Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 31 - 35)

7. Nội dung của luận văn

1.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH

1.2.7.1 Các nhân tố chủ quan

- Chất lượng đội ngũ cán bộ BHXH:

Trong mọi lĩnh vực, con người là yếu tố quyết định sự thành công. Trong công tác quản lý thu BHXH, con người có trình độ, năng lực, khả năng tư duy và có đạo đức nghề nghiệp là yếu tố tác động chủ yếu đến hiệu quả của công tác thu BHXH. Cán bộ thu hàng ngày phải xử lý các nghiệp vụ thu đòi hỏi phải được tuyển chọn cẩn trọng, bố trí hợp lý, đào tạo bài bản và phải đảm bảo một số tiêu chuẩn:có kiến thức kinh tế và xã hội, nắm vững luật pháp, chuyên môn nghiệp vụ, đi sâu đi sát vào đơn vị như am hiểu lĩnh vực hoạt động kinh doanh, nắm chắc tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp trên địa bàn quản lý, có đạo đức, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp cao, giao

tiếp tốt, có bản lĩnh, kinh nghiệm nghề nghiệp.

- Hoạt động tuyên truyền giáo dục:

Để người lao động hiểu rõ hơn về lợi ích của việc tham gia BHXH đồng thời nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật BHXH thì hoạt động tuyên truyền giáo dục là vô cùng cần thiết vì nếu “quan hệ công chúng” của cơ quan BHXH chưa thực sự tốt và hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của đối tương tham gia BHXH, đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không tuân thủ thực hiện đúng luật BHXH của đối tượng tham gia BHXH.

- Công tác thanh tra, kiểm tra:

Việc thanh tra, kiểm tra chưa hiệu quả, chưa kiểm soát hết lượng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc do lực lượng thanh tra quá mỏng so với số lượng đối tượng tham gia nên không thực hiện thanh tra, kiểm tra thường xuyên. Từ đó cơ quan BHXH không kiểm soát hết tình trạng vi phạm. Mặt khác có thể là do tư cáchđạo đức của thanh tra viên, họ có thể dễ dàng bị mua chuộc và thông đồng với người sử dụng lao động để vi phạm pháp luật

20

- Mối quan hệ hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan chức năng liên quan:

Trong quá trình quản lý đối tượng tham gia, nếu cơ quan BHXH không giữ mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức như công đoàn, cơ quan quản lý lao động, các cơ quan liên quan đến việc cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp ….thì mức độ tuân thủ đóng góp của các đối tượng này sẽ bị giảm đi.

1.2.7.2 Các nhân tố khách quan

- Tốc độ tăng trưởngcủa nềnkinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của Nhà nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ có nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, các đơn vị mở rộng sản xuất kinh doanh, sử dụng thêm nhiều lao động, nhờ đó mở rộng được đối tượng tham gia BHXH. Đồng thời, kinh tế phát triển thu nhập bình quân đầu người tăng thể hiện việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được thuận lợi, do đó, tiền lương của người lao động được tăng lên, và chủ doanh nghiệp cũng sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc đóng BHXH cho người lao động, từ đó giảm được tình trạng trốn đóng và nợ BHXH.

- Môi trường pháp lý về BHXH

Khung pháp lý về BHXH hoàn chỉnh là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc

tuân thủ pháp luật BHXH của người tham gia và ngược lại.

Thông qua Luật bảo hiểm xã hội, Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước đối với công tác BHXH; đồng thời là cơ sở pháp lý để cơ quan BHXH thực hiện quản lý thu BHXH trong phạm vi quyền hạn của mình. Ngoài ra, công tác quản lý thu BHXH còn chịu tác động trực tiếp của Luật lao động, các chủ trương chính sách và các quy định khác liên

quan.

