- CN đã ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn. Thành lập các tổ XLNX chuyên trách, trong đó Giám đốc là Trưởng ban chỉ đạo tổ XLNX xấu, trong đó gồm 3 tổ nhỏ do 3 PGĐ phụ trách. Hàng tuần, hàng tháng, hàng quý đều phải có báo cáo tình hình XLNX và thực trạng của KH, khả năng thu hồi nợ có hiệu quả và khả thi hay không, đưa ra phương pháp xử lý triệt để đối với từng khoản nợ rủi ro và cả những khoản nợ tiềm ẩn rủi ro.
- Hàng ngày Phòng kế hoạch tổng hợp đều có báo cáo chi tiết về các KH tiềm ẩn rủi ro lên hệ thống e - office tại CN, để các bộ phận nắm bắt kịp thời, phối hợp phân tích và đưa ra phương án khả trong việc XLNX xấu đối với từng khoản vay.
- 100% các khoản vay tại CN dù là khoản vay mới hay cũ thì hàng tháng đều phải tra CIC.
- CN đã thực hiện giao khoán, kế hoạch thu hồi nợ xấu đến từng cán bộ hay tổ chuyên trách xử lý khoản vay, từ đó tính lương cho các cán bộ nhân viên.
- Công tác XLNX được nâng cao, việc chỉ đạo XLNX được triển khai thực hiện nghiêm túc và thống nhất trong toàn CN. Tỷ lệ NX được duy trì ở mức thấp dưới 3%, phản ánh tương đối chính xác chất lượng hoạt động tín dụng của Agribank CNTL. Qua đó cho thấy sự quyết tâm chỉ đạo của BLĐ trong việc phân tích, đánh giá chất lượng các khoản vay, tích cực xử lý các khoản nợ đến hạn, nợ tồn đọng; chỉ đạo cho vay mới chặt chẽ, đúng quy trình tín dụng.
- Để hạn chế nợ xấu và tăng cường XLNX, Agribank CNTL đã nâng cao khả năng tự đánh giá, dự đoán và hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra, tăng uy tín, độ tin cậy của KH, các đối tác kinh doanh. Công tác PNRR đã được quan tâm coi trọng, PNRR được coi là giải pháp chính nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Trong PNRR đã chú trọng đến thông tin KH từ nhiều nguồn, nguồn thông tin được chú trọng nhất là từ quan hệ bạn hàng, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ với dân phố, chính quyền địa phương. Công tác quản trị RRTD đã làm giảm đáng kể dư NX
trong tổng dư nợ của Agribank CNTL, góp phần tăng lợi nhuận, tăng uy tín cho Agribank CNTL trong hệ thống cũng như trên thị trường NH Việt Nam.