7. Nội dung của luận văn
3.2.2 Quản lý đối tượng tham gia, mức lương đóng BHXH một cách có hệ
Tham gia BHXH là nhiệm vụ, trách nhiệm của các đơn vị SDLĐ nhằm thực hiện quyền lợi cho NLĐ. Việc đóng góp và quỹ BHXH của các bên tham gia là tất yếu vì nguyên tắc có đóng có hưởng.Vì vậy, cần, đẩy mạnh các biện pháp quản lý đối tượng và quỹ lương tham gia BHXH. Yêu cầu đặt ra đối với cơ quan BHXH huyện Yên Dũng là nắm rõ được số lao động đang làm việc tại các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp và lao động trong khu vực phi chính thức trên địa bàn để tuyên truyền, vận động tham gia BHXH, BHYT nhằm đảm bảo an sinh xã hội lâu dài.
Trên địa bàn huyện Yên Dũng, các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước, khối ủy ban nhân dân căn bản đăng ký tham gia BHXH đầy đủ cho cán bộ. Tuy nhiên, khu vực kinh tế ngoài nhà nước (doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã, các tổ hợp tác) thì tỷ lệ tham gia vẫn chiếm tỷ lệ thấp, và đóng BHXH với mức đóng thấp hơn mức lương thực tế nhận được. Vì vậy, mục tiêu phát
triển đối tượng trên địa bàn huyện Yên Dũng trong giai đoạn tiếp theo cần tập trung chú trọng ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước để đảm bảo các đơn vị này thực hiện tham
67
gia BHXH cho người lao động và tham gia theo đúng mức lương thực tế trả cho người lao động.
3.2.2.1Về quản lý đối tượng tham gia BHXH
Để quản lý chặt chẽ lao động thuộc diện tham gia BHXH cần thực hiện:
- Cần chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan để thực nắm bắt được thông tin về các doanh nghiệp, số lượng lao động thuộc diện tham gia BHXH. BHXH huyện Yên Dũng cần tranh thủ sự chỉ đạo của Huyện ủy Yên Dũng trên cơ sở kế hoạch số
54/KH-UBND của Huyện ủy Yên Dũng trong đó có phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện của các cơ quan để làm cơ sở phối hợp với các cơ quan:
+Phối hợp với Sở kế hoạch và đầu tư:để xác định được danh sách các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và những doanh nghiệp mới đăng ký hàng quý để làm cơ sở đối chiếu, phát hiện các đơn vị chưa tham gia để từ đó tuyên truyền vận động, yêu cầu đơn vị tham gia theo quy định của Luật BHXH. Đồng thời xây dựng các chỉ tiêu về phát triển Bảo hiểm xã hội, tham mưu UBND trình HĐND huyện đưa chỉ tiêu về phát triển đối tượng tham gia BHXH vào chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyệnhàng năm.
+Phối hợp với Chi cục thuế huyện:để xác định số lao động đang làm việc tại các đơn vị có đóng thuế. Từ đó có căn cứ xác định các đơn vị phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định.
+ Phối hợp với phòng lao động thương binh và xã hội huyện cùng với phòng Thanh tra huyệnđể thành lập các đoàn thanh tra liên ngành trong việc thu hồi nợ thuế, nợ BHXH để công tác đạt được hiệu quả hơn.
+Phối hợp với Ban quản lý Khu công nghiệp Song Khê – Nội Hoàngvà cùng phối hợp yêu cầu các đơn vị này tham gia BHXH theo quy định.
- Trên cơ sở những thông tin có được về các đơn vị, thực hiện rà soát hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị đó, tìm hiểu nguyên nhân doanh nghiệp không hoặc chưa tham gia BHXH cho người lao động để vận động đơn vị tham gia. Nếu trường hợp doanh nghiệp có hoạt động, có sản xuất kinh doanh nhưng cố tình chống đối, từ
68
chối tham gia BHXH, cần kiến nghị cơ quan chức năng có biện pháp xử lý kiên quyết để tránh tiền lệ xấu: Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, có thể thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc lập hồ sơ khởi kiện ra tòa án. Đồng thời, đối với những doanh nghiệp không còn hoạt động thì đề xuất thu hồi giấy phép kinh doanh, và cơ quan BHXH cũng đưa ra khỏi danh sách,để tránh trường hợp phát sinh nợ ảo.
- Tích cực phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, tạo việc làm, đào tạo nghề, tháo gỡ khó khăn cùng doanh nghiệp bời đây chính là biện pháp nhằm mở rộng đối tượng tham gia, giúp nuôi dưỡng nguồn thu BHXH lâu dài.
-Đẩy mạnh công tác tuyên truyền: trọng tâm thu hút NLĐ tham gia BHXH là đẩy mạnh công tác tuyên truyền để chủ DN thấy trách nhiệm pháp lý, cũng như để NLĐ hiểu rõ hơn quyền lợi khi tham gia BHXH. Theo đó, cần có nhiều cách tuyên truyền, vận động hiệu quả hơn để người dân hiểu được những lợi ích thiết thực và tin tưởng khi tham gia BHXH. “BHXH là hình thức tiết kiệm an toàn và bảo đảm lợi ích lâu dài. Vì vậy, phải tuyên truyền cho NSDLĐ hiểu được vấn đề này, vì BHXH cho NLĐ cũng chính là “bảo hiểm” cho chính DN và Nhà nước. Do vậy, cần phối hợp với chính
quyền địa phương thông tin rộng rãi tới nhân dân thì mới có thể bao phủ đến các đối tượng. Đồng thời, phải làm tốt hơn công tác kiểm tra, giám sát, không gây phiền hà cho người tham gia BHXH...” Cùng với việc tuyên truyền, BHXH Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc đơn giản hóa và hiện đại hóa quy trình thủ tục BHXH, nhằm tạo thuận lợi cho DN và người dân khi giao dịch với cơ quan BHXH.
3.2.2.2Về quản lý mức đóng
Tiền đóng BHXH hiện nay là 24%, từ 2014 trở đi là 26% nhân với mức tiền lương đóng. Nhiều đơn vị hiện nay đang dùng nhiều biện pháp nhằm lách luật, đóng BHXH cho người lao động với mức lương thấp hơn lương thực tế. Do đó quản lý tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cũng là một nội dung quan trọng cần tăng cường quản lý trong giai đoạn tiếp theo nhằm tránh thất thu quỹ BHXH. Để quản lý tốt mức đóng, cần thực hiện các biện pháp cụ thể:
69
- Hàng năm BHXHYên Dũng rà soát lại toàn bộ đối tượng đang tham gia, lập kế hoạch thu chi tiết, thống kê số lao động phải đóng theo các mức đóng khác nhau để từ đó có cái nhìn tổng quan về việc đăng ký mức lương làm căn cứ đóng BHXH của các đơn vị nhằm đưa ra kế hoạch kiểm tra cụ thể. Việc này tập trung thực hiện ở các đơn vị ngoài nhà nước, vì những đơn vị hành chính sự nghiệp thì đã có quy định cụ thể về hệ số lương, quy định nâng lương... nên cơ quan BHXH cũng đã có căn cứ để kiểm tra được ngay trong quá trình đăng ký và điều chỉnh mức lương tham gia BHXH. Nhưng
thực tế hiện nay ở BHXH huyện Yên Dũng mới chỉ chú trọng đến đánh giá về số lao động tham gia, số tiền thu, số thu nợchứ chưa thực sự chú trọng xem xét đánh giá về tiền lương đóng BHXH do số lượng cán bộ quá ít để kiểm tra thực tế tại các đơn vị SDLD.Hoặc nếu có kiểm tra thực tế thì các đơn vị thường sử dụng 02 bảng lương khác nhau, một bảng lương để làm căn cứ đóng BHXH theo quy định, một bảng lương để nộp cho cơ quan thuế. Do luật BHXH không quy định cụ thể nên dẫn đến tình trạng đơn vị cố tình lách luật để đóng BHXH theo mức thấp nhất và do công tác tuyên truyền chưa hiệu quả nên NLD cũng không hiểu hết được những quyền lợi của mình khi tham gia BHXH đúng và đầy đủ nên đây cũng lí do giải thích tại sao ở BHXH Yên
Dũng nhiều lao động đang tham gia với mức đóng thấp hơn so với mức lương thực tế ở các đơn vị ngoài khu vực nhà nước. Chính vì vậy BHXH Yên Dũng cần phải phối hợp thật tốt với các cơ quan liên ngànhnhằm xác định danh sách các đơn vị không hưởng lương ngân sách nhưng được cấp có thẩm quyền phê duyệt trả lương theo thang, bảng lương của Nhà nước để có căn cứ theo dõi kiểm tra việc đóng BHXH của các đơn vị này; đồng thời phối hợp Chi cục thuế, cơ quan thẩm quyền để kiểm tra mức lương của các đơn vị ngoài nhà nước.
3.2.2.3Tăng cường quản lý tiền thu BHXH, khắc phục tình trạng nợ, nợ đọng BHXH
Vấn đề nợ đọng BHXH là vấn đề nóng hiện nay của ngành BHXH nói chung và BHXH huyện Yên Dũng nói riêng. Tình trạng trốn nợ, chiếm dụng BHXH trong các doanh nghiệp đã đến mức báo động và trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp và khiếu kiện giữa NLĐ và người SDLĐ. Việc chậm đóng BHXH của đơn vị ảnh hưởng đến nguồn thu của BHXH và quan trọng hơn là ảnh hưởng quyền lợi hợp pháp của người lao động trong việc hưởng các chế độ BHXH,
70
ảnh hưởng đến niềm tin của người lao động đối với BHXH. Theo quy định hiện nay, đóng BHXH đến thời gian nào thìđược hưởng chế độ BHXH đến thời gian đó. Dẫn
đến việc xảy ra trường hợp người lao động không được hưởng các chế độ ngắn hạn (ốm đau, thai sản, trợ cấp DSPHSK), hay người lao động đến tuổi nghỉ hưu nhưng đơn vị nợ nên chưa được chốt sổ để giải quyết chế độ hưu trí, do vậy ảnh hưởng lớn đến người lao động và mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội của Nhà nước. Vì vậy, việc quản lý thu đảm bảo thu tiền BHXH đúng tiến độ, khắc phục tình trạng nợ và nợ đọng BHXH là rất quan trọng. Để hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH, trong quản lý thu cần
chú trọng thực hiện các giải pháp:
Có thể phân các doanh nghiệp nợ BHXH theo hai nhóm, trên cơ sở đó có biện pháp xử lý phù hợp:
- Nhóm thứ nhất: đó là các doanh nghiệp thực sự khó khăn như các doanh nghiệp ngành xây dựng, các doanh nghiệp trong danh sách chuyển đổi vì đặc thù của nhóm này là khi công trình hoàn thành mới được quyết toán lúc đó doanh nghiệp mới có nguồn đóng.
- Nhóm thứ hai: những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định nhưng cố tình nợ đọng BHXH, lam dụng quỹ BHXH, vi phạm quyền lợi của NLĐ.
Để hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH thì cần tập trung vào nhóm hai với việc thực hiện một số giải pháp sau:
- Gắn chặt chặt chẽ công tác thu nộp BHXH với việc cấp thẻ, chốt sổ BHXH và giải quyết chế độ BHXH. Trong quy trình thực hiện BHXH, thu tiền đóng BHXH là yếu tố đầu vào. Việc cấp sổ BHXH là để ghi nhận quá trình đóng (số tiền đóng, thời gian đóng), làm cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH. Người lao động có đóng BHXH thì được cấp sổ, đóng đến đâu, mức đóng như thế nào thì được xác nhận trên sổ BHXH tương ứng với thời gian đóng. Căn cứ vào phần mềm theo dõi, cơ quan BHXH sẽ giải quyết chế độ BHXH khi có phát sinh. Phối hợp chặt chẽ theo đúng quy trình trên là biện pháp ràng buộc để quản lý thu BHXH được đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước. Theo đó, người lao động sẽ chưa được giải quyết chế độ BHXH khi đơn vị nợ
71
BHXH. Việc thực hiện nghiêm túc quy định này sẽ nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động. Tuy nhiên, việc thực hiện biện pháp này rất dễ gây mất lòng tin ở người lao động đối với BHXH. Do đó, thực hiện biện pháp này cần đồng thời chú trọng công tác phối hợp với liên đoàn lao động, với tổ chức công đoàn cơ sở để thông báo về tình hình nợ đọng BHXH của đơn vị, cũng như những hậu quả của nó đối với việc thực hiện quyền lợi của người lao động. Thực tế qua kiểm tra bảng lương của các đơn vị nợ BHXH cho thấy hàng tháng vẫn trích tiền đóng BHXH (8%)
từ lương người lao động. Như vậy, việc không đóng BHXH vừa là chưa thực hiện trách nhiệm của chủ doanh nghiệp (đóng 18%), đồng thời cũng là đang chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động. Do vậy đây là một biện pháp tích cực để tạo sức ép từ phía công đoàn, từ người lao động đối với việc thực hiện đóng BHXH của chủ doanh nghiệp.
- BHXH cần chủ động và tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan chức năng như Thanh tra huyện, liên đoàn lao động, phòng lao động - thương binh và xã hội huyện, công an huyện, chi cục thuế, kho bạc nhà nước huyện trong công tác kiểm tra các đơn vị nợ BHXH.
- Kiên quyết xử phạt nghiêm minh những vi phạm về BHXH. Đối với những đơn vị cố tình nợ BHXH, không phối hợp thì kiên quyết khởi kiện ra tòa án để truy cứu trách nhiệm đối với lãnh đạo doanh nghiệp.Từ năm 2012BHXH được quyền khởi kiện đối với một số doanh nghiệp nợ lớn, kéo dài nhưng hiệu quả chưa cao và việc thụ lý giải quyết hồ sơ của cơ quan tòa án vẫn chậm. Nhưng từ năm 2017 tình trạng còn nhiều DN chưa tuân thủ pháp luật về BHXH, đã có chế tài xử lý mạnh hơn: Với những trường hợp vi phạm pháp luật BHXH nhiều lần, kéo dài, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 216 Bộ luật Hình sự”.
- Xây dựng cơ chế phối hợp với Ngân hàng, kho bạc trong việc trích từ tài khoản tiền gửi của các đơn vị nợ BHXH để đóng BHXH hoặc phong tỏa tài khoản của doanh nghiệp hoặc chủ doanh nghiệp cho đến khidoanh nghiệp đóng đủ tiền nợ hoặc có cam kết trả nợ và thực hiện đúng lộ trình cam kết, được cơ quan BHXH chấp thuận. BHXH huyện Yên Dũng đã thực hiện biện pháp này và thu được những kết quả cao. Hàng tháng cơ quan BHXH thống kê danh sách tên, số tiền nợ,thời gian nợ để bảo cáo Chủ
72
tịch ủy ban nhân dân huyệnđể chỉ đạo thanh tra kiểm tra, xử phạt hành chính, yêu cầu các đơn vị cung cấp thông tin về tài khoản tiền gửi và quyết định áp dụng các biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ BHXH theo quy định. Nhưng trên thực tế để đảm bảo lợi ích của bản thân ngân hàng trong việc giữ khách hàng thì ngân hàng
thường không thực hiện hoặc thực hiện hạn chế đối với nội dung này. Do vậy, trong cơ chế phối hợp cần quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên, đồng thời cơ quan BHXH cần báo cáo, đề xuất với các cấp chính quyền để chỉ đạo các ngân hàng trên địa bàn thực hiện nội dung này.
- BHXH Yên Dũng chủ động báo cáo cấp ủy và chính quyền địa phương về tình hình thực hiện thu nộp BHXH, BHYT trên địa bàn. Tham mưu cho Huyện ủy, UBND
huyệnban hành văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị sử dụng lao động.
- Hàng quý BHXH Yên Dũng chủ độnggửi thông báo danh sách các DN nợ tiền lớn, thời gian kéo dài từ 3 tháng trở lên đến Chủ tịch UBND huyện để phối hợp chỉ đạo công tác thu nợ.
- Về lãi suất chậm đóng BHXH: do ngày càng nhiều đơn vị nợ tiền BHXH để lấy vốn kinh doanh, khiến NLĐ không được hưởng các chế độ BHXH đầy đủ, vì vậy cần phải sửa đổi lãi suấtđể mức lãi xuất doanh nghiệp chậm đóng BHXH phải đóng tăng gấp 3 lần lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH hoặc gấp đôi lãi suất liên ngân hàng.
- BHXH thường xuyênphối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức thực hiện các phóng sự, chuyên đề về nợ BHXH, BHYT nhằm tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người tham gia BHXH, BHYT.
- Đối với những đơn vị nợ tiền, BHXH Yên Dũngcử cán bộ chuyên quản trực tiếp xuống địa phương để đôn đốc, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
- Thành lập tổ thu nợ: xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển đối tượng tham gia
và thu hồi nợ BHXH. Thành phần tổ thu nợ gồm có các cơ quan chức năng với các