7. Nội dung của luận văn
1.3.1 Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội của một số nước trên thế giới
- Hệ thống an sinh xã hội Đức
Được hình thành từ thế kỷ 19 với bốn loại bảo hiểm cơ bản là: BHYT (1883); Bảohiểm tai nạn (1884); Bảo hiểm hưu trí (1889); Bảo hiểm thất nghiệp (1927). Từ năm 1994, nước Đức thực hiện đạo luật về bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ và loại bảo hiểm này trở thành một trong những bộ phận cơ bản của hệ thống BHXH Đức. Bên cạnh hệ thống bảo hiểm, các hình thức bảo trợ xã hội khác như: bảo trợ nuôi dưỡng trẻ em, bảo trợ giành cho người giàcũng được phát triển mạnh mẽ ở Đức. Do những áp lực lớn về cơ cấu tuổi thọ dân số cũng như gánh nặng hưu trí vào năm 2001 chính phủ Đức đã ban hành đạo luật cải cách hưu trí mới với mục tiêu là ổn định các tỷ lệ đóng góp trong quỹ hưu trí. Vào năm 2004, cải cách hưu trí lại được tiến hành ở Đức với phương châm mang lại sự ổn định về tài chính cho hệ thống BHXH với việc tăng độ tuổi nghỉ hưu chính thức từ 65 tuổi lên 67 tuổi vào năm 2035 và tiếp tục khẳng định tỷ lệ đóng góp vào hệ thống hưu trí công cộng ở mức 20% vào năm 2020 và 22% vào năm 2030.
- Hệthống an sinh xã hội Phápđược hình thành từ năm 1945 và cho đến tận cuối thập kỷ 70, mô hình an sinh xã hội vẫn áp dụng chủ yếu theo mô hình Bismarck, bởi lẽ trong giai đoạn này nước Pháp đã đạt được tốc độ tăng trưởng bền vững, việc làm đầy đủ, mạng lưới an sinh xã hội mở rộng.Vào cuối thập kỷ 1990 an sinh dành cho người về hưu mới bắt đầu được chú trọng nhiều, điều này thể hiện rất rõ trong luật quỹ an sinh xã hội Pháp (2002). Các chương trình an sinh xã hội Pháp hiện nay bao gồm: BHYT; bảo hiểm hưu trí và trợ cấp tuổi già; bảo hiểm thương tật khi làm việc; bảo hiểm thất nghiệp; Trợ cấp gia đình và mỗi chương trình này đều có luật riêng điều chỉnh.
- Hệ thống an sinh xã hội ở Thuỵ Điển: mô hình an sinh xã hội xuất hiện từ những năm 1930 theo mô hình “xã hội dân chủ”. An sinh xã hội Thuỵ Điển chủ yếu dựa vào thuế và sự đóng góp, đây là mô hình an sinh xã hội “thân thiện với việc làm”, có nghĩa là đảm bảo việc làm cho tất cả mọi người. Vào năm 1999, chính phủ Thụy Điển đã thực hiện các chiến lược hiện đại hoá an sinh xã hội với 4 mục tiêu cơ bản, trong đó có mục
24
tiêu quan trọng là: “Tạo việc làm để nâng cao thu nhập, sau đó việc làm sẽ mang lại thu nhập an sinh”.Có thể nói hệ thống an sinh xã hội của Thuỵ Điển từ thập kỷ 90 trở lại đây gần như đã đi theo hướng “xã hội dân chủ”. Nó chủ yếu được dựa trên nguyên tắc bồi thường sự mất mát thu nhập, đảm bảo thu nhập, nhằm khuyến khích năng suất lao động và việc làm tăng lên và thất nghiệp giảm xuống. Ngày nay, các hình thức an
sinh xã hội mà Thuỵ Điển áp dụng chủ yếu là: Bảo hiểm hưu trí cho người già; Trợ giúp xã hội; Bảo hiểm thất nghiệp; Chính sách chăm sóc người mẹ cô đơn; Chế độ nghỉ phép và chăm sóc trẻ.
