Để phát triển “hoạt động cho vay giữa ngân hàng và các DNNVV thì không chỉ ngân hàng cần có những sự thay đổi mà bản thân DN cũng phải tự hoàn thiện và chủ động hơn để đáp ứng” được những yêu cầu cho vay của ngân hàng.
- Chấp hành nghiêm chỉnh Luật DN, Luật kế toán và các quy định về tài chính, kế toán của Nhà nước nhằm “tăng cường tính lành mạnh và minh bạch về tài chính.”
- Đổi mới và nâng cao trình độ quản trị điều hành doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
- Sử dụng vốn vay ngân hàng đúng mục đích, tuân thủ các nội dung trong Hợp đồng tín dụng.
- Phối hợp với ngân hàng trong việc thẩm định kiểm tra trước trong và sau khi cho vay. Thiện chí, hợp tác với ngân hàng trong việc xử lý tài sản bảo đảm. - Tận dụng tối da sự hỗ trợ của Chính phủ, địa phương và các cơ quan
chức năng.
Tóm tắt chương 3
Dựa trên các tồn tại hạn chế được nêu ở chương 2, Chương 3 nêu ra các giải pháp cụ thể đối với việc mở rộng cho vay DNNVV tại Vietcombank Hà Nội như Cách thức tìm kiếm DNNVV, phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra các kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng Vietcombank và bản thân các DNNVV để các giải pháp nêu trên được hoàn thiện và triển khai tốt trong thực tế.
KẾT LUẬN
Trước sự phát triển của lực lượng DNNVV Việt Nam hiện nay, nâng cao hiệu quả cho vay DNNVV là hoạt động rất tiềm năng và là xu thế tất yếu của các NHTM.
Qua thời gian làm việc tại chi nhánh Ngân hàng VIETCOMBANK Hà Nội, tôi thực sự thấy rằng việc mở rộng cho vay đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng và Doanh nghiệp nói chung là vô cùng cần thiết đối với mỗi Ngân hàng, mỗi tổ chức tín dụng và với mỗi nền kinh tế. Cho vay DNNVV góp phần đa dạng hoá khách hàng, đa dạng hoá danh mục đầu tư của Ngân hàng, giúp Ngân hàng nâng cao doanh số cho vay, tăng thu nhập và cải thiện hiệu quả cho vay.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nội trong thời gian qua đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện đa dạng hoá khách hàng, đặc biệt chú trọng đến đối tượng cho vay vốn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và đã đạt được những kết quả khả quan. Mặc dù vậy, trong quá trình hoạt động nghiệp vụ, ngân hàng không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc từ nhiều phía. Để tháo gỡ, giải quyết được vấn đề này, cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa ngân hàng, các cơ quan hữu quan và các DNNVV với nhau, có như vậy hoạt động cho vay của ngân hàng mới đạt được hiệu quả cao, kích thích sự phát triển của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa, đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế.
Luận văn cao học với đề tài “Mở rộng cho vay đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam-chi nhánh Hà Nội” đã nêu lên một số cơ sở lý luận về hoạt động cho
vay DNNVV của NHTM, tìm hiểu và vận dụng vào việc phân tích để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Đồng thời luận văn đã giới thiệu hoạt động của chi nhánh NHTMCP Ngoại thương Việt Nam trong 3 năm 2016- 2018, phân tích hoạt
động cho vay DNNVV tại chi nhánh, phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động này, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp và một số kiến nghị nhằm mở rộng cho vay DNNVV.
Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chuyên đề của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót và tính toàn diện, rất mong được sự thông cảm và góp ý xây dựng thêm của các thầy, các cô.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Kiều Hữu Thiện và ban lãnh đạo cùng các nhân viên trong phòng tín dụng, phòng tổng hợp tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Hà Nội đã chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Tín dụng ngân hàng” Học viện ngân hàng - Nhà xuất bản thống kê.
2. “Chính sách hỗ trợ DNV&N ở Việt Nam” - PGS, PTS Nguyễn Cúc; PGS, PTS Hồ Văn Vĩnh năm 2010.
3. “Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại” David Cok, NXB chính trị quốc gia. Năm 1997
4. “Ngân hàng với việc hỗ trợ phát triển DNV&N” - PTS Dương Thu Hương năm 2010.
5. “Giải pháp phát triển DNVVN ở Việt Nam” Nhà xuất bản chính trị quốc gia - GS, TS Nguyễn Đình Hương, năm 2012.
6. “Tạo việc làm bằng các chính sách phát triển DNVVN” Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - TS Phạm Thị Thu Hằng
7. “Cơ chế bảo lãnh tín dụng đối với DNVVN”, Ngân hàng thế giới -số 58, phần công nghiệp - Tài chính
8. “Tín dụng ngân hàng đối với các DNVVN ở Việt Nam” Thị trường tiền tệ 12/ 2009 - Hà Huy Hùng
9. Vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho phát triển kinh tế ngoài quốc doanh ( Phát triển kinh tế số 126 - TS Nguyễn Đăc Hưng)
10.Hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh và sự hỗ trợ tín dụng cho các DNV&N ở Việt Nam (Tạp chí ngân hàng tháng 12 năm 2002 - GS ,TS Dương Thị Bình Minh, TS Vũ Thị Minh Hằng)
11.Tăng cường tiếp cận tài chính chính thức của các DNVVN (Tạp chí ngân hàng số 4 - 2003 - Mai Hương)
12.Nguồn vốn cho các DNVVN ở Việt Nam (Tạp chí ngân hàng số 1+ 2- 2000 - TS Lê Hoàng Nga)
13.Chính sách phát triển DNV&N tại Hà Lan, Đức và Italia (Nghiên cứu kinh tế số 265 - Báo cáo khảo sát của Tổ nghiên cứu ba nước này) 14.“Phát triển DNV&N trong quá trình công nghiệp hoá ở Việt Nam”,
Nghiên cứu kinh tế số 284 - Vũ Bá Phượng
15.“Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của khu vực kinh tế tư nhân”, Tạp chí ngân hàng số 3/2003 - Nguyễn Đức Chính 16.“Tăng cường quản lý vốn vay để nâng cao hiệu quả tín dụng DNV&N”
Tạp chí ngân hàng số 3/2001- Bùi Thanh Quang
17.Báo cáo Phòng Tổng hợp Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Hà Nội năm 2016 -2018.
18.Báo cáo hoạt động của Vietcombank Chi nhánh Hà Nội năm 2016, năm 2017, năm 2018