Đề án “Kế hoạch chiến lược phát triển hệ thống tài chính - tiền tệ của Lào trong giai đoạn 10 năm (2016 - 2025) và tầm nhìn tới năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành theo Nghị định số 316/CP ngày 19 tháng 8 năm 2016 và theo Quyết định của Thống đốc NHNN Lào số 833/NHNN ngày 28 tháng 9 năm 2016, chiến lược đã chú trọng vào 3 nội dung chính:
- Xây dựng và cải thiện cơ chế quản trị điều hành tài chính vĩ mô phù hợp và có khoa học hơn
- Phát triển và đảm bảo ổn định hệ thống TCTD - tiền tệ bằng cách nâng cao kỹ năng quản lý theo chuẩn mực quốc tế
- Tạo sự lành mạnh cho hệ thó ng cơ sở hạ tầng như là: hệ thống khung pháp lý, hệ thống kế toán, hệ thống thông tin, tổ chức cán bộ.
Căn cứ theo kế hoạch chiến lược phát triển hệ thống tài chính - tiền tệ của Lào trong giai đoạn 10 năm, NHNN Lào đã lập kế hoạch tiêu đề và kế hoạch tổ chức phát triển hệ thống quản lý các NHTM theo tiêu chu n Hiếp ước Basel bắt đầu từ năm 2017 - 2025, NHNN đã chia kế hoạch thành 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (2017 - 2020): trong giai đoạn đầu là công tác chuẩn bị để bước vào quá trình tiến hành sử dụng Hiệp ước Basel 2; đánh giá khả năng thực hiện của các NHTM; xác định biện pháp quản lý của NHNN và khung
pháp lý về quản trị theo rủi ro, khuôn khổ pháp lý theo tiêu chuẩn cơ bản nhất của Basel 2 cho toàn hệ thống các NHTM bắt đầu thực hiện; NHNN lựa chọ đối tuợng làm ngân hàng mẫu (Pilot Bank) để tiến hành thử nghiệm cách tính về các tiêu chuẩn mức an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng.
+ Giai đoạn 2 (2021 - 2025): trong giai đoạn này các NHTM toàn hệ thống, ít nhất phải tổ chức thực hiện đuợc tiêu chuẩn cơ bản tối thiểu của Basel 2; bắt đầu tổ chức thực hiện đánh giá ICAAP và công bố thông tin theo Pillar 1 và 2. Đồng thời, NHNN phải thiết lập sổ sách tay để sử dụng về việc quản trị rủi ro và tổ chức cuộc họp thảo luận bàn bạc với các NHTM thuờng xuyên và liên tục. Ngân hàng mẫu (Pilot Bank) tổ chức thực hiện cách tính về mức đủ vốn tối thiểu về biện pháp xếp hạng nội bộ một cách cơ bản (Foundation Internal Rating Based Approach) đối với rủi ro tín dùng, tiêu chuẩn (Standardized Approach) đối với rủi ro thị truờng và rủi ro hoạt động và tổ chức thực hiện các khuôn khổ pháp lý đối với quản trị điều hành, cùng lúc tổ chức thực hiện cơ bản về ICAAP.
+ Giai đoạn 3 (2025 - 2030): trong giai đoạn này phải ban hành các quy chế pháp l để cho các ngân hàng có thể sử dụng tính mức đủ vốn tối thiểu tiên tiến, đồng thời cải thiện khung pháp lý và đánh giá lại kết quả thực hiện theo nguyên tắc BCPs. Ngân hàng mẫu (Pilot Bank) có khả năng tiến hành tính mức đủ vốn theo biện pháp xếp hạng nội bộ một cách tiên tiến đối với tất cả các rủi ro, phải tiến hành ICAAP và công bố đầy đủ các thông tin.
Theo đề án trên đã định huớng mục tiêu phát triển và chiến luợc của NHNN Lào đến năm 2025 nhu sau:
Trước bối cảnh hội nhập thị truờng tài chính khu vực và thế giới với nhiều cơ hội và thách thức, NHNN cải cách tổ chức hoạt động để hình thành bộ máy tổ chức tinh gọn, chuyên nghiệp, c đủ nguồn lực, năng lực thiết lập và thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường dựa trên cơ sở rủi ro
và công nghệ tiên tiến, thực hiện các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động NHNN, hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế, nâng cao chức năng quản lý nhà nuớc trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo nền tảng đến năm 2025 phát triển NHNN Lào trở thành NHNN hiện đại, đạt trình độ tiên tiến cơ bản của các Ngân hàng trung uơng trong khu vực ASEAN và có khả năng thúc đẩy xây dựng NHTM của Lào đạt tiêu chuẩn Ngân hàng ASEAN QBA (Qualified ASEAN Bank) ít nhất một Ngân hàng.
