Mẫu khảo sát thu thập dữ liệu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại công ty cổ phần du lịch quốc tế vũng tàu (Trang 46 - 48)

V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên)

3.4. Mẫu khảo sát thu thập dữ liệu:

Phương pháp thu thập dữ: Dữ liệu được thu thập bằng phiếu điều tra khảo sát, gửi trực tiếp đến nhân viên tại các phòng ban với thang đo Likert 5 mức (1: Hoàn toàn không đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý). Sau khi khảo sát xong, dữ liệu được tổng hợp, làm sạch để phân tích trong các bước tiếp theo.

Trong nghiên cứu chính thức, phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sử dụng để lựa chọn mẫu khảo sát. Tổng thể mục tiêu là tất cả nhân viên đang làm việc tại VTIR. Theo một số nhà nghiên cứu, số quan sát ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005), các thang đo trong nghiên cứu có tổng cộng 29 biến quan sát, như vậy kích thước mẫu nghiên cứu cần có khoảng 145 cá thể. Hair và cộng sự (2006) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/ biến đo lường là 5:1. Nghiên cứu Yamane (1967) và Rao (1985) cho rằng nếu tổng thể nhỏ và biết được tổng thể thì dùng công thức (Trong đó: n là cỡ mẫu; N là số lượng tổng thể; e là sai số tiêu chuẩn):

𝑛= 𝑁 1 +𝑁 ∗ 𝑒2

Với tổng số nhân viên hiện đang công tác tại VTIR là 230 nhân viên và độ chính xác là 95%, sai số tiêu chuẩn là +5% thì cỡ mẫu khảo sát được tính là:

𝑛= 230

1 + 230∗0.052 = 146

Nhằm đảm bảo số lượng cỡ mẫu ít nhất là 145, số lượng bảng câu hỏi khảo sát được phát ra tăng thêm 40% cỡ mẫu tối tiểu vì trong quá trình thu thập dữ liệu sẽ phải loại bỏ những bảng khảo sát không đạt yêu cầu. Vậy số phiếu khảo sát được gửi đi khảo sát là: 146 * 1.4 = 204 phiếu. Kết quả thu về được 192 phiếu, trong đó

-35-

có 7 phiếu không hợp lệ, còn lại 185 phiếu khảo sát hợp lệ với tỷ lệ 91%. Như vậy mẫu chính thức là 185.

Tóm tắt Chương 3

Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, mô tả quy trình nghiên cứu, điều chỉnh thang đo đồng thời trình bày phương pháp phân tích dữ liệu. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng, đánh giá các thang đo và mô hình lý thuyết về thực tiễn công tác quản trị nguồn nhân lực và sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện bằng hai phương pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm, qua bước nghiên cứu này, các thang đo đo lường các khái niệm cũng được xây dựng để phục vụ cho nghiên cứu chính thức. Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát với cỡ mẫu là 185 phiếu khảo sát, sử dụng công cụ SPSS để phân tích như: kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy bội.

-36-

Chương 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại công ty cổ phần du lịch quốc tế vũng tàu (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)