Đặc điểm thị trường nơi ngân hàng hoạt động: Nhân tố này là định hướng của mỗi ngân hàng. Ví dụ: Vietcombank sẽ có những nơi có mạng lưới ngoại thương tốt như Hải Phòng, Quảng Ninh,.. .Agribank sẽ có mọi tỉnh mọi huyện những vùng đảo xa xôi .Việc này cũng là yếu tố quan trọng trong việc định hướng phát triển. Nếu địa bàn kinh doanh càng nhộn nhịp, giao thương thuận lợi thì nơi đó thu hút được nhiều khách hàng.
Môi trường pháp lý: là những quyết định, nghị định, thông tư, công văn...Nếu môi trường pháp lý không tốt như văn bản chồng chéo, thiếu như nhất quán, đồng bộ. Trong khi đó ngân hàng lại lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến nhiều văn bản pháp luật. Nếu gây khó khăn cản trở thì sẽ tạo ra những lỗ hở cho đối tượng lợi dụng. Vì vậy mà để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay của NHTM thì cần phải làm cho môi trưởng pháp lý tốt hơn nữa, ý thức chấp hành pháp luật tốt các ban hành cần phải được đồng bộ, thống nhất, đồng thời minh bạch và có tính thực tiễn. Nền kinh tế phát triển kèm theo đó những là nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cap. Để đáp ứng nhu cầu đó thì khách khách cá nhận cũng cần có một nguồn tài trợ từ vốn tốt.
Môi trường kinh tế: Sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung cũng hoạt động cho vay nói Bất kỳ ngân hàng hay linh vực nào cũng bị chi phối của một chu kỳ kinh tế. Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển ổn điịnh, doanh nghiệp làm ăn tốt thì nhu cầu vay vốn cũng tăng cao. Mặt khác nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, tỷ lệ thất nghiệp thập sẽ tăng nhu cầu tiêu dùng, đầu tư cho kinh doạnh hay mua sắm nhiều cho bản thân hay gia đình nhiều hơn. Như vậy cá nhận sẽ có nhu cầu sử dụng vốn rất cao. Ngược lại với nền kinh tế suy thoái, người dân phải “thắt lưng buộc bụng” thì giảm nhu cầu mua sắm, tăng tiết kiệm vì vậy hoạt động cho vay cũng vì thế mà bị thu hẹp.
Môi trường chính trị: Sự ổn định của môi trường chính trị, xã hội là một căn cứ quan trọng đề ra quyết định của các nhà đầu tư. Nếu môi trường này ổn định thì sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, và nhà đầu tư trong nước yên tâm mở rộng đầu tư, hạn chế rủi ro khi đó nhu cầu sử dụng vốn ngân hàng sẽ cao hơn
NHTM
1.4.1 Kinh nghiệm cuả của một số NHTM
Các ngân hàng với mục tiêu dẫn đầu trong việc mở rộng cho vay KHCN cần tăng ưu thế cạnh tranh trong ngành:
1.4.1.1. Kinh nghiệm của Techcombank
TechcomBank đã cải tiến công nghệ làm ưu thế cạnh tranh của ngân hàng này. Techcombank luôn tiên phong trong việc phát triển công nghệ cùng nguồn nhân lực, mang lại sản phẩm dịch vụ toàn diện. Hiện nay, Techcombank nói chung và Techcombank chi nhánh Hoàng Mai riêng đã triển khai biện pháp để mở rộng cho vay KHCN:
+ Techcombank Hoàng Mai đã ưu tiên dành cho khách hàng cao cấp, sau đó ngân hàng cũng có những dịch vụ dành cho khách hàng VIP của mình. Nhìn chung, các dịch vụ loại này hướng đến việc chăm sóc khách hàng thông qua việc giúp họ giải quyết các nhu cầu tài chính.
+ Các ngân hàng có cả đội ngũ chuyên gia tư vấn cho khách hàng về đầu tư chứng khoán, vàng, ngoại hối hay dịch vụ tài chính doanh nghiệp, chứ không chỉ dừng lại ở các dịch vụ giao dịch tín dụng.
+ Năm 2013, Techcombank đã hoàn thành được hệ thống hóa máy chủ kho lưu trữ và đang xây dựng mô hình đám mây về cơ sở dữ liệu, giúp hạn chế rủi ro, nợ xấu. Hệ thống được triển khai hiệu quả đến từng chi nhánh.
