Những hạn chế còn tồn tại trong giai đoạn 2014-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác thu nợ đọng bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 67 - 69)

Bên cạnh những kết quảđã đạt được, công tác thu BHXH bắt buộc ở BHXH tỉnh Lạng Sơn vẫn còn một số hạn chế, tồn tại cần sớm được khắc phục, đó là:

Hiện nay, một số đơn vị sử dụng lao động thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH (nhất là khối doanh nghiệp ngoài quốc doạnh) còn chưa thực hiện đăng ký đóng BHXH theo đúng quy định.

Số lao động tham gia BHXH trong các đơn vị đã đăng ký tham gia đóng BHXH cũng còn chưa đầy đủ, chưa đúng quy định.

Có một số lượng không nhỏ các doanh nghiệp (nhất là khối ngoài quốc doanh) còn nợ tiền đóng BHXH cho NLĐ với số tiền lớn làm ảnh hưởng đến nguồn thu BHXH, đồng thời làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của NLĐ.

Vấn đề tồn tại lớn nhất trong công tác thu BHXH là số tiền nợ đọng BHXH của các cơ quan đơn vị. Tình trạng nợ đọng BHXH vẫn còn tương đối lớn và tăng qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và gặp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh nên nợ đọng tiền đóng BHXH kéo dài. Nếu không được tập trung chú ý giải quyết, truy thu, đốc thu thì số nợ này sẽ ngày một tăng lên, gây ảnh hưởng đến kết quả thu, và ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Đội ngũ cán bộtuy đã được đào tạo nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ với điều kiện hiện nay, số cán bộ trong cơ quan BHXH tỉnh Lạng Sơn so với phạm vi ở tỉnh là chưa đủ. Hơn nữa, các cán bộ có chuyên môn cao vẫn còn ít, năng lực vẫn còn hạn chế trong quá trình công tác. Đôi khi còn chưa linh hoạt và sáng tạo trong quá trình làm việc.

Số nợ đọng qua các năm còn khá nhiều mặc dù có những biện pháp tuyên truyền đến từng đơn vị, còn nhiều doanh nghiệp chưa tự giác tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động mà không bị xử lý theo pháp luật, thực tếtrên địa bàn tỉnh Lạng Sơn còn tồn tại nhiều doanh nghiệp đi và hoạt động, có SDLĐ nhưng lại chưa tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động dẫn đến tình trạng nợđọng còn diễn ra khá nhiều.

Một trong những tồn tại lớn nhất trong việc thực hiện những quy định về BHXH hiện nay là công tác quản lý chưa đồng bộ, cơ quan BHXH tỉnh Lạng Sơn cũng như các phòng ban ngành chức năng chưa nắm chắc hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình SDLĐ của các DN, cơ sở sản xuất, nhất là các DN ngoài quốc doanh. Có những DN có đăng ký thành lập trên địa bàn huyện nhưng không có trụ sở giao dịch, không hoạt động theo nội dung đăng ký, giải thể sau khi thành lập và hoạt dộng một thời gian ngắn, không đăng kí SDLĐ… Cũng không cơ quan nào quản lý, theo dõi và nắm được thông tin về những DN đã đăng ký kinh doanh, có mã số thuếnhưng không có trụ sở làm việc thực chất có hoạt động hay không, còn kinh doanh hay đã dừng hoặc thay đổi phạm vi hoạt động. Ngoài ra khu vực ngoài công lập còn có nhiều nhà trẻ mầm non tự thục không ký kết hợp đồng với NLĐ. Do vậy việc quản lý, theo dõi, yêu cầu NSDLĐ

thực hiện chính sách BHXH cho NLĐ theo Luật định ở các đơn vị này thực sự là vấn đề không dễ.

Có tồn tại nhiều DN kê khai đăng ký không chính xác số người tham gia lẫn mức lương trích nộp BHXH bắt buộc dưới nhiều hình thức như: chỉ ký HĐLĐ dưới 03 tháng hoặc không ký HĐLĐ; khai báo thấp hơn số lao động đang sử dụng; hoặc tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ với mức lương thấp, không thực hiện việc nâng bậc lương thường xuyên mà tăng các khoản chi trả ngoài lương để giảm bớt phần đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác thu nợ đọng bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)