Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu 0729 mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91)

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với Khách hàng, là chốt chặn thẩm định đầu tiên. Vì thế, ý kiến của cán bộ tín dụng có ảnh hưởng rất lớn

tới quyết định của các cấp thẩm quyền trong việc xét duyệt cho vay. Thực tế cho thấy, rất nhiều cán bộ tín dụng đua ra những nhận định sai về phuơng án kinh doanh của DNNVV, dẫn tới gây rủi ro mất vốn cho Ngân hàng hoặc bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Vì thế, nâng cao chất luợng đội ngũ cán bộ tín dụng là thực sự cần thiết để mở rộng đuợc cho vay DNNVV, cụ thể ở một số điểm

- Phân nhóm ngành nghề DN quản lý : nên phân bổ mỗi cán bộ tún dụng phụ trách 1 nhóm ngành nhất định, theo sở truờng, kinh nghiệm. Điều này giúp các cán bộ tín dụng có sự hiểu biết sâu sắc về ngành nghề quản lý, chuyên nghiệp hơn trong việc chào bán các Khách hàng tuơng tự, cũng nhu có nhiều thông tin đa chiều trong quản lý các DN hiện tại.

- Tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ thuờng xuyên kết hợp với các lớp học kĩ năng mềm, cụ thể :

+ Đối tuợng đào tạo : Toàn bộ nhân viên các phòng Khách hàng doanh nghiệp

+ Nội dung : đào tạo nghiệp vụ nhu Phân tích tài chính, Tài trợ dự án, các sản phẩm mới nhu ALLC, UPAS LC,... cũng nhu đào tạo kĩ năng mềm nhu kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đàm phán, kĩ năng xem nhân tuớng học...

+ Phuơng pháp : học theo lớp từ 10-20 nguời, các chuyên gia giảng dạy + Khen thuởng/ Kỉ luật : Sau mỗi khóa học sẽ có bài kiểm tra để đánh giá năng lực. Điểm số này đuợc tính vào chỉ tiêu khi tính điểm KPI.

- Có chế độ thuởng phạt phân minh : thuởng đối với các Cán bộ tín dụng không hoàn thành KPI, nghiêm khắc kiểm điểm các Cán bộ có dấu hiệu vi phạm đạo đức trong hoạt động tín dụng. cụ thể :

+ Khen thuởng các cán bộ phát triển Khách hàng DNNVV tốt : 500.000 VNĐ đối với các cán bộ phát triển đuợc các Khách hàng DNNVV có du nợ từ 5 tỷ trở xuống; 1.000.000 VNĐ đối với các cán bộ phát triển đuợc các Khách hàng DNNVV có du nợ từ 5 tỷ- 10 tỷ đồng; 2.000.000 VNĐ đối với các cán

bộ phát triển được các Khách hàng DNNVV có dư nợ trên 10 tỷ đồng.

+ Phân chia rõ ràng KPI về việc phát triển Khách hàng DNNVV mới : Hiện nay Vietcombank không có chỉ tiêu trong việc phát triển Khách hàng DNNVV, đây cũng là một phần nguyên do khiến không nhiều Cán bộ tín dụng phát triển DNNVV. Tôi đề xuất nên dành 10 điểm trên 100 điểm KPI đối với việc phát triển các Khách hàng DNNVV mới, tối thiểu 10 DNNVV phát sinh tín dụng mới tại Vietcombank Hà Nội, tương đương 1 DNNVV phát triển mới tương ứng với 1 điểm KPI. Điều này sẽ kích thích tư duy bán hàng DNNVV của đội ngũ cán bộ tín dụng

+ Kỉ luật : Nghiêm khắc kỉ luật các cán bộ có dấu hiệu vi phạm đạo đức với các hình thức như thuyên chuyển công tác, chấm dứt hợp đồng lao động ngay khi phát hiện.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.

3.3.1. Kiến nghị với chính phủ.

Để có thể mở rộng cho vay đối với DNNVV của NHTM như định hướng của Chính phủ, “các cơ quan nhà nước cũng cần có những biện pháp cụ thể để tạo ra những điều kiện đầy đủ và thuận lợi cho hoạt động này phát triển.

- Xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh đối với mọi thành phần kinh”tế, hoàn thiện và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thuế.... Cắt giảm các giấy phép con, loại bỏ cơ chế xin cho .