Ngành ngân hàng đã đề ra Chiến luợc phát triển dài hạn là “thực thi chính sách tiền tệ đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, kích thích đầu tu phát triển. Điều hành tiền tệ, lãi suất và tỷ giá hối đoái theo cơ chế thị truờng thông qua sử dụng linh hoạt có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp. Ứng dụng công nghệ thông tin, mở rộng nhanh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua dịch vụ ngân hàng. Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ chuyển đổi của đồng kịp Lào, tạo điều kiện thuận lợi việc huy động và phân bộ có hiệu quả các nguồn lực tài chính để định huớng và khuyến khích công chúng tiết kiệm, đầu tu và phát triển sản xuất kinh doanh.
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng tỉnh Xiêng Khoảng
Căn cứ vào định huớng phát triển và mục tiêu chung của ngành ngân hàng, công tác hoạt động TTGS ngân hàng trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng phải tích cực thực hiện nhiệm vụ nhu:
Thứ nhất, Tăng cuờng hoạt động TTGS ngân hàng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra trong môi truờng mới nhu: Tập trung triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra theo yêu cầu, mục đích, phạm vi, nổi dung để thực hiện có hiệu quả hỗ trợ Đề án tái cơ cấu, Đề án xử lý nợ xấu đặc biệt là các khoản nợ gắn bó với Dự án đầu tu xây dựng cơ sở hạ tầng của Chính phủ, góp phần
đảm bảo an toàn cho hoạt động hệ thống ngân hàng; tăng cường kết phối hợp chặt chẽ hơn giữa TTGS việc chấp hành chính sách pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng với TTGS theo rủi ro; nâng cao hiệu quả công tác đôn đốc theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý theo kết luận TTGS. Chú trọng tiến hành chuyên đề về chất lượng tín dụng, nợ xấu nhằm đánh giá tính thực chất của việc phân loại nợ và yêu cầu dự phòng sát với thực tế, đặc biệt là việc phân loại các khoản nợ thuộc nhóm 1, 2 và việc cơ cấu lại nợ theo quy đinh của Quyết định số 512/NHNN ngày 29 tháng 06 năm 2018 về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng đối với tất cả các TCTD.
Thứ hai, Tăng cường công tác GSTX để phát hiện và kiểm tra giám sát chặt chẽ để kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý đối với các NHTM yếu kém; phối hợp chặt chẽ với Vụ quản lý NHTM và cơ quan chức năng tại địa phương xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong việc TTGS ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế - xã hội ở địa phương.
Thứ ba, Phấn đấu tiến hành các bước nhằm đổi mới về cơ bản và dần toàn diện công tác TTGS ngân hàng theo tiêu chí rủi ro để hướng tới chu n mực quốc tế, đáp ứng nhu cầu hội nhập nói chung và phát triển hệ thống các NHTM Lào nói riêng. Cải thiện công tác thanh tra ngân hàng một cách tiến hành toàn diện và triệt để trên phương diện góp phần phát triển và xây dựng được NHNN hiện đại.
Thứ tư, Xây dựng được đội ngũ thanh tra viên ngành ngân hàng c ó bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ lý luận chuyên môn nghiệp vụ cao, có ph m chất đạo đức nghề nghiệp, có kinh nghiệp về công tác TTGS ở mức ổn định và c ó năng lực tốt để sẵn sàng đáp ứng được các nhu cầu và nhiệm vụ của ngành.
Thứ năm, Với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, ngân hàng cùng với sự phát triển nhanh và tái cơ cấu của hệ
thống ngân hàng trong nước đòi hỏi hoạt động TTGS ngân hàng cần phải đổi mới cả về tổ chức lẫn nội dung nghiệp vụ và cơ chế điều hành. Do đó , một điều tất yếu của hoạt động TTGS ngân hàng cần phải tiếp tục hoàn thiện theo hướng hiệu quả và hướng tới chuẩn mực, thông lệ quốc tế.