- Tăng cường sự phối hợp của hoạt động thanh tra NHNN với Bộ Tài chính, các Bộ, ngành và các địa phương trên địa bàn trong trao đổi, cung cấp
thông tin có liên quan về hoạt động ngân hàng.
- Khuyến khích các NHTM tăng cường biện pháp bảo đảm tính thanh khoản, những NHTM nào thường xuyên gặp khó khăn về thanh khoản cần có biện pháp trợ giúp theo các quy định hiện hành. Mặt khác, NHNN cũng cần c ó cơ chế và tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động thị trường liên ngân hàng để thị trường này hoạt động lành mạnh và minh bạch hơn.
- Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi các văn bản hiện hành cũng như xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật mới tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của NHTM như: Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện căn bản cơ chế, chính sách về tín dụng, đầu tư, đảm bảo tiền vay, ngoại hối, huy động vốn, thanh toán và các hoạt động ngân hàng khác. Các quy định về quản lý và giám sát cung cấp dịch vụ ngân hàng; cấp giấy phép và quản lý các loại hình hoạt động của NHTM; các quy định về mua, bán, sáp nhập, hợp nhất, giải thể và cơ ấu lại các NHTM.
- Tăng cường công tác hợp tác quốc tế trong hoạt động TTGS ngân hàng và hợp tác giữa Vụ Quản lý NHTM với cơ quan giám sát tài chính trong nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật trong nước.
- Đề nghị NHNN Lào sớm phát triển, đổi mới phần mềm chương trình GSTX để phù hợp với các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, công nghệ tiên tiến sẽ tăng cường năng lực TTGS, cảnh báo sớm rủi ro, phòng chống rửa tiền.
- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin thường xuyên giữa Vụ quản lý NHTM, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và các cơ quan giám sát tài chính khác, cơ quan bảo vệ pháp luật thông qua việc ban hành một Nghị định của Chính phủ về việc phối hợp. Vụ quản lý NHTM cần chủ động phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành về việc nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách, thực hiện TTGS, quản lý và đảm bảo an toàn các NHTM; đào tạo nguồn nhân lực; phòng, chống rửa tiền và phòng, chống tội phạm trong ngành ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong chương 2, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm hoạt thiện hoạt động thanh tra giám sát các ngân hàng thương mại trên địa bàn trong thời gian tới.
Các giải pháp bao gồm:
(i) Hoàn thiện về mô hình tổ chức, phân cấp, ủy quyền
(ii) Tăng cường việc phối hợp chặt chẽ giữa giám sát từ xa và thanh tra (iii) Tăng cường công cụ xử phạt có hiệu quả hơn
(iv) Tăng cường công tác xử lý sau thanh tra, tổ chức tốt việc thực hiện các kiến nghị chỉnh sửa theo kết luận thanh tra
(v) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra giám sát ngân hàng
KẾT LUẬN
Có vai trò quan trọng trong việc quản lý, điều hành hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nuớc có chức năng thanh tra, giám sát các ngân hàng thuơng mại hoạt động trên địa bàn cả nuớc.
Thanh tra Ngân hàng là một công cụ thiết yếu của Ngân hàng Nhà nuớc để thực hiện nhiệm vụ nói trên. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải tiếp tục hoàn thiện tổ chức và hoạt động để nâng cao hiệu lực thanh tra của Ngân hàng Nhà nuớc.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tế, bám sát phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành đuợc các nhiệm vụ:
- Lý luận về NHNN và vai trò của NHN. Nêu rõ các chức năng và các nội dung cụ thể của thanh tra, giám sát đối với các NHTM. Nêu ra kinh nghiệm tổ chức thanh tra, giám sát của một số nuớc trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm.
- Nghiên cứu khái quát về hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng và thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát đối với các ngân hàng thuơng mại trên địa bàn của NHNN CHDCND Lào chi nhánh Xiêng Khoảng, đánh giá những thành công và các kết quả đạt đuợc, chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế.
- Luận văn đã đua ra một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN CHDCND Lào chi nhánh Xiêng Khoảng đối với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn.
Với hạn chế về trình độ và điều kiện nghiên cứu của tác giả, luận văn còn có nhiều hạn chế. Kính mong được các thầy cô và các chuyên gia đó ng góp ý kiến quý báu để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Xiêng Khoảng (6/2020), Báo cáo công tác thanh tra giám sát giai đoạn 2017 - 6/2020, Xiêng Khoảng.
2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Xiêng Khoảng (2020), Báo cáo tổng kết công tác ngân hàng Xiêng Khoảng giai đoạn 2017 - 6/2020, Xiêng Khoảng.
3. Báo cáo kết quả công tác thanh tra giám sát ngân hàng năm 2017, 2018, 2019, 2020.
4. Ủy bản nhân dân tỉnh Xiêng Khoảng (2020), Báo cáo tổng kết năm và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.
5. Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2018), Luật Ngân hành Nhà nước Lào - Luật số 47/QH8/2018 (bản sửa đổi).
6. Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2018), Luật Ngân hàng thương mại - Luật số 56/QH8/2018 (bản sửa đổi).
7. Ngân hàng Nhà nước Lào (2016), “kế hoạch chiến lược phát triển hệ thống tài chính - tiền tệ của Lào trong giai đoạn 10 năm (2016 - 2025) và tầm nhìn tới năm 2030”.
8. Ngân hàng Nhà nước Lào (2017), “tiêu đề và kế hoạch tổ chức phát triển hệ thống quản lý các NHTM theo tiêu chuẩn Hiếp ước Basel bắt đầu từ năm 2017 - 2025”.
9. Vũ Thị Hòa (2014), Hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng thương mại trên địa bàn tại ngân hàng nhà nước chi nhánh thành phố Hà nội - thực trạng và giải pháp", luận văn thạc sĩ, Học viện Ngân hàng.
10.Đặng Thị Hải Yến (2015), "nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra của ngân hàng nhà nước - chi nhánh Nam Định đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn", luận văn thạc sĩ, Học viện Ngân hàng.
11. Nghị định số 224/2019/NĐ-CP ngày 19/07/2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định về Công tác quản lý thông tin tín dụng của các TCTD.
12.Nghị định số 329/2017/NĐ-CP ngày 25/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về Bảo hiểm tiền gửi.
13.Quyết định số 632/QĐ-NHNN ngày 24/05/2017 của Thống đốc NHNN về việc quy định tổ chức và vai trò hoạt động của NHNN chi nhánh tỉnh Xiêng Khoảng.
14.Quyết định số 256/QĐ-NHNN ngày 24/05/2007 của Thống đốc NHNN về việc quy định thời hạn nộp báo cáo thống kê và tình hình tài chính của các ngân thương mại.
15.Quyết định số 512/QĐ-NHNN ngày 29/06/2018 của Thống đốc NHNN về việc quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng.
16.Thông tư số 673/QĐ-NHNN ngày 18/08/2016 của NHNN về việc quy định mức lãi suất tiền gửi đối đa của các ngân hàng thương mại.
17.Quyết định số 172/QĐ-NHNN ngày 15/05/2017 của Thống đốc NHNN về việc xử lý nợ liên quan đến dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Chính phủ mà đã phân loại thành nợ xấu tại các ngân hàng thương mại.
18. Tạp chí Ngân hàng các số năm 2017 - 2020.
19.Nguyễn Thanh Tùng (2020), Bản tin kinh tế - Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, truy cập lần cuối ngày 30 tháng 6 năm 2020, www.ngkt.mofa.gov.vn