Tính đồng bộ giữa các quy phạm pháp luật trong các văn bản pháp luật khác nhau, tính nhất quán trong các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác BHXH có vai trò quan trọng trong việc thực thi pháp luật về BHXH. Hoàn thiện của hệ thống pháp luật là yêu cầu cần thiết bởi pháp luật phù hợp với điều kiện hoàn cảnh đất nước thì tạo được sự đồng thuận, sự tuân thủ của người tham gia. Ngược

21

lại, tính phức tạp, bất công bằng, bất hợp lý cũng như những lỗ hổng trong luật BHXH là những thách thức lớn đối với quản lý thu BHXH, gây ra những chống đối và sai phạm.

- Chính sách lao động việc làm tiền lương

Đối tượng tham gia BHXH là người lao động. Do vậy, chính sách lao động, việc làm tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý thu BHXH.

Quy định về tuổi lao động ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý thu BHXH. Tuổi lao động tăng thêm sẽ mở rộng đối tượng tham gia BHXH, tăng thêm thời gian đóng góp vào quỹ BHXH của người lao động và ngược lại, do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến số đối tượng tham gia, nguồn thu BHXH.

Những chính sách về lao động việc làm của Nhà nước như: Đầu tư hỗ trợ công tác đào tạo nghề, phát triển thị trường lao động, hình thành hệ thống thông tin việc làm... sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lao động tìm được việc làm và mức thu nhập của họ. Chính vì vậy, nó cũng ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH về số người tham gia BHXH và mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH.

Chính sách về tiền lương tối thiểu chung, tiền lương tối thiểu vùng ảnh hưởng trực tiếp đến thu BHXH. Đặc biệt ở nước ta, khi nguồn thu BHXH chủ yếu từ lao động trong hệ thống cơ quan, đơn vị sự nghiệp nhà nước (thu BHXH theo hệ số), thì việc thay đổi mức lương tối thiểu chung ảnh hưởng nhiều đến mức đóng và tiền thu BHXH nói

chung.

- Trình độ nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động và người lao động là đối tượng đóng góp vào quỹ BHXH nên nhận thức của họ vềBHXH ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý thu BHXH. Đa phần hiện nay người lao động và sử dụng lao đông chưa hiểu được hết được quyền lợi của mình cũng như bản chất vì an sinh xã hội của BHXH, thậm chí còn lẫn lộn giữa Bảo hiểm thương mại và BHXH nên tìm cách để trốn tránh việc đóng bảo hiểm bằng nhiều hình thức khác nhau như: Không đăng ký đóng BHXH, chậm đóng BHXH, đóng với mức lương thấp hơn mức lương thực hưởng...

22

Chính vì vậy cần tuyên truyền phổ biến trách nhiệm cũng như quyền lợi của người

tham gia BHXH để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người lao động

- Tình trạng tài chính của đối tượng tham gia BHXH

Khả năng tài chính của đối tượng tham gia BHXH có ảnh hưởng tới khả năng đóng BHXH. Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp cùng với các thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng của người SDLD trong việc tham gia đầy đủ cho NLD. Lạm phát cao và tình trạng căng thẳng tài chính của doanh nghiệp có thể làm cho họ có them động cơ trốn đóng BHXH.

- Sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền

Luật BHXH đã quy định rõ Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

Cơ quan BHXH chỉ là đơn vị hành chính sự nghiệp, là cơ quan tổ chức thực hiện chính

sách BHXH, không có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Chính vì vậy để nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc tham gia BHXH thì vai trò của các cấp ủy Đảng và

chính quyền có tác động rất lớn đến BHXH nói chung, đến công tác thu BHXH nói riêng. Đó là việc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vi trong đó có nghĩa vụ đóng BHXH thông qua tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng trong doanh nghiệp. Đó là việc yêu cầu các doanh nghiệp khi thành lập, hoạt động phải có chỉ tiêu thực hiện BHXH, thành lập các đoàn thanh tra, xử lý vi phạm về đóng BHXH, về đăng ký lao động tham gia BHXH.

23

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)