1.4.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VietcomBank )
Cũng hướng tới vị trí số 1 trong Ngân hàng bán lẻ. Trong việc phát triển mở rộng cho vay KHCN, Vietcombank chi nhánh Hải Phòng đã đưa ra những chiến dịch tiếp cận khách hàng ưu tiên, với số lượng khách hàng cá
nhân sử dụng đông đảo cũng là một lợi thế đối với Vietcombank chi nhánh Hải Phòng . Ngân hàng này đã có có những bước chuyển mình kịp thời nhắm tới thị trường bán lẻ, bên cạnh mảng bán buôn truyển thống. Chi nhánh đã có những triển khai theo chỉ đạo chung:
+ VietcomBank đã triển khai lãi suất, giá, phí cạnh tranh cùng nhiều ưu đãi kèm theo, phù hợp với từng phân khúc khách hàng; tính năng vượt trội, thân thiện của sản phẩm cùng hàm lượng công nghệ cao,... là những lợi thế mà ngân hàng tự tin để hội nhập.
+ Vietcombank cũng là ngân hàng có lượng tài khoản cá nhân hoạt động tốt nhất trong hệ thống, để tạo thành một lợi thế vững chắc để Vietcombank tự tin đối diện với sức ép cạnh tranh từ các ngân hàng ngoại trong cuộc đua bán lẻ thời hội nhập.
+ Tăng cường dịch vụ ngân hàng chuyên nghiệp hóa bằng cách ứng dụng công nghệ vào trong dịch vụ ngân hàng và tác phong làm việc của cán bộ ngân hàng.
1.4.1.3 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển (BIDV)
Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển (BIDV) cũng là một trong những ngân hàng Big4 tại Việt Nam cũng có những chiến lược phát triển để mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam với sự phát triển mạng lưới, nguồn ngân lục, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin cũng giúp những năm qua BIDV dành được nhiều thương hiệu giải thường về Ngân hàng bán lẻ dó tạp chí The Asian Banker bình trọn. Với nền khách hàng cá nhân vượt mốc 10 triệu khách hàng vào năm 2016. BIDV đã triển khai:
+ Luôn lấy khách hàng làm trọng tâm, chăm sóc dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, phát triển loại hình dịch vụ.
+ Cạnh tranh về lãi suất, chuyên nghiệp hóa đội hình cán bộ nhân viên, áp dụng công nghệ khoa học vào trong hệ thống bộ máy,
+ Truyền thông thương hiệu bằng cách tài trợ nhiều chương trình ca nhạc. BIDV đã tạo được những uy tín trong cộng động dân cư.
+ Áp dụng hệ thống BDS giúp tinh giảm thời gian giao dịch cho khách hàng từ năm 2015.
1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho VietinBank Hồng Bàng
Qua kinh nghiệm thành công của một số ngân hàng thương mại trong nước, chúng ta có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho mục tiêu mở rộng cho vay khách hàng cá nhân VietinBank Hồng Bàng cần:
+ Nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu khách hàng từ đó đưa sản phẩm, dịch vụ phù hợp với từng thời kỳ từ đó xây dựng chiến lược phát triển phù hợp
+ Ưng dụng công nghệ hiện đại trong sản phẩm dịch vụ tạo dự tiện ích cho khách hàng và giảm thiểu chi phí . Từ đó, tăng ưu thế cạnh tranh giữa các NHTM. Giúp ngân hàng tăng sự chuyên nghiệp, giúp rút ngắn thời gian giao dịch, đảm bảo an toàn đối với nguồn tài nguyên của ngân hàng.
+Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong từng thời kỳ.
+ Tổ chức hoạt động truyền thông sâu rộng đến nguồn dân cư. Cần xây dựng chiến lược Marketing phù hợp nhằm gây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu, tăng tín nghiệm của khách hàng đối với VietinBank Hồng Bàng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về ngân hàng thương mại, về hoạt động cho vay KHCN nhằm phục vụ nghiên cứu đề tài. Trên những cơ sở kế thứa có chọn lọc các đề tài nghiên cứu trước đây, tác giả đã đưa ra những khái niệm, đặc điểm vai trò và sự cẩn thiết trong hoạt động cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng. Dựa trên những lý thuyết về ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay KHCN, những chỉ tiêu định lượng định tính trong việc mở rộng cho vay KHCN để đưa ra những phân tích đánh giá thực trạng mở rộng cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam-Chi nhánh Hồng Bàng giai đoạn 2015-2017 tại chương 2 của luận văn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI
NHÁNH HỒNG BÀNG