Đối với NHNN

Một phần của tài liệu 0703 mô hình hỗ trợ tín dụng tập trung khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 89 - 93)

3.3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng

Tiếp tục phối hợp với các phòng ban, cơ quan trong việc xử lý nợ xấu, tháo gỡ những khó khăn về thủ tục trong quá trình phát mãi tài sản đảm bảo. Xây dựng quy định hướng dẫn một cách cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của đơn vị như: tổ chức tín dụng, chính quyền cơ sở, cơ quan Công an, các sở ban ngành liên quan, Sở Tài nguyên Môi trường, Tòa án và bộ phận thi hành án, xây dựng một hành lang

pháp lý

thông thoáng cho các ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo.

Điều chỉnh và hoàn thiện quy chế cho vay, bảo đảm tiền vay trên cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng, nắm bắt sát với thực tế thực hiện của các Ngân hàng thương mại trong hệ thống. Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng rủi ro... phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tế ở Việt Nam.

3.3.2.3. Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) Yếu tố thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng. Rủi ro phát sinh trong hoạt động của ngân hàng chủ yếu xuất phát từ sự bất cân xứng thông tin giữa các ngân hàng và khách hàng. Để nâng cao được chất lượng hoạt động của các ngân hàng, thì yếu tố tiên quyết cần cải thiện đó là kho thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. Một trong những nơi cung cấp thông tin hữu ích cho hoạt động của hệ thống ngân hàng thời điểm hiện tại đó chính là trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Để nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm này, các ngân hàng thương mại, các cơ quan Nhà nước cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc thu thập thêm các thông tin về những doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, bao hàm cả doanh nghiệp chưa có lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng.

Trên cơ sở nguồn thông tin đã thu thập, trung tâm thông tin tín dụng (CIC) sẽ sàng lọc, sắp xếp, phân loại các thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thuơng mại khi cần một cách chính xác, nhanh chóng nhất.

Để tăng cuờng trách nhiệm và ý thức của các ngân hàng thành viên cần sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của CIC theo huớng bắt buộc các ngân hàng thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp và khai thác thông tin từ CIC. Xây dựng cơ chế xử lý đối với những tổ chức tín dụng không hợp tác trong việc cung cấp thông tin hoặc thực hiện thiếu sự nghiêm túc quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhiễu thông tin. Xây dựng các cơ chế xử phạt đối với những ngân hàng thuơng mại này cũng nhu bồi thuờng thiệt hại cho ngân hàng thuơng mại khác đã sử dụng thông tin không chính xác đó gây ra.

Bên cạnh các chỉ tiêu định luợng nhu hiện nay, thông tin cung cấp nên có cả phần nhận xét định tính về Khách hàng vay, chi tiết về các khoản có liên quan, ví dụ nhu: tu cách nguời vay, tình hình bảo lãnh vay vốn, tài sản đảm bảo, du nợ vay và chất luợng tín dụng trong các thời kỳ.

Hoàn thiện hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) thông qua việc nâng cao chất luợng của đội ngũ cán bộ tại trung tâm, nâng cấp cải tiến công nghệ theo huớng hiện đại hóa và tự động hóa tất cả các công đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin. Đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá xếp loại rủi ro tín dụng của các doanh nghiệp, từ đó giúp đua ra dự báo kịp thời, cảnh báo để hạn chế rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng, tạo kênh kết nối trực tuyến giữa các ngân hàng với CIC đảm bảo cung cấp thông tin nhanh nhất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 tập trung đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hơn mô hình hỗ trợ tín dụng tập trung khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân đội, qua đó giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động cấp tín dụng, hạn chế giảm thiểu rủi ro trong trong hoạt động tín dụng, đảm bảo sự phát triển theo Chỉ đạo tín dụng của ban lãnh đạo Ngân hàng trong giai đoạn 2018 - 2022. Đồng thời chương 3 cũng đưa ra những kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước một số ý kiến để xây dựng và cải thiện môi trường kinh doanh, quản lý rủi ro có hiệu quả và hướng tới phát triển bền vững trong giai đoạn tới.