- Hệ thống an sinh xã hội Nhật Bản: Hệ thống an sinh xã hội của Nhật Bản ra đời từ những năm 1950 và liên tục được hoàn thiện. Nó đang đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế Nhật Bản. Những thành tố cơ bản của hệ thống này là dùng quỹ xã hội để đảm bảo thu nhập cho những người lâm vào tình cảnh đặc biệt; BHYT; bảo đảm phúc lợi cho những người cao tuổi, người tàn tật và trẻ em nhỏ tuổi cần sự chăm sóc thường xuyên; trợ cấp xã hội đối với những người có mức sống thấp hơn mức qui định. Như vậy, có thể thấy an sinh xã hội Nhật Bản bao gồm 3 bộ phận
chính: chăm sóc y tế, hưu trí và phúc lợi xã hội khác. Trong đó, hưu trí là bộ phận chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi tiêu của hệ thống.
- Hệ thống an sinh xã hội Anh: Vào năm 1601, đạo luật cứu tế người nghèo ra đời có nhiệm vụ cung cấp từ thuế địa phương cho các dịch vụ chăm sóc ốm đau, những người nghèo khổ bần cùng, những người không nhà cửa. Trong thập kỷ 20, đạo luật bảo hiểm sức khỏe quốc gia ra đời (1911) và tiếp đến là đạo luật BHXH quốc gia nhằm tái thiết lại hệ thống dịch vụ xã hội sau chiến tranh thế giới thứ II ở Anh, cơ cấu đóng góp vào quỹ an sinh xã hội được chia làm 5 nhóm, cụ thể là: Nhóm 1: giới chủ doanh nghiệp và người lao động; Nhóm 2: đóng góp của người tự làm chủ; Nhóm 3: đóng góp của những người tình nguyện bảo vệ quyền lợi cho một số lợi ích; Nhóm 4: đóng góp của những người tự làm chủ trên lợi nhuận thuế của họ; Nhóm 5: đóng góp của người chủ cung cấp cho người lao động nhiên liệu xe hơi hoặc xe hơi xử dụng riêng. Hệ thống an sinh xã hội ở Anh bao gồm: bảo hiểm hưu trí; trợ cấp cho cha mẹ và trẻ em; trợ cấp ốm đau và mất sức lao động; bảo hiểm thất nghiệp; trợ cấp cho những
người đang tìm kiếm việc làm.
25
- Hệ thống an sinh xã hội Trung QuốcLuật Lao động Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có 13 chương, 107 điều. Chương IX nói về bảo hiểm và phúc lợi xã hội có 7 điều, trong đó có Điều 73 quy định 5 chế độ bảo hiểm xã hội là: Nghỉ hưu, bệnh tật, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp và sinh đẻ. Luật chỉ quy định những nguyên tắc chung nhất, còn cụ thể thì giao cho chính quyền nhân dân các tỉnh, các khu tự trị và thành phố trực thuộc trung ương quy định những biện pháp phù hợp với điều kiện của từng địa phương và báo cáo lên để Hội đồng nhà nước biết. Đến năm 1999, trong cả nước và ở các địa phương đã cụ thể hoá tất cả các chế độ trong những điều kiện kinh tế - xã hội trên mỗi địa bàn, trong đó có hai chế độ là nghỉ hưu (nay là dưỡng lão) và bảo hiểm thất nghiệp dã được xây dựng thành điều lệ. Các chế độ khác về cơ bản còn là những quy định tạm thời (tuy nhiên hiệu lực thi hành cũng khá cao). Về nguyên tắc, mỗi chế độ có một quỹ riêng. Nguồn quỹ gồm hai khoản (một khoản do người sử dụng lao động - chủ doanh nghiệp nộp, một khoản do người lao động đóng). Riêng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và quỹ bảo hiểm sinh đẻ thì chủ doanh nghiệp
phải đóng (người lao động không phải nộp). Chỉ khi nào mất cân đối thu chi do các nguyên nhân bất khả kháng thì nhà nước mới hỗ trợ từ ngân sách cho các quỹ.
- Hệ thống an sinh xã hội Phần Lan
Các chương trình an sinh xã hội:Giống như các nước Bắc Âu khác, Phần Lan chia phần lớn các chương trình an sinh xã hội thành các chương trình bảo đảm an sinh thu nhập và các chương trình cung cấp dịch vụ sức khỏe và xã hội. Nguồn thu của các chương trình an sinh xã hội gồm có hai lĩnh vực là:bảo hiểm xã hội, bảo đảm thu nhập cho người già, ốm đau, phụ nữ có thai, người thất nghiệp, hoặc bị thương tật liên quan đến lao động; vàan sinh thu nhậpđược phân thành các loại như phúc lợi, bao gồm chuyển thu nhập để trợ cấp cho các gia đình thông qua các biện pháp như trả cho trẻ em, trợ cấp người mẹ, trả cho nạn nhân chiến tranh và gia đình họ, trợ cấp tài chính cho những người tàn tật hoặc có nhu cầu bức thiết. Các chương trình của bảo hiểm xã hội, chiếm tới 80% quỹ phúc lợi xã hội.
Lương hưu:Vào cuối thập niên 80, Luật Hưu trí quốc gia được cải cách nhằm mở ra cơ hội cho tất cả mọi người ở độ tuổi trên 16 tuổi. Thậm chí người nước ngoài ở Phần Lan, dù không phải là người có nguồn gốc Bắc Âu, cũng được hưởng lợi từ luật này
26
nếu đã định cư ở Phần Lan trong thời gian ít nhất là 5 năm. Độ tuổi được hưởng lương hưu là 65 tuổi, và dao động trong độ tuổi từ 50 đến ngoài 60 nếu như người đó nằm trong trường hợp bị thất nghiệp lâu ngày.
Năm 1961, Luật Lương hưu cho người lao động được ban hành để bổ sung cho Kế hoạch lương hưu quốc gia, vốn phù hợp với người dân nông thôn (chiếm đa số cho tới thập niên 60), nhưng không đủ cho người dân thành phố. Trong thập niên 70, các kế hoạch lương hưu liên quan đến lương bắt buộc khác được ban hành thành luật cho những lao động tạm thời, cho những người tự kinh doanh… Cuối thập niên 70, một kế hoạch lương hưu bổ sung được ban hành cho nông dân. Vào năm 1986, những người làm nghề tự do chẳng hạn như nhà văn, diễn viên cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của luật này. Những kế hoạch lương hưu này do chủ lao động, tư nhân hoặc xã hội chi trả. Viện An ninh lương hưu Trung ương chịu trách nhiệm báo cáo về tình trạng việc làm và thu nhập.
Bảo hiểm ốm đau: Luật Bảo hiểm ốm đau ra đời vào năm 1963 nhằm cung cấp bảo hiểm y tế cho người dân Phần Lan. Luật quy định tất cả công dân đều được bảo hiểm khi đau ốm. Các hệ thống chăm sóc sức khỏe ở bệnh viện và trung tâm y tế đều miễn phí. Phụ nữ khi sinh đẻ được thanh toán trung bình khoảng 80% thu nhập trong thời gian 1 năm. Người sống độc thân có 1 con được thanh toán 92% thu nhập khi ốm đau, trong khi người độc thân không có con được thanh toán 77% thu nhập. Đối với những gia đình có cả vợ chồng và con, mức thanh toán bảo hiểm khi ốm đau là khoảng 90% thu nhập thực tế. Quỹ bảo hiểm ốm đau chủ yếu do nhà nước chi trả; người nhận trả thông qua 2% thuế thu nhập, chủ sử dụng lao động trả 1% lương của người lao động.
Bảo hiểm thất nghiệp: Năm 1984, Phần Lan cải cách Luật An sinh thất nghiệp, trong đó tất cả công dân Phần Lan từ 17 đến 64 tuổi đều được hưởng bảo hiểm khi thất nghiệp. Mức trợ cấp thất nghiệp cho những người đang tìm việc làm là 70 Fmk/ngày và người thất nghiệp được hưởng trợ cấp này ít nhất là 500 ngày trong giai đoạn 4 năm. Những người gần 60 tuổi không có khả năng tìm việc có thể được trợ cấp thất nghiệp tương đương với một mức lương tàn tật cho tới khi họ đến tuổi được nhận lương hưu. Giới chủ và nhà nước đóng góp 95% cho quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong khi người lao động chỉ phải đóng 5%.
27
Tìm hiểu pháp luật an sinh một số nước trên thế giới cho thấy, dù khác nhau về yếu tố địa lý, kinh tế, xã hội, sắc tộc… nhưng pháp luật BHXH và cứu trợ xã hội vẫn là thành tố quan trọng nhất của hệ thống. BHXH được thực hiện thông qua sự đóng góp của các cá nhân và hỗ trợ của Chính phủ và cứu trợ xã hội là việc làm tái phân phối của quốc gia, là chế độ bảo hộ đối với công dân