Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 0729 mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 78 - 82)

2.3.2.1. Hạn ch ế

Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động cho vay đối với DNNVV của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục. Đó là:

Thứ nhất, dù có sự tăng trưởng nhưng cho vay đối với DNNVV vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng dư nợ của chi nhánh chưa tương xứng với tiềm lực của chi nhánh. Trong bối cảnh các Ngân hàng bị NHNN áp trần dư nợ, dẫn tới việc các chi nhánh của từng Ngân hàng cũng bị áp trần dư nợ, việc gia tăng tỷ trọng dư nợ Khách hàng SMEs giúp chi nhánh gia tăng được biên lợi nhuận.

Thứ hai, thời gian xử lý hồ sơ đối với 1 Khách hàng SMEs còn lâu. Thời gian xử lý để hoàn thiện một hồ sơ hạn mức hoặc một món vay từng lần là 03 tuần, thời hạn xử lý một món vay hạn mức là 01-02 ngày. Điều này phần nào làm Khách hàng e ngại khi tới vay tại Vietcombank

Thứ ba, cơ cấu cho vay DNNVV còn hạn chế. Quy mô cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ vay chỉ chiếm chưa tới 10% tổng dư nợ vay mà chủ yếu là cho vay xe ô tô. Như vậy có thể thấy trong các DNNVV, Vietcombank lại

chưa đi sâu rộng vào các DN sản xuất - loại hình DN có tính bền vững cao hơn DN thương mại.

2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế

* Nguyên nhân khách quan

- Một là, Năng lực tài chính của DNNVV còn hạn chế. Theo thống kê từ chi nhánh cho thấy, tỷ trọng DNNVV có vốn điều lệ dưới 10 tỷ chiếm tới 95% các DNNVV vay vốn. Quy mô vốn là tiêu chí chủ yếu phân biệt DNNVV và DN lớn, cũng là tiêu chí thể hiện sức khỏe và sức chống chịu của DN trong trường hợp xảy ra biến cố bất lợi.

- Hai là, Từ ngày 30/12/2016 Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư số 39/2016/TT-NHNN, trong đó quy định các DN khi vay vốn Ngân hàng sử dụng BCTC thuế hoặc kiểm toán. Tuy nhiên, Ngân hàng và Cục thuế lại không có cơ sở dữ liệu chung để đối chiếu dẫn tới việc nhiều DN làm giải BCTC thuế để vay vốn. Điều này gây khó khăn cho công tác thẩm định của các Cán bộ tín dụng, cũng như gây tâm lý e dè khi cho vay DNNVV so với các DN lớn, có sự minh bạch thông tin.

- Ba là, Vietcombank Hà Nội chịu sự cạnh tranh gay gắt từ tất cả các Ngân hàng trên địa bàn đặc biệt như BIDV, Vietinbank, Mbbank.. do Hà Nội là địa bàn trọng điểm, hơn thế nữa tất cả các Ngân hàng đều có định hướng mở rộng tín dụng cho nhóm KH DNNVV nên cuộc chiến thị phần này ngày càng khốc liệt. Hơn thế nữa, Vietcombank là người đến sau, nên việc cạnh tranh giành thị phần cũng khó khăn hơn.

- Bốn là, Kênh huy động vốn chủ sở hữu đang dần được hoàn thiện, các doanh nghiệp sẽ tận dụng nguồn vốn này để kinh doanh, giảm nhu cầu vay vốn của ngân hàng.

* Nguyên nhân chủ quan

- Một là, Vietcombank chưa có checklist hồ sơ riêng dành cho các DNNVV khi vay vốn đặc biệt các DNNVV đảm bảo 100% bằng TSĐB mà chỉ có checklist chung dành cho tất cả các DN. Điều này khiến cho số lượng hồ sơ 1 DN cần cung cấp tương đối nhiều, gây mất thời gian cho công tác thu thập hồ sơ và thẩm định, đồng thời khiến Cán bộ tín dụng tại Chi nhánh có tâm lý “cùng một thời gian, làm hồ sơ DN lớn sẽ ra được nhiều số hơn, hoàn thành chỉ tiêu nhanh hơn”

- Hai là, Đối với DNNVV, một luật bất thành văn ở Vietcombank Hà Nội là yêu cầu TSĐB là Bất động sản hoặc Sổ tiết kiệm tối thiểu 100% giá trị khoản vay, đặc biệt là KH lần đầu có quan hệ tín dụng với Vietcombank Hà Nội. Đây là trở ngại lớn nhất của các DNNVV khi tiếp cận vốn vay từ Chi nhánh. Bởi lẽ, các DNNVV quá trình tích lũy tư bản chưa lâu và chưa nhiều, nên số lượng TSĐB cũng rất hạn chế, đồng nghĩa với việc không thể tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh

- Ba là ,Chính sách TSĐB đối với các tài sản hình thành trong tương lai của Vietcombank chưa rõ ràng và linh hoạt, dẫn tới việc các cán bộ tín dụng tại Vietcombank Hà Nội khó khăn khi chào vay vốn đối với các DNNVV trong lĩnh vực sản xuất có nhu cầu đầu tư tài sản cố định. Ví dụ 1 DNNVV muốn vay 10 tỷ đầu tư 1 dây chuyền máy móc thì không thể thế chấp chính dây chuyền máy móc đó mà phải có TSĐB độc lập khác có giá trị tối thiểu 10 tỷ; trong khi các NHTM cổ phần khác như Techcombank hay Mbbank đều không yêu cầu.

- Bốn là, Trình độ Cán bộ tín dụng không được đồng đều, cũng như cứng nhắc trong khâu thẩm định vay vốn. Một số Cán bộ tín dụng được chuyển từ

các phòng ban khác như Dịch vụ khách hàng, Ngân quỹ... chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác khách hàng.

- Năm là, Việc Marketing của Vietcombank chưa mạnh mẽ và hiệu quả trong việc xây dựng hình ảnh 1 Vietcombank chu đáo với KH DNNVV. Trong tâm lý của đa số DN, Vietcombank vẫn là Ngân hàng chỉ phục vụ các Tổng công ty, Tập đoàn lớn. Điều này gây tâm lý e ngại mỗi khi một KH đặc biệt là DNNVV tới vay vốn tại Vietcombank

Tóm tắt chương 2

Chương 2 của Luận Văn khái quát được mô hình tín dụng đối với DNNVV tại Vietcombank Hà Nội hiện nay và tính toán cụ thể các chỉ tiêu đã nêu trong chương 1. Nhìn chung, Vietcombank Hà Nội đã thể hiện được xu hướng mở rộng cho vay DNNVV theo đúng định hướng của Ban lãnh đạo Vietcobank, khi mà Dư nợ cho vay DNNVV liên tục tăng cả về số lượng và tỷ trọng, trong khi vẫn giữ được chất lượng nợ cực tốt. Tuy nhiên, việc mở rộng này chưa thực sự rõ ràng, các chỉ tiêu mở rộng còn khiêm tốn, chưa xứng đáng với tiềm năng của Chi nhánh. Vì thế, cần các biện pháp cụ thể để đẩy mạnh việc mở rộng cho vay này, và sẽ được tác giả trình bày cụ thể trong Chương 3 dưới đây.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI

Một phần của tài liệu 0729 mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w