.1 Tình hình vay vốn hiện nay của các hộ khảo sát tại buôn Sút Mdrang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện cư m’gar, tỉnh đắk lắk (Trang 102 - 114)

Hộ Năm sinh Diện tích Nợ ngân hàng chính sách Nợ ngân hàng Nông nghiệp Nợ thương lái, đại lý Nợ cha mẹ, anh em, họ hàng Lãi suất cao nhất

S1 1965 1,3 ha 90 triệu 13 bao phân 11, %/năm

S2 1955 1,4 ha 100 triệu 9, %/năm

S3 1975 1,2 ha 160 triệu 3 tấn phân 4,8 triệu/3 tháng

S4 1962 1,5 ha 30 triệu 200 triệu 12 triệu 20.000đ/tr/tháng

S5 1947 1ha 1 triệu 15k/tr/tháng

S6 1945 7 sào 100 triệu 20 bao phân 11, %/năm

S7 1979 3 sào 90 triệu - - 11, %/năm

S8 1960 6 sào 0 triệu 1 triệu 20.000đ /tr/tháng

S9 1970 1,3 ha 100 triệu 20.000đ /tr/tháng

S10 1946 7 sào 70 triệu 2 tấn phân 11, %/năm

S11 1969 1,2 ha 70 triệu 3 tấn phân 30.000đ /tr/tháng

S12 1976 1,4 ha 1 0 triệu 1 tấn phân 12, %/năm

S13 1966 1,1 ha 70 triệu 30 triệu 20.000đ /tr//tháng

S14 1984 1,6 ha 200 triệu 0 triệu 20.000đ /tr//tháng

S15 1980 1ha 1 0 triệu 20 triệu 20.000đ /tr//tháng

Nguồn: Tổng hợp kết quả tính toán từ các nghiên cứu thực địa tháng 8/2018 Việc đầu tư cho cây cà phê, hồ tiêu đòi hỏi vốn đầu tư rất cao nhưng nguồn lực của các nông hộ rất hạn chế vì thế để đầu tư cho trụ sống, giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nước tưới và các máy móc vật tư nông nghiệp khác đồng bào phải nhận sự hỗ trợ vốn từ bên ngoài, một số ít được hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ chính quyền, hay chủ động vay vốn từ ngân hàng thương mại th o lãi suất thông thừơng. Nhưng cũng có hộ không tiếp cận được các nguồn vay nói trên vì nhiều nguyên nhân, nên đã mượn vật tư,

phân bón cũng như tiền từ các đại lý và thương lái với lãi suất cao. Các đại lý cho vay tư nhân chủ yếu cho vay dưới 3 hình thức là vay tiền mặt, vay phân và vay giống. Với hình thức vay tiền, các đại lý này cho người dân vay vốn để đầu tư mua phân bón với lãi suất từ 2-2. %/tháng (1 triệu trả tiền lời 20.000 – 2 .000 đồng/ tháng). Nếu người dân vay 1 năm thì số lãi này sẽ được cộng vào vốn và chịu tiếp mức lãi suất 3%/tháng. Người dân không chỉ vay tiền để mua phân bón từ các đại lý này mà bất cứ khi nào họ cần tiền để xoay xở trong gia đình đều dễ dàng vay. Đến mùa thu hoạch, vì mối ràng buộc này, người dân buộc phải bán nông sản cho các đại lý này. Sau khi trừ đi các khoản nợ và lãi suất trong năm người dân đã mua và vay, nếu không đủ để trả nợ thì người dân nợ lại và tiếp tục chịu lãi suất cộng dồn. Cái vòng vay lại luẩn quẩn khi vào vụ tiếp th o để đầu tư, người dân lại tiếp tục vay tiền với lãi suất cao với hi vọng trả dứt nợ. Ngoài vay để đầu tư sản xuất, người dân còn vay để chữa bệnh, mua nhu yếu phẩm hàng ngày, chi cho học hành, xây dựng, sửa chữa nhà cửa...

Việc vay này khiến bà con gặp bất lợi ngoài lãi suất cao, thì khi vay giống, vay phân ở các đại lý trong buôn thì đồng bào đã phải chịu ở mức giá cao hơn, đến khi thu nông sản thì đại lý lại ra chiêu ép giá thấp, đồng bào vẫn chấp nhận phải bán cho họ để trả 1 phần nợ và tiếp tục vay thêm nợ. Phân bón giá rẻ nhất được cho là ở trung tâm Buôn Ma Thuột nhưng do khoảng đường đi xa và đặc biệt là không có vốn nên đây cũng không là lựa chọn tốt của họ. Như vậy, bà con vừa mua phân bón ở đại lý với giá cao hơn giá thị trường và vừa chịu lãi suất cho khoản tiền vay (lãi kép). Quá trình nghiên cứu tiến hành phỏng vấn hộ tại buôn Sút Mdrang, xã Cư Suê, huyện Cư M'gar, tác giả tiếp cận được tình hình sản xuất của hộ đều gặp phải nhiều vấn đề về vay vốn, cụ thể:“ ột năm nếu mà không nợ nần người ta thì được nhiều có ba bốn chục triệu. Nếu mà nợ đại lý thì thu là vừa đủ để trả hết. ình ăn của người ta trước nên khi thu phải chịu trả nợ. Lúc nào mình thiếu thì đến đại lý để mượn, ngoài việc mượn giống, hộ gia đình còn mượn tiền, đau ốm cũng mượn, không có cơm ăn cũng mượn, không có tiền tiêu cũng mượn, đến cuối vụ thì mình lại chở bắp ra để trả cho đại lý trừ nợ. Các hộ đại lý 100% là người Kinh, đồng bào không có để đầu tư. Trồng bắp thì phải tập trung vào bón phân. Phân NPK trộn với sunfat, urê. Giá phân

550.000đ”. (Phỏng vấn sâu hộ, địa điểm tại buôn Sút Mdrang, xã Cư Suê, huyện Cư M'gar, ngày 20/08/2018)

Đồng bào vay ở khu vực phi chính thức khá nhiều, vì sự linh hoạt trong thủ tục vay, số lần vay, hình thức vay. Đồng bào chỉ ký 1 tờ giấy vay có ghi rõ lãi suất, còn thời hạn trả nhiều khi không quá quan trọng, đồng bào có thể nợ đến bao giờ thì nợ. Trong khi vay ở nguồn chính thức thủ tục phức tạp và yêu cầu thế chấp khắt kh hơn rất nhiều nên mặc dù vay ở khu vực phi chức thức lãi suất cao nhiều.

Trước những khó khăn về vốn như trên, vấn đề đặt ra là phải đơn giản thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi vay vốn. Bên cạnh đó cần có những chính sách hỗ trợ vay vốn, cho vay ưu đãi của nhà nước cho người nghèo với mức cao hơn để họ có đủ tiềm lực cho sản xuất nhằm thoát khỏi sự nghèo khó, góp phần vào phát triển kinh tế của địa phương.

Ngoài ra việc đổi mới chính sách thị trường giá cả đáp ứng yêu cầu mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản cho nông dân hiện nay đang là một vấn đề khá bức xúc. Thời gian qua, thị trường giá cả cây cà phê, hồ tiêu, cao su có nhiều biến động, giá nông sản bấp bênh, lên xuống thất thường vì vậy cần có các biện pháp mở rộng tiếp thị sản phẩm nông sản ở các thị trường nước ngoài để tìm ra hướng tiêu thụ ổn định cho người nông dân. Cần tổ chức liên kết giữa người dân với các doanh nghiệp, công ty, cơ sở chế biến, các tổ chức kinh doanh nông sản trên cơ sở hợp đồng trách nhiệm rõ ràng để tìm được đầu ra ổn định cho người nông dân và đầu vào đạt yêu cầu của các đơn vị thu mua. Thực hiện chính sách thúc đẩy sử dụng đất có hiệu quả nhằm khuyến khích người sử dụng đất yên tâm canh tác mà vẫn đáp ứng đúng và đủ với yêu cầu của thị trường. Có thể là các chính sách hỗ trợ khai khẩn đất trống đồi núi trọc, đất hoang hóa, đất vùng sâu vùng xa, đất bạc màu,… chính sách phát triển dân cư nông thôn, chính sách chuyển nhượng tích tụ đất đai, chính sách sử dụng đất nông nghiệp ưu đãi đặc biệt đối với cộng đồng dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó cần tăng cường công tác quản lý thị trường với các mặt hàng phân bón, thuốc trừ sâu, giống để tạo điều kiện thuận lợi trong việc ổn định giá các vật tư nông sản phục vụ sản xuất, tránh tình trạng tăng giá ở mức cao như hiện nay. Thực hiện quy trình phòng trừ các loại sâu bệnh gây hại chính rệp sáp, mọt đục quả, mọt đục

cành, bệnh rỉ sắt, bệnh nấm,… bằng các loại nguyên liệu tự nhiên thay thế các thuốc hóa chất như hiện nay. Qua đó hạn chế những tác động tiêu cực của hóa chất bảo vệ thực vật đến môi trường, cũng như sức khỏ của người dân canh tác. Ngoài ra có thể ứng dụng các chế phẩm phân bón lá chuyên dùng có tác dụng cung cấp nguyên tố vi lượng cần thiết cho tăng năng suất, giúp khai thác hiệu quả nguồn hữu cơ có sẵn từ lá, vỏ. Chính quyền địa phương cũng cần có sự hỗ trợ và phát triển chương trình sản xuất cà phê, tiêu được cấp chứng nhân chất lượng, phát triển mô hình sản xuất th o quy trình của các tổ chức chứng nhận chất lượng UTZ, hiệp hội cà phê 4C,… Nông sản khi được sản xuất th o quy trình trên không những cải thiện được chất lượng sản phẩm mà còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, sức khỏ của nông hộ, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.

Để phát huy tốt hơn nữa mối liên kết giữa nhà nông dân - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp không thể thiếu vai trò quan trọng của nhà nước, nhằm có những chính sách đổi mới, phát huy điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hướng trọng tâm hoạt động phải gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp sản xuất, đồng hành cùng doanh nghiệp để cùng tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, nhất là về các công nghệ trong sản xuất; chính quyền Cư M'gar nên đề xuất chính sách đặc thù trong việc khuyến khích doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp ứng dụng công nghệ, phát triển sản xuất và chế biến nông sản. Muốn phát triển nông nghiệp bền vững không còn cách nào khác là phải áp dụng khoa học và công nghệ vào mọi khâu sản xuất, từ canh tác, thu hoạch, chế biến đến quản lý. Chính quyền Cư M'gar để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thời gian tới cần tập trung đẩy mạnh việc đưa khoa học và công nghệ vào vào phát triển nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp công nghệ, nông nghiệp hữu cơ tập trung vào các mặt hàng chủ lực xuất khẩu; đẩy nhanh phát triển công nghệ cho công nghiệp hỗ trợ, các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học và công nghệ vào và tỷ trọng giá trị gia tăng cao, có lợi thế cạnh tranh để tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Lấy doanh nghiệp làm trung tâm đổi mới sáng tạo, xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ vào vào nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh

công nghệ sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất của các nông hộ là thành viên tham gia kí kết với các doanh nghiệp.

ết luận chương 3

Có vị trí địa lý khá thuận lợi, huyện Cư M’gar là trung tâm sản xuất nông nghiệp khu vực phía Đông Bắc gần giáp ranh với Buôn Ma Thuột và Buôn Hồ, là nơi có các nguồn nguyên liệu nông sản dồi dào, nhất là sản phẩm cây công nghiệp lâu năm. Huyện có điều kiện diện tích đất đỏ bazan chiếm tỷ lệ khá cao, cho ưu thế phát triển cây công nghiệp phục vụ chế biến xuất khẩu như cà phê, cao su; có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông lâm sản. Tuy nền kinh tế của huyện Cư M’gar đã có những bước phát triển, song tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương. Sản xuất nông nghiệp thiếu bền vững, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác chưa phát huy hết lợi thế sản xuất. Sản phẩm nông sản hàng hóa của huyện còn kém sức cạnh tranh, chất lượng thấp. Với định hướng phát triển bền vững đất nông nghiệp cần có các hệ thống giải pháp hợp lý tùy với tình hình thực tiễn địa phương như (1) Giải pháp về cơ chế pháp lý và chính sách: Hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất; có chính sách đền bù, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định th o bảng giá quy định thống nhất của Nhà nước hoặc th o cơ chế thoả thuận giữa nhà đầu tư và chủ sử dụng đất đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; đồng thời đảm bảo được tiến độ thực hiện những công trình, dự án th o quy hoạch; nhất là những công trình giao thông, các công trình trọng điểm trên địa bàn huyện. (2) Giải pháp về cơ sở hạ tầng: cần chú trọng các biện pháp đầu tư công trình thuỷ lợi, quy hoạch loại hình đất canh tác thích hợp cho từng loại đất đồi, đất bãi, đất bình nguyên; tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng đúng đủ liều lượng và thời gian thích hợp để việc sử dụng hóa chất, phân bón cho các loại cây trồng không ảnh hưởng tiên lượng xấu đến chất lượng đất nông nghiệp. (3) Giải pháp về kỹ thuật: Thông qua công tác khuyến nông, khuyến công để ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với các nông sản chủ lực, hỗ trợ dán nhãn xanh với sản phẩm chế biến. (4) Giải pháp về vốn và thị trường: Do nhu cầu về vốn của nông hộ lớn nhưng khả năng đáp ứng của tổ chức tín dụng còn hạn chế, thủ tục vay còn quá khó khăn với người dân. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải đơn giản thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi vay vốn.

ẾT LUẬN

Để giải quyết những vấn đề tồn tại và tăng cường hiệu quả hơn công tác sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cư M'gar, thông qua nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Tăng cường hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk”, tác giả đã có nhìn nhận bước đầu về tình hình thực hiện việc sử dụng các loại đất lúa, đất trồng màu, đất cây công nghiệp và cây ăn quả trên địa bàn dựa trên những cơ sở lý luận, thực tiễn về đất sản xuất nông nghiệp, sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và quản lý nhà nước về đất đai. Qua việc làm rõ các khái niệm, nội dung và đánh giá các nội dung về sử dụng đất sản xuất nông nghiệp; các văn bản pháp luật khác có liên quan cũng như xác định các yêu cầu đối với pháp luật về sử dụng và quản lý tài nguyên đất sản xuất nông nghiệp nói riêng và tài nguyên đất nói chung.

Luận văn phân tích thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cư M'gar từ giai đoạn sau khi Luật Đất đai ban hành năm 2013. Qua đó có những nhận định mặt tích cực cũng như mặt còn hạn chế trong công tác sử dụng đất sản xuất của cộng đồng cư dân tại các địa phương trong huyện Cư M'gar.

Luận văn đã đưa ra được các định hướng và đề xuất các giải pháp tương đối cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng về đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Cư M'gar hiện nay. Về mặt chính sách, cần có các giải pháp cụ thể như: Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, không ngừng nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật đất đai, giúp người dân hiểu và sử dụng đất đúng mục đích. Về công tác hành chính về đất đai: Tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai nhất là lấn, chiếm đất đai, sử dụng sai mục đích. Đẩy mạnh việc ứng dụng thông tin trong công tác quản lý, tạo điều kiện để thực hiện quản lý đất đai công khai, minh bạch và thuận lợi trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất; có chính sách đền bù, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư.

Sản xuất nông nghiệp còn đối mặt với khó khăn do tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, không phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, địa hình; sử dụng đất phân tán, manh mún còn phổ biến là thực tế rất khó có thể đạt được hiệu quả cao

trong việc khai thác tiềm năng đất đai. Các công trình thuỷ lợi trên địa bàn đầu tư đã lâu, nhưng chưa được nâng cấp, bảo dưỡng thường xuyên, đã và đang xuống cấp, hiệu quả phục vụ thấp ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của đất sản xuất nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện cư m’gar, tỉnh đắk lắk (Trang 102 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)