Thực trạng về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Cư M’gar

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện cư m’gar, tỉnh đắk lắk (Trang 69 - 74)

2.3.1 Hiệu quả kinh tế

Dựa trên các chỉ tiêu năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, ngày công và vốn để làm cơ sở phân tích hiệu quả các cây trồng chính trên kết quả điều tra nông hộ, từ đó đánh giá được các loại hình sử dụng đất phù hợp nhất.

Bảng 2.9 Diện tích và sản lượng hệ thống các loại cây trồng

Loại cây trồng Diện tích (ha) Năm 2014 Diện tích (ha) Năm 2015 Diện tích (ha) Năm 2016 Diện tích (ha) Năm 2017 Sản lượng (tấn) Năm 2017

Cây ăn quả 267 271 273 383 7.275

Điều 2.890 2.816 2.629 2.118 2.432

Hồ tiêu 1.012 1.112 1.633 4.358 5.298

Cao su 8.737 8.790 8.490 7.809 11.480

Cà phê 35.922 35.831 35.846 35.219 82.743

Cây lấy sợi (bông vải) 91 170 - - -

Đậu tương 1.682 1.287 437 650 1.225

Lạc 1.517 1.385 508 865 1.647

Lúa 3.350 3.327 3.318 3.327 21.318

Ngô 10.565 10.638 10.250 9.747 62.488

Sắn 760 785 942 720 22.930

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cư M'gar năm 2017 Diện tích gi o trồng 4 năm (2014-2017) của huyện Cư M'gar nhìn chung là đã có sự chuyển dịch ngay trong cơ cấu các loại hình sử dụng đất. Diện tích đất nông nghiệp không những tăng lên mà còn chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ, đất trồng cây hàng năm chuyển sang đất lúa nước, đất trồng cây lâu năm và các loại đất nông nghiệp khác; diện tích đất lâm nghiệp ổn định. Tổng diện tích gi o trồng cây lương thực có hạt là 13.144 ha: lúa nước gi o cấy 3.190 ha, sản lượng đạt 20.889 tấn, tăng so với năm 2016 là 1.28 tấn; lúa cạn gi o cấy 1 4 ha, sản lượng ước đạt 616 tấn; ngô gieo trồng 9.800 ha; sản lượng ước đạt 63.700 tấn; giảm 2.720 tấn so với năm 2016; tổng sản lượng ước đạt 8 .20 tấn, giảm so với năm 2016 là 1.371 tấn. Diện tích cây trồng lâu năm 48.112ha; đối với cây cà phê diện tích 3 .219 ha; năng suất cà phê 2 tạ/ha, sản lượng ước đạt 82.743 tấn: cà phê:

77. 41 tấn; cao su: 7.808 ha (giảm 61 ha so với năm 2016), sản lượng ước đạt 11.714 tấn; hồ tiêu: 2.217 ha (tăng 84 ha so với năm 2016), sản lượng ước đạt 2.94 tấn và hồ tiêu trồng x n trong vườn cà phê khoảng 2.604 ha (quy thuần); cây điều: 2.118ha (giảm 11ha so với năm 2016), sản lượng ước đạt 2.28 tấn. Các diện tích cây lâu năm được quan tâm đầu tư, chăm sóc; tuy nhiên, những năm gần đây, do cao su và điều cho hiệu quả kinh tế thấp nên người dân có xu hướng chuyển sang trồng một số loại cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

Nguồn thu nhập chính của các hộ nông nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là từ cây công nghiệp lâu năm (cà phê, tiêu) và cây lúa; trong khi đó thu nhập từ cây mía, bông vải và cây ăn quả rất nhỏ. Điều này cho thấy ngoài thuận lợi về đất đai phù hợp để trồng cà phê, hồ tiêu thì các nông hộ đã biết đầu tư vào cây trồng nên luôn cho năng suất ổn định góp phần làm gia tăng giá trị sản xuất. Về diện tích lúa tại 2 địa bàn khảo sát chiếm diện tích nhỏ, lần lượt diện tích lúa là 307,90ha/3.936,96ha diện tích đất nông nghiệp ở xã Ea H’Ding và 273,31ha/3.19 ,1 ha ở xã Cư Suê.

Tính thành phần chi phí cho các loại cây trồng:

Bảng 2.10 Chi phí đầu tư cho các loại cây trồng ở huyện Cư M'gar

Đơn vị: triệu đồng

Loại đất Chi phí

CP trung gian CP khác

Lúa đông xuân 9,38 2,2

Lúa hè thu 9,06 2,2

Ngô 8,22 1

Đậu tương 5,74 0,9

Lạc 8,4 0,8

Sắn 6,98 0,6

Cây ăn quả 14,88 2,8

Cà phê 31,8 4,22

Hồ tiêu 22,98 5,34

Cao su 11,86 0,96

Cà phê-tiêu 32,2 5,3

Cà phê-tiêu-cây ăn quả 33,1 5,72

Điều 9,54 1,96

Nguồn: Kết quả tính toán tổng hợp từ điều tra hộ gia đình tháng 8/2018 Qua điều tra khảo sát tại 2 địa bàn các hộ đầu tư cho sản xuất bao gồm: chi phí giống, phân bón, thuốc trừ sâu, tiền thuê công lao động, tiền thuê máy móc. Để thuận tiện cho

tính toán, nghiên cứu tiến hành phân nhóm các loại chi phí nêu trên vào chi phí trung gian (CPTG). Loại chi phí khác (CPK) bao gồm khấu hao máy móc (nếu có), chi phí điện dùng cho bơm, tưới,...

Chi phí đầu tư cho các loại cây trồng khác nhau chủ yếu phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật trong canh tác mà các thành phần chi phí có thể cao thấp. Như các cây lương thực yêu cầu kỹ thuật sản xuất không cao, một chu kỳ sinh trưởng của cây trong thời gian ngắn nên các yêu cầu về phân bón, thuốc sâu là không cao cho nên chi phí trung gian là không nhiều, đồng thời mức chênh lệch chi phí trung gian giữa lúa, cây ngô, cây đậu cũng không đáng kể. Ngược lại, đầu tư cho cà phê cần nhiều kỹ thuật và gắn với thời gian sinh trưởng kéo dài, trong năm các hộ tiến hành bón phân 4 đợt, kèm th o đó là các đợt phun thuốc, ước tính một năm có 3-4 đợt phun, đồng thời cũng yêu cầu nhiều công chăm sóc cắt cây, tỉa cành, công phun thuốc, công bón phân, công hái bói, công thu hoạch đại trà nên chi phí nhân công, lao động cũng cao hơn gấp nhiều lần so với canh tác lúa.

Bảng 2.11 Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất huyện Cư M’gar Đơn vị: Triệu đồng Đơn vị: Triệu đồng

Loại đất Tính trên 1 ha

GTSX CPSX TNT

Lúa đông xuân 30,5 11,58 18,92

Lúa hè thu 31,2 11,26 19,94

Ngô 35,66 9,22 26,44

Đậu tương 25,3 6,64 18,66

Lạc 27,03 9,2 17,83

Sắn 34,2 7,58 26,62

Cây ăn quả 70,92 17,68 53,24

Cà phê 80,7 46,02 34,68

Hồ tiêu 93,9 38,32 55,58

Cao su 49,6 12,82 36,78

Cà phê-tiêu 96,02 27,5 68,52

Cà phê-tiêu-cây ăn quả 98,9 38,82 60,08

Điều 35,48 11,5 23,98

Nguồn: Tổng hợp kết quả tính toán từ các nghiên cứu thực địa tháng 8/2018

Nhóm cây cà phê và cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhóm cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày. Cây lâu năm đặc biệt là cà phê trồng x n cho hiệu quả kinh tế rất cao, có thể coi là thế mạnh để các hộ đồng bào đảm bảo tính bền vững về kinh tế nhưng đòi hỏi về chi phí đầu tư, công lao động và chi phí trung gian lớn.

Tại 2 buôn khảo sát, diện tích đất canh tác cây lâu năm chủ yếu đồng bào trồng xen canh cây cà phê với tiêu; một phần rất nhỏ diện tích trong rẫy, các hộ trồng thêm bơ, mít, sầu riêng. Các hộ có thu nhập từ cây ăn quả x n với trồng cà phê, tiêu cao hơn hẳn so với các nhóm hộ chỉ chuyên canh trồng cây cà phê. Nhưng tổng thu nhập từ cây ăn quả chưa đạt kết quả vượt bậc do diện tích triển khai x n canh cây ăn quả chưa nhiều, chỉ 383ha/66.351,24ha. Hồ tiêu cho giá trị gia tăng ở mức cao nhất trong các loại cây công nghiệp, tuy nhiên phần đa diện tích hồ tiêu mới thu bói và trồng mới nên tổng sản lượng còn thấp. Trong thời gian tới khi cây bước vào thời gian tăng trưởng sẽ tạo nguồn thu nhập thuần cao, dự báo lợi nhuận ròng vượt cấp số nhân.

Lương thực, thực phẩm là yếu tố rất cần để phục vụ cho đời sống của đồng bào, lợi thế của cây lương thực là chi phí thấp, yêu cầu năng suất lao động không cao, cho hiệu quả tương đối. Với diện tích lúa toàn huyện đạt 3.327 ha khi đ m so với 9.747ha (gấp 3 lần) trồng cây ngô, lạc, đậu thì giá trị sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế từ lúa lại cho gấp đôi so với ngô, đậu.

Đồng bào chưa chú trọng đến sản xuất mía, bông vải nên năng suất chưa đạt dẫn đến thu nhập từ các loại cây này vẫn còn thấp. Phần lớn đồng bào canh tác mía, đậu, ngô trên đất rẫy, chủ yếu phụ thuộc vào ưu đãi từ thiên nhiên, họ ít đầu tư hoặc không có vốn để đầu tư tái sản xuất dẫn đến mức thu nhập từ các loại cây trồng này khá thấp so với tổng diện tích gi o trồng.

Ngoài ưu thế này vùng 1 còn đặc biệt phát triển cây cà phê và mô hình x n cây cà phê và cây ăn quả. Nhưng đứng trước ưu thế lớn này và thêm vào đó là nguồn đất dồi dào nhưng hiệu quả lại chưa tương xứng. Tuy nhiên đã có sự sụt giảm giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đối với cây công nghiệp, từ 98,8 triệu đồng/1 ha (năm 2013) xuống còn 81,41 triệu đồng/1 ha (năm 2017). (UBND huyện Cư M'gar, 2017)

Điều này cũng cảnh báo về năng suất và sản lượng cây cà phê, tiêu đã vượt ngưỡng phát triển, đang ở phía bên đi xuống của biểu đồ hình sin tăng trưởng sinh học của cây trồng. Mặc dù diện tích cây cà phê hiện nay đã già và cỗi chiếm tương đối lớn nhưng các hộ đồng bào đang gặp khó khăn trong việc loay hoay tìm nguồn vốn để tái canh cây cà phê và chuyển đổi mô hình sử dụng đất.Tuy mô hình trồng x n cây cà phê và cây ăn quả đ m lại hiệu quả kinh tế cao và th o đó là giá trị ngày công lao động cao nhưng đồng bào vẫn chưa mạnh dạn triển khai. Giải thích cho sự khó khăn này, ngoài những bất lợi do diễn

biến phức tạp về thời tiết, đất đai đang ngày càng nghèo chất dinh dưỡng, giá nông sản bấp bênh, có thể còn là do tập tính của người đồng bào làm bữa nào ăn bữa đó, họ chưa có sự tích lũy để đầu tư lại vào việc sản xuất nên chưa đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, đồng bào hiện nay còn đang trong tình trạng đi ăn đong từng bữa, nhiều hộ còn đi vay để lo cho bữa ăn hàng ngày nên không nghĩ tới đầu tư cho sản xuất mà phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Hơn thế, việc đi vay này, nhất là vay các đại lý (vay giống, vay phân bón, vay thuốc trừ sâu, vay tiền chi tiêu,…) dẫn họ vào vòng luẩn quẩn giữa việc vụ này chưa trả hết nợ phải gối sang vụ sau.

2.3.2 Hiệu quả xã hội

Để định lượng được giá trị hiệu quả sử dụng đất về mặt xã hội, nghiên cứu x m xét chỉ tiêu giá trị ngày công lao động. Các loại hình sử dụng đất trồng độc canh cây cà phê, cây cà phê x n cây hồ tiêu, cây ăn quả sử dụng lượng lao động lớn nhưng giá trị ngày công lao động th o tính toán cũng cao hơn các loại hình đất chuyên lúa, ngô, đậu.

Bảng 2.12 Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất huyện Cư M’gar

Đơn vị: Triệu đồng

Loại đất Giá trị ngày công lao động

GTSX GTGT Công lao động

Lúa đông xuân 30,5 11,58 18,92

Lúa hè thu 31,2 11,26 19,94

Ngô 35,66 9,22 26,44

Đậu tương 25,3 6,64 18,66

Lạc 27,03 9,2 17,83

Sắn 34,2 7,58 26,62

Cây ăn quả 70,92 17,68 53,24

Cà phê 80,7 46,02 34,68

Hồ tiêu 93,9 38,32 55,58

Cao su 49,6 12,82 36,78

Cà phê-tiêu 96,02 27,5 68,52

Cà phê-tiêu-cây ăn quả 98,9 38,82 60,08

Điều 35,48 11,5 23,98

Nguồn: Tổng hợp kết quả tính toán từ các nghiên cứu thực địa tháng 8/2018 Để giải quyết vấn đề an ninh lương thực, đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ cần ưu tiên kiểu sử dụng đất lúa 1 vụ và 2 vụ, khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng giống

lúa ngắn ngày, đầu tư nguồn nước để chuyển đổi diện tích lúa 1 vụ sang 2 vụ mà không làm ảnh hưởng đến năng lực chịu đựng và tự phục hồi của đất.

Ngoài ra, diện tích trồng sắn, đậu tương trên nương trên rẫy th o đánh giá hiệu quả kinh tế không mang lại giá trị đồng vốn cao, cũng như thế giá trị xã hội biểu hiện qua giá trị ngày công không cao. Ngoài nguyên nhân một phần do chất lượng đất không còn tốt nên năng suất đạt tỷ lệ thấp còn do tập quán canh tác nương rẫy thiếu tính khoa học, giống các nông hộ vẫn còn dùng các giồng thuần tự nhiên. Để khắc phục khuyến khuyết này cần thay thế bằng các giống cao sản cho năng suất cao, thời gian thu hoạch ngắn lại, đảm bảo nâng cao thu nhập cho các hộ sản xuất và tăng hiệu quả công lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện cư m’gar, tỉnh đắk lắk (Trang 69 - 74)