KẾT LUẬN CHUNG

Sau giai đoạn 2008 - 2011 đầy khó khăn của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, các ngân hàng lần lượt tham gia vào quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện, với mục tiêu hướng đến đó là cơ cấu tại công tác quản trị ngân hàng theo hướng hiện đại, lành mạnh hóa hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng hướng tới sự phát triển bền vững. Ngân hàng TMCP Quân đội cũng là một trong những ngân hàng đi tiên phong trong việc tái cấu trúc hoạt động, cùng với đó là quá trình chuyển dịch mô hình tổ chức hoạt động, từ mô hình cũ “Hội sở - Chi nhánh” thành mô hình “khối nghiệp vụ”. Trong mô hình này các chi nhánh bị giảm quyền quyết định, tập trung chủ yếu vào hoạt động mở rộng, phát triển khách hàng, còn việc quản trị chuyên môn nghiệp vụ được chia ra và phân về cho từng khối nghiệp vụ chuyên trách đảm nhận. Cùng với xu hướng tập trung chuyên môn hóa những mảng hoạt động cụ thể trong ngân hàng, hoạt động hỗ trợ tín dụng khách hàng doanh nghiệp - một mảng hoạt động trước đây vẫn được phân tán thực hiện tại từng chi nhánh cũng được chuyển dịch và thực hiện tập trung tại hội sở bởi một phòng/ban chuyên trách theo mô hình hỗ trợ tín dụng tập trung khách hàng doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, đề tài: “Hoạt động hỗ trợ tín dụng tập trung khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội” đã đi sâu nghiên cứu một số vấn đề cơ bản sau đây:

Thứ nhất, mô hình hóa hoạt động hỗ trợ tập trung khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng TMCP Quân đội nói riêng.

Thứ hai, đưa ra được những tìm hiểu thực tế về quá trình triển khai mô hình hỗ trợ tín dụng tập trung khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Quân đội, phân tích và đưa ra những đánh giá về kết quả thực hiện, những điểm tồn tại khi thực hiện triển khai trong giai đoạn từ năm 2015-2017.

Thứ ba, đưa ra một số đề xuất, giải pháp để hoàn thiện mô hình hỗ trợ tín dụng tập trung khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Quân đội trong giai đoạn tới.

Do những giới hạn về mặt thời gian nghiêm cứu và kinh nghiệm, kiến thức của người viết nên đề tài thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các Thầy cô và các bạn đọc để đề tài được hoàn thiện thêm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngân hàng TMCP Quân đội, 2015. Báo cáo nội bộ của Trung tâm hỗ trợ tín dụng khách hàng doanh nghiệp các năm 2015

2 Ngân hàng TMCP Quân đội, 2016. Báo cáo nội bộ của Trung tâm hỗ trợ tín dụng khách hàng doanh nghiệp các năm 2016

3. Ngân hàng TMCP Quân đội, 2017. Báo cáo nội bộ của Trung tâm hỗ trợ tín dụng khách hàng doanh nghiệp các năm 2017

4. Ngân hàng TMCP Quân đội, 2015. Quy trình hỗ trợ tín dụng tập trung khách hàng doanh nghiệp

6. Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, 2007.Nghiệp vụ ngân hàng thuơng mại. Hà Nội: NXB Thống kê

7. Nguyễn Minh Kiều, 2007.Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại.Hà Nội: NXB Thống kê

8. Trần Huy Hoàng, 2007.Quản trị ngân hàng thuơng mại.Hà Nội: NXB Lao động

9. Các website tham khảo https://www.vietinbank.vn

https://www.vietcombank.com.vn https://www.mbbank.com.vn

Một phần của tài liệu 0703 mô hình hỗ trợ tín dụng tập trung khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w