Mục tiêu thu nợ đọng BHXHBB đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác thu nợ đọng bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 82)

Bảng 3.1: Dự kiến số thu BHXH bắt buộc đến năm 2020

Năm Sốđơn vị tham gia Sốlao động Số thu BHXH BB (đơn vị) (người) (triệu đồng)

2017 2.668 52.617 655.000 2018 2.728 52.815 725.000 2019 2.850 53.250 805.000 2020 3.100 54.200 900.000 Nguồn BHXH tỉnh Lạng Sơn 3.2 Một số kiến nghị

3.2.1 Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước

Cơ quan quản lý nhà nước về BHXH cấp địa phương bao gồm: Sở Lao động- thương binh và xã hội, sở tài chính, UBND tỉnh. Các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH cấp trung ương và địa phương cần xem xét nghiên cứu ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến BHXH bắt buộc một cách đồng bộ và kịp thời.

Chính sách BHXH bắt buộc càng hoàn thiện thì việc triển khai và thực hiện công tác nói riêng và hoạt động hệ thống Bảo hiểm nói chung sẽ được thống nhất và có hiệu quả hơn. Bên cạnh việc áp dụng luật BHXH bắt buộc cần phải có những văn bản hướng dẫn thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay ở Việt Nam.

Mở rộng điều kiện hình thức tham gia BHXH bắt buộc cho các đổi tượng để thu hút tất cả mọi người lao động đều tham gia bảo hiểm. đây là chủtrương lớn với mục tiêu tất cả mọi người đều được tham gia bảo hiểm. Mở rộng đối tượng lao động sẽ đảm bảo tính công bằng, đồng thời tăng quỹ BHXH bắt buộc sẽ làm gia tăng quyền lợi của người tham gia. Cụ thể:

Nhà nước có những văn bản pháp luật quy định cụ thể về mức thu BHXH bắt buộc đối với từng đối tượng lao động mức lương mà người lao động được hưởng ( dựa trên mức lương thực tế của người lao động ).

Phối hợp các cơ quan, ban ngành cơ quan trong việc hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện các biện pháp sử phạt về hành chính đối với đơn vị sử dụng lao động, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cần có sự ràng buộc của việc thành lập DN, việc thực hiện nghĩa vụ thu BHXH bắt buộc để hạn chế tình trạng nợđọng tiền BHXH bắt buộc.

Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội cần tăng cường hơn nữa việc kiểm tra thanh tra, tổ chức đôn đốc, giám sát tình hình tham gia và thực hiện chếđộ BHXH bắt buộc của NSDLĐ trên địa bàn tỉnh. Đối với các đơn vị nợ đọng lớn, kéo dài cần kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH bắt buộc.

Cần đưa ra các chế tài xử phạt và áp dụng Luật BHXH bắt buộc một cách nghiêm túc vào việc thu BHXH bắt buộc và quản lý các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc để NLĐ và chủ SDLĐ có thể thấy rõ hơn, để từ đó thực hiện và tham gia tốt và tránh được tình trạng trốn đóng BHXH bắt buộc. Cần xem xét lại mức xử phạt và cơ chế xử phạt: Các hành vi vi phạm pháp Luật BHXH bắt buộc diễn ra ngày càng phổ biến, tình hình nợđọng ngày càng tăng do mức xử phạt và cơ chế xử lí vi phạm pháp luật BHXH bắt buộc như hiện nay còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe đối với những hành vi trốn đóng, nợ đọng BHXH bắt buộc. Các vi phạm lại chủ yếu diễn ra ở các đơn vị lớn nhưng mức xử phạt tối đá lại không quá 20 triệu đồng là quá ít, trong khi cơ chế xử lý vi phạm như hiện nay là không kịp thời. Cơ quan BHXH nắm chắc tình hình thu nộp BHXH bắt buộc của các đơn vị nhưng không có thẩm quyền xử phạt mà chỉ có thể kiến nghị, khi các cơ quan chức năng nghiên cứu xử phạt thì có thểđơn vịđó đã không tồn tại. Đây là khó khăn rất lớn trong công tác thu, xử lý vi phạm pháp luật về BHXH bắt buộc, vì vậy cần phải xem xét và đưa ra những chế tài nghiêm khắc hơn để hạn chế tình trạng trên.

