2.4.2.1. Hạn chế
Thứ nhất, Nguồn số liệu và thông tin sử dụng để hoạt động GSTX cung cấp chủ yếu dựa trên hệ thống thông tin báo cáo của NHTM tự báo cáo nên c òn sơ sài và chua đảm bảo đuợc tính sát thực; Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật công nghệ thông tin còn thiếu và lạc hậu (chạy số liệu trên công thức trong EXCEL).
Thứ hai, Hoạt động GSTX của chi nhánh đã phân tích, đánh giá, chấm điểm và xếp hàng các NHTM theo tiêu chuẩn CAMELs, nhung các chỉ tiêu đánh giá c òn chua đạt đuợc chuẩn mực quốc tế về nội dung và chua đảm bảo đuợc tính kịp thời. Vì thế chức năng cảnh báo sớm những rủi ro có thể xảy ra của các NHTM của chuơng trình GSTX gần nhu không thực hiện đuợc một cách hiệu quả, kết quả đánh giá giám sát NHTM chỉ có tác dụng để báo cáo và cung cấp thông tin số liệu hỗ trợ cho hoạt động TTTC trong việc đánh giá tình hình hoạt động của NHTM còn yếu kém, chua phát huy đuợc tác dụng trong việc phát hiện rủi ro để cảnh báo sớm và có biện pháp phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra.
Thứ ba, Việc khai thác thông tin từ chuơng trình GSTX để phục vụ cho công tác TTTC còn hạn chế. Kết quả báo cáo GSTX chủ yếu mang tính hình thức để tổng hợp.
- Trong hoạt động thanh tra tại chỗ
Thứ nhất, Hệ thống các văn bản quy định pháp luật phục vụ cho công tác thanh tra tuy luôn đã đuợc bổ sung và hoàn thiện, nhung chua đầy đủ và đồng bộ sát với thực tế; còn chồng chéo, nhiều kẻ hở làm cho công tác TTGS còn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Hiện nay chua có Sổ sách tay chu n mực áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống, do đ chua đảm bảo việc tiến hành một cuộc thanh tra thuận lợi hơn cũng nhu cập nhật kết quả thanh tra vẫn còn hạn, chế bất cập. Vì mỗi chi
nhánh của NHNN Lào đều triển khai các quy định pháp luật thành Sổ sách tay riêng lẻ theo hiểu biết của mình.
Thứ hai, Khi tiến hành TTTC, cán bộ thanh tra chua đuợc tiếp cận truy cập hệ thống mạng nội bộ của ngân hàng đối tuợng thanh tra, khi thanh tra vẫn phải chấp nhận theo số liệu báo cáo của ngân hàng, đối tuợng thanh tra báo cáo theo biểu mẫu yêu cầu thuờng chậm do các chỉ tiêu quy định không phù hợp với các chỉ tiêu sẵn có tại đơn vị. Vì thế kết quả hoạt động TTGS chua đạt đuợc hiệu quả nhu mong muốn.
Thứ ba, Khả năng cập nhật và khai thác cơ sở số liệu, tìm hiểu nghiệp vụ mới của các NTHM còn hạn chế. Trong khi sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, cùng với sự bùng nổ của công nghệ ngân hàng, các NHTM không ngừng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ứng dụng ngân hàng hiện đại để tăng thêm lợi nhuận nhu: ATM, Internet Banking, Homebanking,... Với các dịch vụ mới này sẽ kèm theo là những rủi ro công nghệ, rủi ro tác nghiệp trong điều kiện hệ thống quản trị điều hành kinh doanh c òn c ó điểm yếu, đò i hỏi thanh tra ngân hàng phải thực hiện giám sát tập trung, điều này ảnh huởng tới thời gian và chất luợng kết quả cuộc thanh tra trong quá trình triển khai thanh tra.
Thứ tư, Nội dung, phuơng pháp thanh tra còn dàn trải, chua chú trọng vào những nội dung cần chuyên sâu, chua đáp ứng kịp yêu cầu quản lý, giám sát hệ thống ngân hàng hiện đại.
Thanh tra ngân hàng đang nỗ lực cải thiện phuơng pháp thanh tra, mặc dù trong hầu hết các cuộc thanh tra vẫn tiến hành thanh tra theo phuơng pháp truyền thống, thanh tra tính tuân thủ các quy định về quy chế và luật pháp hay không, đánh giá chất luợng tài sản nội và ngoại bảng, việc huy động vốn và sử dụng vốn, chất luợng tín dụng ... của các NHTM tại một thời điểm nào đó.
Vì thế các kiến nghị của Đoàn thanh tra chỉ giới hạn đối với các vi phạm mà Đoàn thanh tra phát hiện được đối với các vụ việc đã phát sinh.
Đối với những rủi ro tiềm ẩn gần như các cuộc thanh tra chưa đánh giá, đo lường được mức độ rủi ro để đưa ra kiến nghị cảnh báo sớm giúp các NHTM có biện pháp kịp thời ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra để giúp ngân hàng điều chỉnh được tình trạng tài chính hiệu quả hơn.
