vốn của NHNN với các ngân hàng
Sơ đồ 2. 1: Quy trình bán nợ của các NHTM cho VAMC:
Giải thích sơ đồ: Đầu tiên, ngân hàng sẽ chuyển giao nợ xấu theo giá trị sổ sách cho VAMC, ngược lại VAMC thanh toán bằng một loại trái phiếu đặc biệt mà theo đó, ngân hàng có thể đem trái phiếu này ra NHNN chiết khấu lấy tiền về kinh doanh tiếp (với lãi suất thấp). Ve phía VAMC, sau thực hiện giao dịch với hoán đổi nợ xấu - trái phiếu đặc biệt với ngân hàng sẽ có toàn quyền quyết định với khoản nợ xấu vừa được chuyển giao. VAMC sẽ tiến hành phân loại, sắp xếp các khoản nợ này và tìm cách bán cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước hoặc xử lý theo các biện pháp được quy định trong luật. Khi các món nợ xấu được VAMC xử lý thành công thì VAMC sẽ được hưởng một tỷ lệ nhất định trên số nợ đòi được, phần còn lại ngân hàng sẽ hưởng toàn bộ. Trường hợp VAMC không xử lý được các khoản nợ xấu này, VAMC chỉ cần đợi đến khi trái phiếu đặc biệt đến hạn thì trả lại khoản nợ xấu cho ngân hàng, và ngân hàng phải thanh toán lại cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) số tiền đã được tái cấp vốn thông qua trái phiếu đặc biệt. Trong cả quá trình này, có thể thấy, rủi ro mà VAMC phải chịu gần như bằng 0. Như vậy, thực chất của quá trình xử lý nợ xấu của VAMC là: VAMC “giữ hộ” nợ xấu cho các ngân hàng, qua một tấm vé đặc biệt là “trái phiếu đặc biệt”, không phải là quan hệ mua đứt, bán đứt. Sau đó, VAMC sẽ “bán hộ” nợ xấu cho các ngân hàng, để hưởng một phần lợi nhuận, nếu
không bán được thì lại trả lại. VAMC dường như chỉ là một đại lý nhận nợ và tập hợp
các khoản nợ của hệ thống ngân hàng, giúp các ngân hàng làm sạch bảng cân đối kế toán, trên cơ sở đó có thể khai thông nguồn vốn trở lại cho nền kinh tế. Mô hình xử lý nợ xấu của VAMC như trên chắc chắn đã được Chính phủ và NHNN cân nhắc rất nhiều. Bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam hiện nay còn nhiều vấn đề nổi cộm: (1) Nợ
xấu ngân hàng lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng, con số thống kê thì không minh bạch
mang dấu hiệu che giấu, không có xu hướng giảm, là một trong những nguyên nhân chính làm trì trệ toàn bộ nền kinh tế; (2) Ngân sách tiếp tục thâm hụt. Năm 2013, mức
thu ngân sách sụt giảm nghiêm trọng so với các năm (9 tháng đầu năm chỉ đặt 66,6%
so với 80% như các năm trước), nguồn tài trợ cho xử lý nợ xấu hạn hẹp; (3). Việc bàn
thảo xây dựng một công ty xử lý nợ xấu đã kéo dài hơn hai năm và đã đến thời điểm đòi hỏi phải đi vào hoạt động thực tế. Mô hình xử lý nợ xấu của VAMC như trên là phù hợp và có thể coi đó là một sự sáng tạo. VAMC với sự hạn hẹp về nguồn lực tài chính không thể mua đứt, bán đứt các khoản nợ xấu là điều dễ hiểu, nhưng ít nhất sự ra đời của nó một mặt đã tạo hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế nói chung và thị trường
tài chính nói riêng, đồng thời giúp giảm nhẹ gánh nặng nợ xấu của ngân hàng. Thống
đốc Nguyễn Văn Bình đã từng nói, VAMC không phải là “cây đũa than”. VAMC ra đời phù hợp với hoàn cảnh nhưng cơ chế xử lý nợ xấu và hoàn cảnh xử lý nợ tồn tại nhiều hạn chế, rủi ro.
a. Điều kiện bán nợ cho VAMC:
Khoản 1, Điều 8, Nghị định số 53/2013/NĐ-CP nêu rõ:
đ) Số dư của khoản nợ xấu hoặc dư nợ xấu của khách hàng vay không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.”
Nghị định cũng nêu rõ, VAMC được mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá thị trường bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt đối với các khoản nợ xấu đáp ứng 4 điều kiện: đáp ứng 5 điều kiện đối với các khoản nợ xấu nêu trên; được
đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ xấu; tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại; khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ.
Công ty mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường trên cơ sở thỏa
thuận và giá trị khoản nợ xấu được đánh giá lại. Việc mua bán nợ xấu được lập thành
hợp đồng và tổ chức tín dụng bán nợ phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua bán nợ để biết và thực hiện nghĩa vụ với VAMC.
Nghị định cũng quy định, tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên hoặc một tỷ lệ nợ xấu khác do Ngân hàng Nhà nước quy định không bán nợ xấu cho VAMC
được Ngân hàng Nhà nước xem xét, áp dụng các biện pháp sau: tiến hành thanh tra hoặc yêu cầu tổ chức tín dụng thuê công ty kiểm toán hoặc tổ chức định giá độc lập đánh giá lại chất lượng và giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của tổ chức tín dụng đó; chi phí kiểm toán, định giá do tổ chức tín dụng thanh toán.
Trên cơ sở kết quả thanh tra, định giá và kiểm toán độc lập, tổ chức tín dụng phải bán nợ xấu cho VAMC để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu của tổ chức tín dụng ở mức an toàn; thực hiện trích lập dự phòng rủi ro và tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; cơ cấu lại tổ chức tín dụng theo phương án được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Cũng tại nghị định, Chính phủ cũng giao cơ quan chủ quản cùng các bộ Tài Thông tư Số: 19/2013/TT-NHNN quy định về việc mua bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam như sau:
• Đồng tiền giao dịch: VND
• Đối với ngoại tệ USD: theo tỷ giá bình quân liên Ngân hàng do NHNN công bố áp dụng tại thời điểm ký kết hợp đồng mua, bán nợ.
• Đối với ngoại tệ khác USD: theo tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu áp dụng cho ngoại tệ đó do NHNN công bố;
• Trường hợp mua khoản nợ xấu bằng vàng của TCTD thì áp dụng giá quy đổi là giá vàng mua vào của Công ty TNHH một thành viên vàng bạc đá quý Sài Gòn tại thời điểm ký kết hợp đồng mua, bán nợ).
• Có 2 phương thức mua nợ xấu đó là:
- Mua nợ xấu theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt do Công ty quản lý tài sản phát hành
- Mua theo giá thị trường
lý tài sản phát hành. (nếu có) - Số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập chưa sử dụng. hoạt động cấp tín dụng.
+ Khoản mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch trên thị trường do TCTD mua đã quá hạn một phần hay toàn bộ gốc, lãi từ 90 ngày trở lên; hoặc chưa
- Khoản ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, ủy
thác câp tín dụng mà TCTD bán
nợ chịu rủi ro đã quá hạn thanh toán một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi từ 90 ngày trở lên; hoặc
quá hạn dưới 90 ngày nhưng doanh nghiệp phát hành trái phiếu, bên nhận ủy thác, đối tượng thụ hưởng của ủy thác có
nợ xâu tại TCTD đó. - Khoản nợ xâu có TSBĐ - Khoản nợ xâu, TSBĐ phải hợp pháp, có hồ sơ, giây tờ hợp lệ.
- Khách hàng vay còn tồn tại
2 Mua theo giá trị thị trường
VAMC mua nợ xâu