Cung cấp thông tin, số liệu không trung thực: Một số DN có tình hình tài chính không minh bạch, cung cấp BCTC cho NH không trung thực, thể hiện kết quả
kinh doanh có lãi tuy nhiên thực chất DN đang bị thua lỗ, gây khó khăn trong việc thẩm định đánh giá DN khi cho vay.
Năng lực xử lý yếu kém, SXKD thua lỗ: Một số KH nhiều năm liền hoạt động không hiệu quả, doanh thu ngày càng giảm do giá thành sản phẩm cao, chi phí lớn nhưng hàng hóa chậm tiêu thụ, hàng tồn kho lớn; trong khi đó DN kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay NH nên dễ dẫn đến thua lỗ, không thể hoàn trả được các khoản công nợ, trong đó có nợ vay NH. Đây là loại nợ khó xử lý nhất vì nó bị tồn đọng trong nhiều năm, bản chất là đã mất vốn, không còn tài sản tương ứng với các khoản nợ này.
Đầu tư vượt quá khả năng tài chính: Một số KH năng lực xử lý còn hạn chế, đầu tư dàn trải không hiệu quả, dẫn đến kinh doanh thua lỗ.
Sử dụng vốn vay không đúng mục đích: Một số trường hợp cố tình sử dụng vốn vay sai mục đích, vay vốn lưu động để kinh doanh nhưng đầu tư vào tài sản DH, không sinh lời làm mất cân đối cơ cấu vốn, không sinh lợi nhuận để trả lãi vay, đồng thời không có nguồn thu để trả nợ NH.
Không có ý thức trả nợ NH: Một vài trường hợp KH vay vốn, mặc dù có khả năng tài chính, có điều kiện thu nhập để trả nợ NH nhưng cố tình trây ì, không có ý thức trả nợ NH. Việc XLNX đối với các trường hợp này thường rất khó khăn, do KH không hợp tác với NH.
2.2.3. Nguyên nhân chủ quan từ phía NH
Thiếu kiểm tra, giám sát sau khi cho vay: Do khối lượng công việc nhiều, số lượng KH chuyên quản lớn nên CBTD ít có thời gian đi thực tế KH, do đó không thể nắm bắt kịp thời thực trạng tình hình SXKD, tình hình tài chính của KH, chậm phản ứng khi KH gặp phải những tình huống bất lợi, rủi ro trong kinh doanh.
Hạ thấp các điều kiện vay vốn: Do áp lực về cạnh tranh giữa các TCTD trên địa bàn, áp lực về thực hiện kế hoạch tăng trưởng dư nợ... dẫn đến tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng, hạ thấp các điều kiện tín dụng để cho vay nhằm lôi kéo KH, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao. Hậu quả của việc cho vay này là NX phát sinh nhanh chóng khi các DN, hộ kinh doanh hoạt động không hiệu quả hoặc tình
hình thị trường tài chính có biến động phức tạp.
Cán bộ cố tình vi phạm đạo đức nghề nghiệp: Tình trạng cán bộ làm công tác tín dụng vi phạm đạo đức nghề nghiệp, cố tình lách luật hoặc thông đồng với KH để cho vay những phương án, dự án không khả thi, kém hiệu quả vì lợi ích cá nhân hoặc lợi ích của một nhóm người. Hiện tượng này tuy không phải là phổ biến nhưng cũng ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của NH và quan trọng hơn là gây hậu quả xấu cho NH.
Năng lực, trình độ của cán bộ còn hạn chế: CBTD ở một số nơi còn hạn chế về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác; còn hạn chế trong việc phân tích các thông tin về thị trường, về lĩnh vực, ngành KT, về tính khả thi của phương án, dự án vay vốn của KH nên không phát hiện được các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro; việc đánh giá, phân loại mức độ rủi ro của KH mới chỉ dựa vào các thông tin “tĩnh” do KH cung cấp mà thiếu các thông tin “động” từ những kênh thông tin khác, dễ dẫn đến sai lầm trong quyết định cho vay.
