Mô hình nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại công ty cổ phần du lịch quốc tế vũng tàu (Trang 35 - 39)

V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên)

2.7. Mô hình nghiên cứu:

Nghiên cứu này thực hiện đo lường mức độ tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức. Từ cơ sở các lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, trên cơ sở kế thừa và chọn lọc các thành phần đo lường thực tiễn quản trị nguồn nhân lực, tác giả sử dụng các thành phần trong nghiên cứu của Morrison (1996); Singh (2004); Petrescu và Simmons (2008); Trần Kim Dung (2011); Bùi Đỗ Hậu (2013). Trên nền tảng các nghiên cứu thực nghiệm trên cùng là cùng nghiên cứu tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức là cơ sở lý thuyết vững chắc, giúp nghiên cứu vận dụng mô hình phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại VTIR.

-24-

Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế ở Việt Nam nói chung, ở mỗi công ty nói riêng, mô hình nghiên cứu không thể phản ánh toàn bộ mà có sự điều chỉnh, bổ sung sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng công ty. Từ đó, mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu gồm 08 yếu tố: (1) Xác định công việc, (2) Thu hút và tuyển chọn, (3) Đào tạo, (4) Đánh giá công việc, (5) Phát triển nghề nghiệp, (6) Chính sách đãi ngộ, (7) Chế độ làm việc; và (8) Khuyến khích thay đổi. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu định tính, các thành viên nhóm thảo luận cũng cho rằng 08 yếu tố giả thuyết đã nêu trong quá trình thảo luận là khá đầy đủ về thực tiễn công tác QTNNL tại VTIR (Phụ lục 1). Qua cơ sở lý thuyết đã nêu và kết quả nghiên cứu định tính. Mô hình nghiên cứu được đề xuất bao gồm 08 biến độc lập: (1) Xác định công việc, (2)Thu hút và tuyển chọn, (3) Đào tạo, (4) Đánh giá kết quả làm việc,

(5) Phát triển nghề nghiệp, (6) Chính sách đãi ngộ, (7) Chế độ làm việc; và (8)

Khuyến khích thay đổi. Biến phụ thuộc là Sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức. Hình 2.1 trình bày mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài dựa trên lý luận trên với 8 giả thuyết.

-25-

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất.

Nghiên cứu nhằm xác định mối quan hệ giữa các thành phần của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực với mức độ gắn kết của nhân viên với Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Vũng Tàu (VTIR). Với mô hình nghiên cứu như trên, 08 giả thuyết nghiên cứu được xây dựng như sau:

Giả thuyết 1: Xác định công việc có tác động thuận chiều đến Sự gắn kết của nhân viênvới tổ chức tại VTIR.

Giả thuyết 2: Thu hút và tuyển chọn có tác động thuận chiều đến sự gắn kết của nhân viên tại VTIR.

Giả thuyết 3: Đào tạo có tác động thuận chiều đến Sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại VTIR.

Giả thuyết 4: Đánh giá kết quả làm việc có tác động thuận chiều đến Sự gắn kết của nhân viênvới tổ chức tại VTIR.

Khuyến khích thay đổi Chế độ làm việc Chính sách đãi ngộ Phát triển nghề nghiệp

Đánh giá công việc Đào tạo

Thu hút và tuyển chọn

Sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức tại Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Vũng Tàu Xác định công việc

-26-

Giả thuyết 5: Phát triển nghề nghiệp có tác động thuận chiều đến Sự gắn kết của nhân viênvới tổ chức tại VTIR.

Giả thuyết 6: Chính sách đãi ngộ có tác động thuận chiều đến Sự gắn kết của nhân viênvới tổ chức tại VTIR.

Giả thuyết 7: Chế độ làm việc có tác động thuận chiều đến Sự gắn kết của nhân viênvới tổ chức tại VTIR.

Giả thuyết 8: Khuyến khích thay đổi trong công việc có tác động thuận chiều đến Sự gắn kết của nhân viênvới tổ chức tại VTIR.

Tóm tắt Chương 2

Chương 2 tổng hợp cơ sở lý thuyết về thực tiễn quản trị nguồn nhân lực và sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức. Bên cạnh đó, đề tài cũng lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Qua đó, mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 08 yếu tố được giả thuyết là có tác động đến sự gắn kết của nhân viên tại Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Vũng Tàu là: (1) Xác định công việc, (2) Thu hút và tuyển chọn, (3) Đào tạo, (4) Đánh giá kết quả làm việc, (5) Phát triển nghề nghiệp, (6) Chính sách đãi ngộ, (7) Chế độ làm việc; và (8) Khuyến khích thay đổi. Biến phụ thuộc là Sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức. Việc tìm hiểu những nội dung này sẽ là cơ sở vững chắc cho việc lý giải các vấn đề được phân tích ở chương tiếp theo. Chương 3 tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu.

-27-

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại công ty cổ phần du lịch quốc tế vũng tàu (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)