Để định lượng được giá trị hiệu quả sử dụng đất về mặt xã hội, nghiên cứu x m xét chỉ tiêu giá trị ngày công lao động. Các loại hình sử dụng đất trồng độc canh cây cà phê, cây cà phê x n cây hồ tiêu, cây ăn quả sử dụng lượng lao động lớn nhưng giá trị ngày công lao động th o tính toán cũng cao hơn các loại hình đất chuyên lúa, ngô, đậu.
Bảng 2.12 Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất huyện Cư M’gar
Đơn vị: Triệu đồng
Loại đất Giá trị ngày công lao động
GTSX GTGT Công lao động
Lúa đông xuân 30,5 11,58 18,92
Lúa hè thu 31,2 11,26 19,94
Ngô 35,66 9,22 26,44
Đậu tương 25,3 6,64 18,66
Lạc 27,03 9,2 17,83
Sắn 34,2 7,58 26,62
Cây ăn quả 70,92 17,68 53,24
Cà phê 80,7 46,02 34,68
Hồ tiêu 93,9 38,32 55,58
Cao su 49,6 12,82 36,78
Cà phê-tiêu 96,02 27,5 68,52
Cà phê-tiêu-cây ăn quả 98,9 38,82 60,08
Điều 35,48 11,5 23,98
Nguồn: Tổng hợp kết quả tính toán từ các nghiên cứu thực địa tháng 8/2018 Để giải quyết vấn đề an ninh lương thực, đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ cần ưu tiên kiểu sử dụng đất lúa 1 vụ và 2 vụ, khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng giống
lúa ngắn ngày, đầu tư nguồn nước để chuyển đổi diện tích lúa 1 vụ sang 2 vụ mà không làm ảnh hưởng đến năng lực chịu đựng và tự phục hồi của đất.
Ngoài ra, diện tích trồng sắn, đậu tương trên nương trên rẫy th o đánh giá hiệu quả kinh tế không mang lại giá trị đồng vốn cao, cũng như thế giá trị xã hội biểu hiện qua giá trị ngày công không cao. Ngoài nguyên nhân một phần do chất lượng đất không còn tốt nên năng suất đạt tỷ lệ thấp còn do tập quán canh tác nương rẫy thiếu tính khoa học, giống các nông hộ vẫn còn dùng các giồng thuần tự nhiên. Để khắc phục khuyến khuyết này cần thay thế bằng các giống cao sản cho năng suất cao, thời gian thu hoạch ngắn lại, đảm bảo nâng cao thu nhập cho các hộ sản xuất và tăng hiệu quả công lao động.