2.3. Thực trạng hoạt động XLNX tại Agribank CNTL giai đoạn 2015-2018.
2.3.1. Thực trạng hoạt động XLNXtại Agribank CNTL năm 2015.
Mặc dù trong bối cảnh nền KT 2015 vẫn còn rất nhiều khó khăn nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của BLĐ CN trong việc bám sát cơ chế, chính sách, định hướng của Agribank bằng nhiều biện pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn cho KH như CCN, MGL, xử lý TSBĐ, bán nợ cho VAMC,... Agribank CNTL đã đạt được một số những chỉ tiêu, cụ thể như sau:
2.3.1.1 về dư nợ
• Tổng dư nợ quy đổi VNĐ đến 31/12/2015 : 1.796 tỷ, trong đó
+ Dư nợ nội tệ đạt 1.620 tỷ đồng, giảm 81 tỷ đồng so cuối năm 2014 ( giảm 4.76% so với năm 2014), đạt 92,57% so với kế hoạch năm 2015.
+ Dư nợ USD đạt: 8,05 triệu USD (quy đổi VND: 176 tỷ), giảm 1,5 triệu USD so cuối năm 2014, giảm 15.78% so với năm 2014, đạt 46,25% so với kế hoạch năm 2015.
+ Dư nợ cho vay NH đạt 691 tỷ, tăng 11.45% so với năm 2014;
+ Dư nợ cho vay TH là 420 tỷ, giảm 152 tỷ đồng tương đương 26.57% so với năm 2014 (trong đó có 185 tỷ dư nợ của ALC1),
+ Dư nợ cho vay DH là 685 tỷ, bằng 98.8% so với năm 2014; + Tỷ lệ cho vay trung và DH so với tổng dư nợ cuối năm 2014:
Nếu bao gồm khoản nợ của ALC1: tỷ lệ cho vay trung, DH chiếm khoảng 61.52%. Nếu không bao gồm khoản nợ của ALC1, tỷ lệ cho vay trung, DH chiếm 51.22%.
• Dư nợ phân theo thành phần KT:
+ Dư nợ cho vay DN năm 2015 là 1.382 tỷ đồng, chiếm 76.98% tỷ trọng trên tổng dư nợ
+ Dư nợ cho vay HSX và cá nhân năm 2015 là 413 tỷ, tương đương 23.02% trên tổng dư nợ.
• Cho vay hô trợ lãi suất:
- Hỗ trợ lãi suất cho vay nhà ở:
+ Dư nợ hỗ trợ lãi suất năm 2014 : 3,5 tỷ Doanh số giải ngân đến 31/12/2014 là 3.6 tỷ. + Dư nợ hỗ trợ lãi suất 2015: 9 tỷ đồng
Doanh số giải ngân đến 31/12/2015 là 10 tỷ đồng.
- Hỗ trợ lãi suất theo CV 6401 của NH nông nghiệp Việt Nam cụ thể như sau:
+ Doanh số cho vay: 65,76 tỷ + Doanh số thu nợ: 13 tỷ
+ Dư nợ tại thời điểm 31/12/2015: 47,8 tỷ đồng.
2.3.1.2 Kết quả XLNX, nợ đã XLRR năm 2015:
Kết thúc năm tài chính 2014, tỷ lệ NX toàn CN ở mức cao so với các CN trên địa bàn (Dư NX là 701 tỷ đồng - tương đương 37,1% tổng dư nợ), BLĐ CN xác định cùng với việc tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả thì công tác
XLNX được coi là trọng tâm, ưu tiên hàng đầu để CN từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Ngay từ cuối năm 2014, BLĐ CN đã xây dựng kế hoạch XLNX cụ thể qua việc Thành lập Tổ thu nợ chuyên trách , thành lập các Tổ chuyên trách quản lý KH (trên 20 Tổ), trong đó có các thành phần của BGĐ, Trưởng phó phòng chuyên môn, quán triệt và đôn đốc tới từng các bộ nhân viên cũng như thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm thiểu NX cụ thể:
+ Bán nợ: cho VAMC, DATC và các tổ chức khác
+ Xử lý TSBĐ: thỏa thuận để phát mại TSBĐ, khởi kiện đối với các KH không hợp tác, phối hợp với cơ quan tố tụng - thi hành án trên cơ sở các bản án đã có hiệu lực của Tòa án.
+ Đối với các KH khó khăn, tuy nhiên có khả năng thanh toán được một phần thì tạo điều kiện về cơ chế MGL (quá hạn, trong hạn, điều chỉnh lãi suất) theo quyết định 209, 174 và 178 của NHNo để KH có thể tất toán khoản vay và giảm NX của CN.
