Thực tế tại Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Vũng Tàu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại công ty cổ phần du lịch quốc tế vũng tàu (Trang 29 - 31)

V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên)

2.6.2. Thực tế tại Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Vũng Tàu:

Sự gắn kết của nhân viên với tổ chức là trạng thái tâm lý mà người lao động muốn ràng buộc mình với tổ chức nơi họ làm việc. Họ thỏa mãn với công việc hiện tại và muốn tiếp tục làm việc. Qua đó thể hiện sự đánh giá của họ đối với những thực tiễn xung quanh liên quan đến công việc của họ như là tuyển dụng, đào tạo, cơ

-18-

hội thăng tiến, chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc. Đối với người lao động tại VTIR, đã trải qua quá trình được tuyển dụng, xác định nhiệm vụ cụ thể, đào tạo, được đánh giá, được thăng tiến lên vị trí cao hơn, cùng với chế độ đãi ngộ hợp lý, v.v… sẽ có những đánh giá riêng của mình về công ty. Sự đánh giá này thể hiện thái độ của họ đối với những thực tiễn đang diễn ra, cho dù những đánh giá này là tốt hay chưa tốt. Điều đó cũng thể hiện mức độ gắn kết của họ đối với công ty.

Vai trò của QTNNL đối với hoạt động, chiến lược của tổ chức là hết sức quan trọng, có tính chất quyết định sự thành công, hiệu quả của tổ chức trong việc đạt được những mục tiêu, kết quả mong đợi. Có thể xem nó là cầu nối giữa tổ chức và người lao động. Chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức do công tác quản trị nguồn nhân lực quyết định. Nếu công tác QTNNL không được thực hiện tốt thì khó có thể phát huy được tiềm năng của người lao động, gây tổn thất lớn cho tổ chức thậm chí có thể làm tổ chức thất bại. Và ngược lại, năng lực của người lao động sẽ được phát huy, tạo được sự gắn bó giữa người lao động với tổ chức. Đối với người lao động tại VTIR cũng như vậy, họ sẽ cảm thất gắn bó hơn với công ty khi mà công tác QTNNL được thực hiện tốt.

Người lao động tại VTIR được làm việc trong môi trường công nghệ cao, đòi hỏi tay nghề chuyên môn, có nhiều cơ hội làm việc ở bên ngoài, cần phải có sự gắn bó với tổ chức thì mới có thể giúp giữ chân nhân viên. Khi mà công ty có thể làm cho nhân viên gắn bó với tổ chức thì điều này cũng sẽ giúp thu hút nhân viên giỏi ở bên ngoài về với công ty (Meyer and Allen, 1997). Công tác QTNNL có được thực hiện tốt thì các chế độ đãi ngộ, cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp, v.v… mới được thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ. Qua đó, người lao động sẽ cảm thấy gắn bó với tổ chức hơn vì họ yên tâm vào công việc của mình tại đó. Xây dựng sự gắn kết của người lao động đối với tổ chức cũng chỉ thực hiện được khi mà công tác QTNNL được đầu tư phù hợp. Khi người lao động thỏa mãn với những thực tiễn đang diễn ra thì họ mới có động lực làm việc, mong muốn ở lại làm việc cho công ty; người lao động ít có ý định rời bỏ công ty hơn hay sẽ làm chậm thời gian mà

-19-

nhân viên rời bỏ công ty để tìm việc khác. Đã có nghiên cứu khẳng định quan hệ thuận chiều giữa thực tiễn QTNNL với sự gắn kết của nhân viên với tổ chức (Mathieu and Zajac, 1990). Do tính chất công việc, đa số người lao động tại VTIR đều phải làm việc với cường độ cao, thường xuyên phải làm thêm giờ. Cần phải hết sức chú ý đến việc tạo ra một môi trường làm việc tốt hơn, các chế độ chính sách đãi ngộ phải được thực hiện đúng và đầy đủ, khuyến khích người lao động tham gia vào các hoạt động cải tiến, tạo nhiều cơ hội thăng tiến để họ có thể khẳng định bản thân, phát huy điểm mạnh của bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại công ty cổ phần du lịch quốc tế vũng tàu (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)