2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
- Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, Do các quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của TTGS ngân hàng chưa được hoàn thiện, đầy đủ.
Thực tiễn khi tiến hành TTGS ngân hàng có kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý theo kết luận thanh tra nhưng do thiếu cơ sở pháp lý nên tính hiệu lực còn hạn chế. Ngoài ra, pháp luật quy định Thanh tra ngân hàng có quyền xử phạt vi phạm hành chính nhưng trong thực tế lại không giao quyền cho thanh tra ngân hàng có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế để buộc các chủ thể vi phạm thực hiện.
Quyết định số 811/NHNN ngày 18 tháng 10 năm 2010 về Biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với các NHTM, còn nhiều điểm chưa phù hợp như: các mức hình phạt bằng tiền quá thấp và nhẹ, chưa có tác dụng răn đe, trong nhiều trường hợp các NHTM sẵn sàng chịu phạt để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
Thứ hai, Do cơ chế điều hành của TTGS còn thiếu tập trung, chồng chéo và chưa rõ ràng:
TTGS chi nhánh (Phòng Quản lý NHTM) là một bộ phận của NHNN chi nhánh tỉnh Xiêng Khoảng, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc chi nhánh. Đồng thời, TTGS ngân hàng chi nhánh NHNN tỉnh cũng chịu sự chỉ đạo về chương trình, kế hoạch và nghiệp vụ của Vụ Quản lý NHTM. Trong
khi Giám đốc chi nhánh có nhiệm vụ và quyền hạn trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác TTGS theo quy đinh của Thống đốc NHNN; nhiệm vụ TTGS của chi nhánh do Giám đốc chi nhánh quy định trên cơ sở các quy định của pháp luật về hoạt động thanh tra ngân hàng.
Thứ Ba, Bản thân các NHTM chua thực hiện nghiêm túc các quy định về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, chua chủ động thực hiện chế độ gửi báo cáo theo quy định cho TTGS chi nhánh. Tại các NHTM, hệ thống quản trị, kiểm soát - kiểm toán nội bộ còn hạn chế về số luợng và chất luợng, chua theo kịp sự diễn biến của hoạt động ngân hàng và chua theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thị truờng, dẫn tới sơ hở trong quản lý, điều hành không đảm bảo đuợc nghiệp vụ phòng ngừa, ngăn chặn đuợc các hành vi sai phạm, tiêu cực, ... do vậy chua phát hiện kịp thời để xử lý, khắc phục vi phạm hơi chậm và nhiều khi thiếu kiên quyết.
Một số chi nhánh NHTM do sức ép lợi nhuận, sức ép thành tích hay giữ lại khách hàng đã chập nhận nới lỏng điều kiện tín dụng, không tuân thủ nghiêm túc một số trình tự, thủ tục, quy định cho vay; không chuyển nhóm nợ theo quy chế; cho vay không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo không đủ thủ tục pháp lý, giá trị tài sản đảm bảo không tuơng xứng với mức khoản cho vay, ....
Một bộ phận ngân hàng, thậm chí có cả cán bộ cấp lãnh đạo của NHTM suy thoái về đạo đức nghề nghiệp và vi phạm các quy định của pháp luật, thậm chí kết hợp với các đối tuợng bên ngoài để phạm tội, đặc biệt là trong việc cho vay tín dụng và quá trình đấu thầu dự án của ngân hàng. Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo của một số NHTM nhất là NHTM nhà nuớc còn buông lỏng quản l và chua thực sự quan tâm, chua c biện pháp phòng chống tham nhũng, tội phạm có hiệu quả làm tác hại tài sản của Nhà nuớc rất nhiều.
- Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, do mô hình về tổ chức, phân cấp, ủy quyền
Hiện nay NHNN Lào chưa c ó cơ quan TTGS ngân hàng độc lập, trong khi TTGS chi nhánh bị hạn chế về tính độc lập, khi cùng lúc chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của Giám đốc chi nhánh và sự chỉ đạo về mặt nghiệp vụ của Vụ Quản lý NHTM, do vậy còn bị thụ động về nhiều hoạt động, làm gì cũng phải chờ sự chỉ đạo từ phía trên.
Thứ hai, sự phối hợp giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ chưa chặt chẽ
Do tại NHNN Lào, bộ phận thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa là 2 bộ phận riêng biệt nhưng sự phối hợp, kết hợp giữa 2 bộ phận cò n chưa nhịp nhàng, chặt chẽ. Mặt khác, nội dung TTGS còn khá dàn trải thiếu tập trung và chưa thực sự đi vào trọng tâm, trọng điểm, đồng thời thời gian tiến hành thanh tra quá ngắn (05 ngày). Do giới hạn về thời gian và lực lượng cán bộ nên thanh tra chi nhánh tỉnh không thể tập trung thanh tra vào các khâu, mảng hoạt động, chủ yếu phân bổ nguồn nhân lực tập trung thanh tra về vấn đề tín dụng, còn vấn đề khác thì ít quan tâm hơn. Vì vậy, còn nhiều yếu kém và dễ xảy ra sai phạm nên chưa phát hiện được hết các tồn tại, sai phạm.
Nếu 1 ngân hàng thương mại có kết quả giám sát từ xa mang nhiều yếu tố rủi ro, và bộ phận giám sát từ xa thông tin với bộ phận thanh tra tại chỗ thì sẽ có những thanh tra tốt hơn vào những điểm yếu đó, từ đó ngăn chặn những sai phạm tại NHTM. Ngược lại, bộ phận thanh tra tại chỗ thực hiện thanh tra cũng sẽ bổ sung thêm, minh chứng thêm cho kết quả của giám sát tại chỗ có độ chính xác cao hay không, nhưng hai bộ phận này chưa phối hợp chặt chẽ.
Thứ ba, các công cụ xử phạt
Các công cụ xử phạt dù được quy định theo pháp luật nhưng việc tuân thủ còn lỏng lẻo, nhiều khi mang hình thức do có sự cả nể và có sự chưa minh
bạch khi mỗi đợt thanh tra về, nên việc sử dụng các công cụ xử phạt chưa quyết liệt. Cần có những biện pháp cứng rắn hơn để các ngân hàng thương mại không tái phạm sai sót trong hoạt động của mình.
Thứ tư, do cơ chế kỷ luật sau thanh tra
Do TTGS chi nhánh chưa quan tâm đúng mức về công tác theo dõi việc thực hiện kiến nghị, khắc phục chỉnh sửa kết luận sau thanh tra, chủ yếu chú trọng đến quá trình thanh tại đơn vị là nhiệm vụ quan trọng nhất mà chưa đánh giá và quan tâm đúng mức đến việc theo dõi sau thanh tra. Bản thân cán bộ TTGS cũng không chủ động thực hiện, tuy nhiên đã phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân có liên quan phụ trách theo dõi, đôn đốc và kiểm tra các đơn vị trong việc thực hiện kiến nghị, chỉnh sửa sau thanh tra, nhưng trong thực tiễn chưa tiến hành một cách thường xuyên, mà sẽ làm khi ban lãnh đạo nhắc nhở hay có yêu cầu báo cáo.
Thứ năm, do chất lượng nguồn nhân lực
Lực lượng đội ngũ cán bộ TTGS tại NHNN chi nhánh tỉnh Xiêng Khoảng đang ở thời điểm mỏng, chưa c ó kinh nghiệm về chuyên môn, chưa đồng bộ và thiếu chiều sâu của nghề TTGS. Đội ngũ cán bộ TTGS những năm qua chỉ có 3 người c ó năng lực, trình độ có kinh nghiệm về công việc TTGS ngân hàng, 1 người đến từ Vụ kế toán và 6 người còn lại là những cán bộ mới được tuyển vào làm việc trong cuối năm 2018. Điều đó ghị nhận sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ đã qua môi trường công tác TTGS trong thời gian quá ngắn và trong điều kiện cụ thể TTGS của chi nhánh thiếu hụt về cán bộ có kinh nghiệm, nên gây kh khăn trong việc tiến hành chương trình, kế hoạch TTGS của chi nhánh.
Ngoài ra, công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ để nâng cáo trình độ chuyên môn vẫn c ò n khó khăn về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc trong giai đoạn hiện nay. Bằng cấp,
chứng chỉ tăng, nhưng chất lượng chuyên môn của cán bộ, công chức có bằng cấp, chứng chỉ lại đang là vấn đề đáng lo ngại. Vì thời gian của chương trình đào tạo thường là ngắn trong khi nội dung giảng dạy lại nhiều, thậm chí những nội dung đào tạo là vấn đề mới, do đó chương trình đào tạo bồi dưỡng không thể đi vào được chiều sâu của vần đề.
Thứ sáu, do hệ thống thông tin
Hiện nay hệ thống thông tin tại Lào chưa được hiện đại hóa, NHNN Lào cần hoàn thiện hệ thống hiện đại như hệ thống “chấm điểm và xếp hạng các NHTM theo tiêu chu ẩn đánh giá của CAMELS”, hệ thống “cảnh báo sớm”, phần mềm hệ thống “giám sát an toàn vi mô”, phần mềm hệ thống “giám sát an toàn vĩ mô” và hệ thống quản lý thanh tra giám sát NHTM. Thêm vào đó, cần nâng cao chất lượng thông tin đầu vào để hệ thống cập nhật dữ liệu chính xác, phục vụ cho quá trình thanh tra, giám sát của NHNN Lào.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả đã phân tích thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát các ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Nhà nước Lào chi nhánh tỉnh Xiêng Khoảng, từ đó đưa ra các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế của hoạt động này thời gian qua.
Từ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong chương 2, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện thanh gia, giám sát các ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Nhà nước Lào chi nhánh tỉnh Xiêng Khoảng trong chương 3.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁM SÁT CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH XIÊNG KHOẢNG