+ Rà soát đánh giá khả năng trả nợ đối với các KH có khả năng khôi phục sản xuất thì vận dụng theo các Thông tư 02, 09 và QĐ 247 của Agribank để thực hiện CCN, giữ nguyên nhóm nợ nhằm ngăn ngừa nợ tiềm ẩn phát sinh NX;
Năm 2015, CN có nhiều cố gắng và nỗ lực trong quá trình XLNX, nợ đã XLRR, cụ thể như sau:
* Về NX:
NX thời điểm 31/12/2015 là 362.112 trđ tương đương 20,36 %/ tổng dư nợ.
Như vậy NX năm 2015 giảm so với 31/12/2014 là 337.685 triệu đồng. Trong đó, các biện pháp giảm thiểu NX đã áp dụng, cụ thể như sau:
+ CCN: 67.240 trđ (Cty Anh Nguyễn, Cty Văn Tuân,
Nguyễn Ngọc Quang)
+ Thu hồi nợ (từ Xử lý tài sản và thu từ các nguồn khác): 143.263 triệu đồng. + Bán nợ cho VAMC:
* Thu hồi nợ đã XLRR:
171.531 triệu đồng
6 Dư nợ XLRR thông thường 950.594 913.586 - 37.008 -4% Dư nợ XLRR bán VAMC 11.739 51.683 39.944 340 % 2 Dư nợ bán cho VAMC 158.886 305.249 146.36 3 92% 3 Thu hồi nợ đã XLRR 12.658 66.862 - 47.242 - 41.8% 259.4 %469 Dư nợ XLRR thông thường 12.658 61.646 54.204 428 % Dư nợ XLRR bán VAMC 0 5.216 5.21 6 4 Thu nợ VAMC (369) 2.830 9.379 6.54 9 231 %
66.862 triệu đồng).
Theo kế hoạch TW giao năm 2015 về thu hồi nợ đã XLRR năm 2015 của CN là 113 tỷ đồng. Như vậy, đến 31/12/2015 số tiền thu hồi nợ XLRR thực tế mới đạt 63,7% kế hoạch TW giao.
* Nợ đã bán VAMC:
Dư nợ bán VAMC đến 31/12/2015 là 305.379 triệu đồng bao gồm: Trường Sơn, Hoàng Cầm, Phương Nam, Biển Đông, Thuận Phát, Viship, Yến Thanh, ...
Năm 2015, đã thu nợ được 9,3 tỷ đồng đối với các khoản nợ đã bán cho VAMC: Công ty TNHH Phương Nam thu nợ gốc 1,95 tỷ đồng, Công ty CP thép Thuận Phát thu nợ gốc : 2,1 tỷ đồng, Cty Nam Anh 1,1 tỷ đồng. Cty TNHH Tiến Phong 3,3 tỷ đồng...
*Về trích lâp DP và XLRR
- Số dư nợ nợ gốc XLRR đến thời điểm 31/12/2015: 965.270 triệu đồng
- Số tiền trích lập DP rủi ro trong năm là: 50.820 triệu
đồng (trong đó trích lập 17.883 triệu đồng để XLRR Tập đoàn Vinashin và trích lập 32.937 triệu đồng đối với trái phiếu)
- Số dư nguồn DPCT còn đến thời điểm 31/12/2015: 48.723 triệu đồng
- Số dư nguồn DPC còn đến 31/12/2015: 3.040 triệu đồng
- Số tiền XLRR năm 2015: 46.490 triệu
đồng (trong đó XLRR thông thường là 10.791 triệu đồng: gồm Sejin 7.946 triệu đồng, Phương Bắc 460 triệu đồng, Tổng chè 2.310 triệu đồng, KH nhỏ lẻ khác và XLRR cho bán nợ VAMC là 17.816 triệu đồng, XLRR tập đoàn là 17.883 triệu đồng).
* Đạt được những kết quả như trên là do trong năm 2015, CN đã thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp như:
- CN tiến hành giao chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng dư nợ tới từng đơn vị, phòng giao dịch phấn đấu mục tiêu tăng trưởng dư nợ tối thiểu đủ để bù đắp dư nợ nợ XLRR, dư nợ bán VAMC và NX thu hồi.
- Đã phối kết hợp với Ban chỉ đạo NX do Agribank thành lập, để đánh giá, có phương án cụ thể và đôn đốc trả nợ tới từng KH.
- CN đã ban hành các Quyết định thành lập các tổ XLNX đến từng KH, phân công từng cán bộ phụ trách đến từng khoản nợ để thực hiện phân tích, xây dựng phương án XLNX, cụ thể:
+ Ngày 14/10/2014 đã ban hành 20 Quyết định v/v thành lập Tổ XLNX (từ Quyết định số 801/QĐ-CNTL-HC&NS đến Quyết định số 820/QĐ-CNTL-
HC&NS).
+ Ngày 07/07/2015 ban hành tiếp Quyết định số 517/QĐ-CNTL-HC&NS v/v thành lập Tổ XLNX của Agribank CNTL.
+ Ngày 08/07/2015 tiếp tục ban hành 12 Quyết định v/v thành lập Tổ XLNX (từ Quyết định số 520/QĐ-CNTL-HC&NS đến Quyết định số 531/QĐ- CNTL-HC&NS).
+ Ngày 14/07/2015 ban hành tiếp 02 Quyết định v/v thành lập Tổ XLNX (Quyết định số 563/QĐ-CNTL-HC&NS và Quyết định số 564/QĐ-CNTL- HC&NS).
+ Tiếp đến ngày 21/07/2015 ban hành 04 Quyết định v/v thành lập Tổ XLNX (từ Quyết định số 594/QĐ-CNTL-HC&NS đến Quyết định số 5597/QĐ- CNTL-HC&NS).
+ Tiếp đến ngày 11/12/2015, Giám đốc CNTL đã ban hành quyết định số 1228/QĐ-CNTL-HC&NS về việc thành lập tổ thu nợ của Agribank CN Thăng Long.
- Thực hiện chế độ họp giao ban, thông báo kết luận họp giao ban hàng tháng nhằm đánh giá kết quả thực hiện và triển khai nhiệm vụ công tác hàng tháng. Đồng thời, chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc; đánh giá phân tích từng KH có NX, nợ đã xử lý, để có kế hoạch phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ thực hiện.
- Thường xuyên họp Tổ xử lý thu hồi nợ xấu, có kế hoạch phân công cán bộ quản lý, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và giao chỉ tiêu xử lý thu hồi NX, nợ đã XLRR, nợ đã bán cho VAMC đến từng khách hàng.
2.3.1.3 Đánh giá những mặt tồn tại trong hoạt động XLNX tại Agribank CNTL năm 2015.
Trên cơ sở những kết quả nhất định đã đạt được năm 2015, công tác XLNX thực hiện còn thấp so với kế hoạch năm đề ra. Nguyên nhân là do:
• Nguyên nhân khách quan:
+ Một số khoản vay đã khởi kiện ra tòa án nhưng gặp khó khăn như triệu tập bị đơn và các bên liên quan để giải quyết, chủ tài sản không hợp tác nên TA chưa thể giải quyết, kéo dài thời gian như: DN TN XD Trường Sơn..
+ Các KH có TSBĐ, CN đã tiến hành khởi kiện hiện đang thực hiện thi hành án, đã giảm giá nhiều lần nhưng vẫn chưa có người mua: Cty Việt Mỹ, FOCOCEV (có sự can thiệp để hoãn thi hành án)...
+ Cơ chế MGL còn nhiều vướng mắc khi xem xét các điều kiện để MGL theo đúng văn bản quy định như: hồ sơ chứng minh về tổn thất tài sản, khó khăn tài chính, ... dẫn đến việc chưa thực sự tạo điều kiện cho KH khôi phục được sản xuất và thu hồi nợ.
+ Về tăng trưởng tín dụng: Một số ngành nghề trước đây bị hạn chế cho vay nhưng theo chỉ đạo của NHNN thì cấm Agribank không được cho vay (KD BĐS.).
+ Nợ ngoại bảng thu hồi thấp, dư nợ XLRR tập trung vào một số khoản lớn có tính chất phức tạp đòi hỏi mất nhiều thời gian xử lý,.
• Nguyên nhân chủ quan
+ Một số bộ phận CBTD còn tâm lý e ngại, chưa chủ động trong việc tìm kiếm KH.
+ Các đơn vị còn thiếu tính chủ động trong việc phân tích nợ thường xuyên đối với khoản NX, nợ tiềm ẩn rủi ro để kịp thời đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế thúc đẩy nhanh quá trình xử lý, thu hồi nợ.
+ Chất lượng kiểm tra, thẩm định khoản vay của cán bộ, kiểm soát còn hạn chế thể thiện ở việc lặp lại các thiếu sót tại hồ sơ khoản vay thông qua các kỳ kiểm tra chuyên đề, thanh tra NHNN..dẫn đến nguy cơ rủi ro cao.
+ Chưa khai thác hết tiềm năng KH và lợi thế CN để thu hút, mở rộng KH, thị phần KH có biểu hiện giảm sút.
hoạch trợ