Thanh tra lao động cần thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra đột xuất tại các DN thực hiện chính sách BHXH bắt buộc còn yếu kém để phát hiện ra sai phạm và kịp thời xử lý về các vấn đề như kiểm tra bảng lương, tình hình sử dụng lao động và biến động tiền lương của NLĐ trong các đơn vị có SDLĐ để đối chiếu với danh sách nộp cho BHXH bắt buộc do đơn vị lập chuyển cho cơ quan BHXH bắt buộc để nắm bắt tình hình thực thế, nếu có vi phạm thì lập biên bản xử lý kịp thời nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. Cần xem lại cơ chế xử phạt và mức xử phạt.

3.2.2 Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Thực hiên tốt công tác quản lý thu BHXH bắt buộc ngay từ việc quản lý đối tượng tham gia phải nắm vững một số đơn vị trên địa bàn, số lao động thuộc diện điều tra, quỹ tiền lương của đơn vị, những biến động trong tháng, quý, năm của đơn vịnhư tăng lương, giảm lương, giảm lao động, di chuyển lao động,…

Xây dựng quả trình thu BHXH bắt buộc ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn. Theo quy định ở pháp luật, quá trình thu BHXH bắt buộc gồm 3 khâu:

Khâu đăng ký Khâu thực hiện

Khâu kiểm tra xác nhận

Ở mỗi khâu cần phải phân công nhiệm vụ cụ thểrõ ràng đối với từng bên để tránh tình trạng chừa việc cho nhau.

Khâu đăng ký: Do đơn vị sử dụng lao động đảm nhận sau đó chuyển lên để cán bộ các cơ quan kiểm tra đối chiếu danh sách đăng ký của đơn vị.

Khâu thực hiện: Hàng kỳ đơn vị sử dụng lao động cùng với cán bộ thu BHXH bắt buộc đối chiếu công nợ, bổ sung các yêu tốphát sinh thay đổi về tiền lương tham gia bảo hiểm nơi làm việc thời gian làm việc từ đó bổ sung BHXH bắt buộc kịp thời cho người lao động và thu đủ tiền BHXH bắt buộc tránh tình trạng nợ đọng truy thu hoặc thất thu vào kì sau. Theo quy định thực hiện nay quy trình quản lý thu BHXH bắt buộc được áp dụng cho tất cả các loại đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên đối với những người lao động thuộc khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì cũng nhiều vấn đề hạn chế. Có rất nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới được thành lập với số lượng lao động phổ thông rất lớn song cơ quan BHXH bắt buộc vẫn chưa nắm bắt được tình hình, chưa theo dõi được tình hình của những doanh nghiệp ngoài quốc doanh đó để triển khai và tiến hành thực hiện BHXH bắt buộc cho người lao động. Do đó, cơ quan BHXH bắt buộc cần đưa thêm khâu khai thác các đơn vị mới

tham gia BHXH bắt buộc. Có như vậy sẽ làm tăng thêm số đơn vị, số lao động mới tham gia BHXH bắt buộc tăng nguồn thu cho quỹ BHXH bắt buộc.

Không những vậy, cơ quan BHXH bắt buộc nên hỗ trợ cho UBND các tỉnh phường, thị trấn, các phòng chức năng quận huyện, các cán bộ làm công tác BHXH bắt buộc cấp dưới về phương tiện, kinh phí hỗ trợ thu, phối hợp cùng với các cơ quan BHXH bắt buộc cấp dưới nắm tình hình và thu BHXH bắt buộc tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sao cho thu đúng, thu đủ, không bỏsót đối tượng; linh hoạt trong công tác thu nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Cùng với việc làm tốt công tác thu BHXH bắt buộc thì cần phải kết hợp với việc thực hiện tốt công tác chi trả các chế độ BHXH bắt buộc cho người lao động ở các đơn vị, cần quản lý và theo dõi chặt chẽ hồsơ của người lao động. Tuy nhiên, phải chú ý đến số tiền bảo hiểm mà các đơn vị đã nộp trước khi thực hiện chi trả: nộp đủ tiền bảo hiểm mới thực hiện chi trả; như vậy mới đảm bảo thu – chi cho quỹ BHXH bắt buộc, tránh tình trạng nợđọng BHXH bắt buộc từ kỳ này sang kỳ khác.

3.2.3 Kiến nghị với cơ quan bảo hiểm tỉnh Lạng Sơn

BHXH tỉnh Lạng Sơn đơn vị trực tiếp có trách nhiệm chỉ đạo hướng dẫn và giám sát công tác thực hiện chính sách BHXH bắt buộc, nên BHXH Tỉnh Lạng Sơn cần tích cực ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách đối với NLĐ, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động thu BHXH bắt buộc đồng thời tạo sự tin tưởng cho NLĐ vào chính sách BHXH bắt buộc.

BHXH Tỉnh Lạng Sơn cần có kế hoạch phân bổ các cán bộ ngành BHXH bắt buộc về làm việc tại cơ quan BHXH bắt buộc cấp huyện thị một các hợp lý, hàng năm cần có những khoản kinh phí riêng dùng để khen thưởng cho các cán bộ công nhân viên của ngành BHXH bắt buộc, đặc biệt là các cán bộ có thành tích cao, có nhiều sáng kiến trong công việc. Đồng thời có biện pháp khiển trách, nhắc nhở và có những hình thức xử phạt thích đáng đối với những cá nhân mắc khuyết điểm, có hành vi sai trái trong công việc.

BHXH tỉnh Lạng Sơn cần đẩy mạnh công tác tổ chức tuyên tryền sâu rộng về chính sách BHXH bắt buộc tới cảNLĐ và NSDLĐ nhằm nâng cao sự hiểu biết về pháp luật BHXH bắt buộc cho toàn thể nhân dân.

Phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh, phòng Thanh tra lao động thuộc Sở LĐTB & XH tổ chức thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra giám sát chặt chẽ tình hình tham gia BHXH bắt buộc cho các đối tượng theo Luật quy định. Đặc biệt quản lý chặt chẽđối tượng tham gia, tình hình thu nộp của khối DN ngoài quốc doanh vì hiện nay khối này chiếm một tỷ trọng lớn trong thu và tình trạng nợđọng BHXH bắt buộc còn phổ biến.

Kết luận chương 3

Chương 3 của luận văn đã đề xuất được các giải pháp mang tính định hướng cơ bản nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH tại tỉnh Lạng Sơn. Các giải pháp đều xuất phát từ thực tế phân tích hoạt động của công tác quản lý thu BHXH tỉnh Lạng Sơn trong chương 2. Để đảm bảo cho các giải pháp này thực sự mang tính khả thi và hiệu quả khi áp dụng BHXH tỉnh Lạng Sơn cần có những tính toán cụ thể hơn cũng như có những kiểm định thực tế sâuhơn.

KẾT LUẬN

Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho cán bộ, công chức, quân nhân và người lao động, ổn định chính trị, an sinh xã hội thúc đẩy sự mạnh nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, từ khi thành lập nước đến nay, Nhà nước đã quan tâm thường xuyên đến việc thực hiện các chếđộ chính sách BHXH đối với cán bộ, công chức, quân nhân và người lao động thuộc các thành phần kinh tế.

Qua 22 năm hoạt động, hệ thống BHXH Việt Nam nói chung và BHXH tỉnh Lạng Sơn nói riêng đã từng bước được củng cố, hoàn thiện và không ngừng phát triển lớn mạnh công tác thu, chi, quản lý thu quỹ BHXH, giải quyết các chếđộ chính sách BHXH cho các đối tượng theo luật định dần đi vào nền nếp, tạo điều kiện thuận lợi cho những người tham gia và hưởng các chếđộ BHXH. Tuy nhiên phát triển BHXH phải phù hợp với sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Điều đó có nghĩa là quan điểm phát triển của BHXH phải xuất phát từ mục tiêu phù hợp với chiến lược phát triển nền kinh tế thịtrường có định hướng XHCN của Đảng và Nhà nước.

Trong những năm qua BHXH tỉnh Lạng Sơn đã đạt được nhiều thành tựu, kết quảnhư thu BHXH bắt buộc ngày càng cao đã góp phần không nhỏ cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn. Bên cạnh đó việc quản lý thu BHXH vẫn còn tồn tại một sốkhó khăn vướng mắc như: chưa khai thác hết lực lượng lao động, ở các cơ quan, đơn vị. doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hợp tác xã, tổ sản xuất kinh doanh vẫn còn tồn tại tình trạng trốn tránh không nộp BHXH cho người lao động.

Điều này đã làm cho hiệu quả hoạt động của quỹBHXH đạt chưa cao, do vậy BHXH tỉnh Lạng Sơn cần phải báo cáo kịp thời với Thường trực tỉnh uỷ, UBND tỉnh Lạng Sơn và thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước để thu, quản lý thu BHXH đạt kết quả cao trên địa bàn tỉnh. Không ngừng mở rộng đối tượng thu BHXH trên nhiều mặt khác nhau nhằm cải cách tốt thủ tục hành chính trong việc giải quyết các chế độ chính sách BHXH; đồng thời nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của đội

ngũ cán bộ, công chức viên chức BHXH tỉnh Lạng Sơn trong thực hiện nhiệm vụnhư: tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chếđộ hưởng BHXH cho cơ quan, đơn vị sử dụng lao động và người lao động theo đúng quy định của pháp luật, theo nguyên tắc thuận tiện, đầy đủ và kịp thời

Để thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2017-2020 tại BHXH tỉnh Lạng Sơn thành hiện thực, trong thời gian tới BHXH tỉnh Lạng Sơn cần làm tốt một số giải pháp chủ yếu như: Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền chính sách BHXH; quản lý chặt chẽ các đối tượng thu BHXH bắt buộc; tăng cường công tác quản lý thu BHXH bắt buộc; củng cố hoàn thiện các mô hình thu BHXH bắt buộc, ứng dụng khoa học công nghệthông tin vào công tác thu BHXH; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm những sai sót, bất cập trong công tác thu; đào tạo nâng cao tinh thần trách nhiệm và trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác thu BHXH; giải pháp về thực thi các quy định của Nhà nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ luật lao động được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994

[2] Các văn bản quy định chếđộ Bảo hiểm xã hội của Bộlao động Thương binh xã hội in tháng 10/1995 (lưu hành nội bộ)

[3] Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006.

[4] Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014

[5] Nghịđịnh số 12/CP của Chính phủ ngày 26/1/1995 về việc ban hành Điều lệ BHXH

[6] Nghị định số 19/CP ngày 16/2/1995 của thủ tướng Chính phủ thành lập BHXH Việt Nam.

[7] Nghị định số 45/CP của Chính phủ ngày 15/7/1995 về việc ban hành điều lệ BHXH đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹquan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân

[8] Nghị định số: 58/1998/NĐ-CP Hà Nội ngày 13 tháng 8 năm 1998 Nghị định Chính phủ về quản lý thu BHXH.

[9] Nghịđịnh số: 100/NĐ-CP Hà Nội ngày 6 tháng 12 năm 2002 của Chính phủquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam.

[10] Nghịđịnh số01/2003/NĐ - CP của Chính phủ ngày 9/1/2003 sửa đổi bổ xung

[11] Nghị định số 152/2000/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một sốđiều của Luật BHXH

[12] Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/11/2011 của BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý thu BHXH,BHYT bắt buộc, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.

[13] Quyết định số959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý thu BHXH,BHYT bắt buộc, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT

[14] Quyết định số 606/TTg ngày 26/9/1995 của thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế tổ chức của hệ thống BHXH Việt Nam.

[15] Quyết định số 1620/2002/QĐ- BHXH -TCCB Hà Nội ngày 17 tháng 12 năm 2002 của tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về công tác cán bộ.

[16] Quyết định số: 60/2015/QĐ/-TTg Hà Nội ngày 27 tháng 11 năm 2015 của thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam.

[18] Thông tư số06/LĐTBXH-TT của Bộlao động thương binh xã hội ngày 4/4/1995

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác thu nợ đọng bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)