Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác thu nợ đọng bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 47)

Hình 2.1: Hệ thống Bảo hiểm xã hội Lạng Sơn Nguồn: BHXH tỉnh Lạng Sơn BHXH TỈNH LẠNG SƠN 11 Phòng Chức Năng BHXH Thành Phố BHXH Huyện Cao Lộc ôBHXH Huyện Chi Lăng BHXH Huyện Hữu Lũng BHXH Huyện Văn Quan BHXH Huyện Bình Gia BHXH Huyện Bắc Sơn BHXH Huyện Văn Lãng BHXH Huyện Tràng Định BHXH Huyện Lộc Bình BHXH Huyện Đình Lập

Bao gồm 11 phòng chức năng và 11 BHXH huyện, thành phố

1. Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội. 2. Phòng Giám định bảo hiểm y tế. 3. Phòng Quản lý thu. 4. Phòng Khai thác và thu nợ. 5. Phòng Cấp sổ, thẻ. 6. Phòng Tổ chức cán bộ. 7. Phòng Kế hoạch - Tài chính. 8. Phòng Kiểm tra.

9. Phòng Công nghệ thông tin.

10. Phòng Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính. 11. Văn phòng.

BHXH Các huyện, thành phố

1.BHXH thành phố Lạng Sơn 2.BHXH huyện Cao Lộc 3.BHXH huyện Chi Lăng 4.BHXH huyện Hữu Lũng 5.BHXH huyện Văn Quan 6.BHXH huyện Bình Gia 7.BHXH huyện Bắc Sơn 8.BHXH huyện Văn Lãng 9.BHXH huyện Tràng Định 10.BHXH huyện Lộc Bình

11.BHXH huyện Đình Lập

. Chức năng và nhiệm vụ BHXH tỉnh Lạng Sơn

Theo quy định số 4857/QĐ-BHXH 6/11/2015 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương quy định:

- Chức năng

Bảo hiểm xã hội tỉnh Lạng Sơn là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT, công tác thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa tỉnh theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật.

Bảo hiểm xã hội tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.

- Nhiệm vụ

+ Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

+ Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật vềbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

+ Tổ chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đúng quy định.

+ Tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định; tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các tổ chức và cá nhân tham gia.

+ Thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh và Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội huyện); thực hiện tiếp

nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyếtthủ tục hành chính vềbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện thực hiện theo quy định.

+ Thực hiện giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểmxã hội huyện triển khai thực hiện theo quy định.

+ Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định.

+ Quản lý và sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản theo quy định. + Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh; bảo vệ quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế và chống lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế.

+ Tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn theo phân cấp của Tổng Giám đốc.

+ Chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định của pháp luật và của Ngành.

+ Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh và tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.

+ Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

+ Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ tài liệu hành chính, nghiệp vụ và hồ sơ đối tượng tham gia, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. + Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản

lý, điều hành Bảo hiểm xã hội tỉnh.

+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh và các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

+ Có quyền khởi kiện vụ án dân sự đối với các đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn.

+ Đề xuất với Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyềnthanh tra, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

+ Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội tỉnh và chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện triển khai thực hiện theo quy định.

+ Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Quản lý công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh. + Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.

2.1.3 Cơ sở pháp lý của việc thu BHXH

Thực hiện Nghị quyết đại hội VII và hiến pháp năm 1992, ngày 23/6/1994 Bộ Luật lao động đã Quốc hội thông qua trong đó giành cả chương XII để quy định về BHXH và có quy định “Loại hình tham gia BHXH áp dụng đối với doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên, ở những doanh nghiệp này, người sử dụng lao động, người lao động phải đóng BHXH theo quy định…”; “Người lao động làm việc ở những nơi sử dụng lao động dưới 10 lao động hoặc làm những công việc có thời hạn dưới 3 tháng, theo mùa vụ hoặc làm các công việc tạm thời khác, thì các khoản BHXH được tính vào tiền lương do người sử dụng lao động trả đểngười lao động tham gia BHXH theo loại hình tự nguyện hoặc tự lo liệu về bảo hiểm”.

Ngày 26/1/1995, Chính phủ ban hành điều lệ BHXH kèm theo Nghị định số 12CP, trong đó quy định rõ vềđối tượng tham gia BHXH và tỷ lệthu BHXH như: Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ10 lao động trở lên thuộc đối tượng phải áp dụng các chếđộ BHXH theo quy định. Với tỷ lệthu BHXH là 20%, trong đó người sự dụng lao động 15% tổng quỹ tiền lương, người lao động 5% tiền lương tháng. Theo đó, BộTài chính có Thông tư số 58/TT-BTC hướng dẫn quy định tạm thời về tài chính BHXH, trong đó quy định cụ thể vềđối tượng, quy trình quản lý thu BHXH.

Mặt khác, để phù hợp với tình hình kinh tế phát triển của đất nước Chính phủ tiếp tục quy định đối tượng lao động hợp tác có thời hạn ở nước ngoài theo quy định tại nghị định số 152/2000/NĐ-CP ; Các chức danh thuộc xã, phường, thị trấn theo quy định tại Nghị định số 09/2008/NĐ-CP ngày 03/01/1998; người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao theo quy định tại Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999…

Ngày 11/11/2015 Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2015/NĐ-CP đã quy định đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc như sau:

Người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:

Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định

có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;

Người hưởng chếđộ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này được áp dụng đối với các hợp đồng sau:

Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

- Quy định về công tác thu BHXH của BHXH Việt Nam

Trên cơ sởcác văn bản nêu trên, ngay sau khi được thành lập và bước vào hoạt động, với thẩm quyền của mình BHXH Việt Nam đã ban hành các văn bản hướng dẫn việc

thực hiện công tác thu BHXH, theo dõi quá trình thu nộp BHXH của người lao động và người sử dụng lao động nhằm thực hiện có hiệu quả việc quản lý hành chính theo chức năng và nhiệm vụ được giao, cụ thể như: Công văn số 211/BHXH ngày 26/9/1995 quy định tạm thời về quản lý thu - chi BHXH; Đến năm 1996, BHXH Việt Nam ban hành tiếp Quyết định số 177/BHXH ngày 30/12/1996 quy định về công tác thu BHXH thuộc hệ thống BHXH Việt Nam; Do yêu cầu công tác thu BHXH, BHXH Việt Nam ban hành tiếp Quyết định số 2902/1999/QĐ-BHXH ngày 23/11/1999 về việc ban hành quy định vềthu BHXH, trong đó quy định cụ thể vềđối tượng, phương pháp, quy trình và quản lý tài chính thu BHXH. Ngoài ra, để phù hợp với việc chuyển giao BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam và công tác quản lý thực hiện thu BHXH, BHYT, BHXH Việt Nam có công văn hướng dẫn số 251/BHXH-QLT quy định chi tiết về công tác thu BHXH, BHYT. Mặt khác, để phù hợp với đối tượng của Nghị định số 01/2003/NĐ-CP nêu trên và khắc phục những tồn tại trong công tác thu BHXH thời gian trước, BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số 722/QĐ-BHXH-BT ngày 26/5/2003 về việc quy định về thu BHXH, BHYT bắt buộc. Sau khi có Luật BHXH năm 2006 BHXH Việt Nam đã kịp thời ban hành quyết định 902/QĐ-BHXH ngày 26/6/2007 quy định về công tác thu BHXH; Quyết định 1333/QĐ-BHXH ngày 21/02/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 902/QĐ-BHXH; Công văn 1615/BHXH-CSXH ngày 02/6/2009 của BHXH Việt Nam hướng dẫn thực hiện thu - chi Bảo hiểm thất nghiệp trong đó có hệ thống mẫu biểu sửa đổi của thu BHXH bắt buộc; Quyết định 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của BHXH Việt Nam về việc ban hành quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý sổ BHXH và thẻ bảo hiểm y tế; Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 của BHXH Việt Nam ban hành quy định quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT. Đối với người lao động để theo dõi, ghi nhận quá trình làm việc có đóng BHXH, BHXH Việt Nam có các văn bản quy định về việc cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH như Quyết định số 113/BHXH- QĐ ngày 22/6/1996 ban hành quy định về cấp và ghi sổ BHXH; Quyết định só 2352/1999/QĐ-BHXH ngày 28/9/1999 về việc ban hành quy định cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH [14]. Cho mãi đến khi Luật BHXH ra đời BHXH Việt Nam ban hành Quyết định 3636/QĐ-BHXH ngày 16/6/2008 quy định về cấp và quản lý sổ BHXH; Quyết định 555/QĐ-BHXH ngày 13/5/2009 quy định cấp,

quản lý và sử dụng sổ BHXH, Quyết định này thay thế Quyết định 3636/QĐ-BHXH. Như vậy, kể từ khi BHXH Việt Nam được hình thành hệ thống văn bản pháp quy làm hành lang cho công tác thu BHXH luôn được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu quản lý.

2.1.4 Kết quả thu BHXH của BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014 -2016

Bảng 2.1: Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Lạng Sơn năm 2014-2016

Năm theo kSố phếả hoi thu ạch (triệu đồng) Số thu thực tế (triệu đồng) Hoàn thành/ tỷ lệ kế hoạch (%) 2014 1.068.042 1.075.519 100.7 2015 1.068.237 1.088.520 101.9 2016 1.172.064 1.191.989 101.7 Nguồn: BHXH tỉnh Lạng Sơn Năm 2014

*Trong năm 2014 tổng thu BHXH, BHYT: 1.075.519 triệu đồng, đạt 100,7% kế hoạch BHXH Việt Nam giao, tăng 98.262 triệu đồng so với 2013; trong đó:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác thu nợ đọng bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)