- Định hướng cho các DNNVV, đặc biệt là các DN có tiềm năng xuất khẩu trong việc tìm kiếm thị trường, hỗ trợ các thông tin pháp lý tại các thị trường xuất khẩu.

- Có chính sách cụ thể hơn đối với hỗ trợ các DNNVV trong lĩnh vực chế biến chế tạo, ví dụ mở rộng hơn điều kiện vay vốn qua các quỹ tín dụng nhà nước mà Ngân hàng là người giải ngân hay thành lập các KCN tập trung cho DNNVV

- Có chính sách giảm thuế và giãn thuế cho các DNNVV thuộc các lĩnh vực uu tiên.

- Nâng cao hơn nữa vai trò của các Hiệp hội DNNVV

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

- NHNN Việt Nam cần định huớng cho các NHTM tại Việt Nam theo chuẩn quốc tế, giảm dần việc đua ra các mệnh lệnh hành chính ( nhu quy định trần tăng truởng tín dụng) đối với các Ngân hàng đạt chuẩn Basel2.

- “NHNN cần tăng cuờng công tác thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro bằng cách thành lập và nâng cấp, mở rộng hệ thống thông tin về khách hàng để cung cấp cho các tổ chức tín dụng. Ban hành quy chế cụ thể về trao đổi thông tin tín dụng giữa các tổ chức tín dụng.”

- Rà soát, đánh giá và có biện pháp mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thươngViệt Nam. Việt Nam.

Để đạt đuợc mục tiêu mở rộng cho vay DNNVV, Vietcombank cần tích cực quán triệt quan điểm chỉ đạo trong hoạt động cho vay DNNVV theo huớng sau:

- “Xác định sự cần thiết và tất yếu phải tăng cuờng tín dụng cho DNNVV”- loại hình DN có vai trò to lớn trong xã hội và nền kinh tế

- “Có chính sách uu đãi tín dụng đối với các KH là DNNVV có mức độ rủi ro thấp nhu uu đã lãi suất, uu đãi phí, đặc biệt là TSĐB”

- Đổi mới tu duy trong cấp tín dụng đối với DNNVV, lấy hiệu quả của phuơng án kinh doanh làm trọng tâm

Trên cơ sở định huớng đó, cũng nhu dựa trên các phân tích về khó khăn vuớng mắc trong mở rộng cho vay DNNVV, tôi xin đề xuất một số kiến nghị nhu sau :

- Cần xây dựng chính sách tín dụng riêng cho DNNVV bên cạnh chính sách, quy trình của DN nói chung.

- Nghiên cứu, ban hành, triển khai các sản phẩm cho từng nhóm ngành nghề cụ thể, giảm tiêu chuẩn tín dụng so với thông thuờng để hỗ trợ các chi nhánh VIETCOMBANK tiếp cận và chào bán tới DNNVV

- Chỉnh sửa chính sách về Tài sản hình thành trong tuơng lai, để hỗ trợ các Chi nhánh VIETCOMBANK trong việc cho vay trung dài hạn các Khách hàng sản xuất có nhu cầu đầu tu máy móc, nhà xưởng...

- Chỉnh sửa lại định nghĩa DNNVV để phù hợp với định nghĩa của Chính phủ, nhằm có các chính sách hỗ trợ đồng nhất.

- Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để lành mạnh hoá toàn bộ các hoạt động trong ngân hàng

- Xây dựng lại chính sách tỷ lệ Tài sản đảm bảo đối với các Tài sản đảm bảo hình thành trong tương lai để hỗ trợ các DNNVV trong lĩnh vực sản xuất.

3.3.4. Kiến nghị với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Để phát triển “hoạt động cho vay giữa ngân hàng và các DNNVV thì không chỉ ngân hàng cần có những sự thay đổi mà bản thân DN cũng phải tự hoàn thiện và chủ động hơn để đáp ứng” được những yêu cầu cho vay của ngân hàng.

- Chấp hành nghiêm chỉnh Luật DN, Luật kế toán và các quy định về tài chính, kế toán của Nhà nước nhằm “tăng cường tính lành mạnh và minh bạch về tài chính.”

- Đổi mới và nâng cao trình độ quản trị điều hành doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.

- Sử dụng vốn vay ngân hàng đúng mục đích, tuân thủ các nội dung trong Hợp đồng tín dụng.

- Phối hợp với ngân hàng trong việc thẩm định kiểm tra trước trong và sau khi cho vay. Thiện chí, hợp tác với ngân hàng trong việc xử lý tài sản bảo đảm. - