V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên)
3.1.3. Quy trình nghiên cứu:
Quy trình nghiên cứu cung cấp cái nhìn tổng quát về thứ tự và công việc được thực hiện trong nghiên cứu này. Quy trình nghiên cứu trình bày thông qua sơ đồ sau:
-28-
Hình 3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai giai đoạn chính: (1) nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bảng khảo sát; (2) nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như ước lượng và kiểm định các mô hình.
Bước 1 - Điều chỉnh thang đo Dựa trên cơ sở lý thuyết được đề cập, nghiên
cứu đưa ra các thang đo để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Tuy nhiên, thang đo cần được điều chỉnh để cho phù hợp tại không gian nghiên cứu. Phương pháp này chủ yếu tham khảo ý kiến của lãnh đạo công ty và phỏng vấn 7 nhân viên để điều chỉnh bảng câu hỏi sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
Bước 2 - Nghiên cứu chính thức Thang đo được nghiên cứu định lượng để đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Hệ số
Cơ sở lý thuyết
Thang đo nháp
Cronbach Alpha: Kiểm tra tương quan biến tổng và kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha
Phân tích nhân tố EFA, kiểm tra phương sai trích
Phân tích hồi quy: Kiểm định mức độ phù hợp mô hình, kiểm định các giả thuyết
Thang đo chính thức Định lượng chính thức Điều chỉnh thang đo
-29-
Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp. Các biến quan sát có hệ số tương quan với biến tổng (Item total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để chọn thang đo là có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên (Nunnally and Burnstein, 1994). Tiếp theo, phương pháp EFA được sử dụng với các biến quan sát có trọng số tải (Factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại bỏ. Phương pháp trích hệ số được sử dụng là Principle components với phép quay varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue bằng 1. Thang đo được chấp nhận khi phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%.
Bước 3 - Phân tích hồi quy Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến lòng trung thành. Kiểm định các vi phạm giả thiết của mô hình và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu cứu.
3.2. Phương pháp nghiên cứu: