Nguyên nhân và hậu quả của nợ đọng BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác thu nợ đọng bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 39)

- Nguyên nhân

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, một số doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng, việc làm và thu nhập của người lao động không ổn định dẫn đến không có khả năng đóng BHXH đúng hạn. Có thể nói, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến số nợ BHXH vẫn còn tương đối cao.

Các đơn vị sản xuất kinh doanh đều đưa ra nguyên nhân chậm nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN do tình hình kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng chậm… Tuy nhiên, trên thực tế một số doanh nghiệp trảlương cho người lao động đến tháng đã khấu trừ phần trách nhiệm phải nộp BHXH, BHYT, BHTN của người lao động. Thực chất việc nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN của một số doanh nghiệp chủ yếu là cốtình dây dưa lợi dụng vốn để phục vụ cho mục đích khác bởi lãi suất chậm nộp BHXH thấp hơn so với lãi suất của ngân hàng mà không phải làm thủ tục vay. Về phía người lao động chưa quan tâm hoặc thiếu hiểu biết về luật BHXH dẫn đến việc doanh nghiệp không trích nộp hoặc không đóng BHXH cho người lao động hoặc thu BHXH của người lao động sử dụng vào mục đích khác.

Các chế tài và mức xử phạt vi phạm còn quá nhẹ - Hậu quả

Chủ sử dụng không đóng BHXH, BHYT, BHTN đã khiến không ít người lao động khi ốm đau, tai nạn, nghỉ thai sản không được hưởng quyền lợi. Nhiều người lao động nghỉ việc không được chốt sổ BHXH, không được hưởng BHTN. Có người thậm chí nghỉhưu, đã chết còn chưa được giải quyết các chếđộ trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác thu nợ đọng bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)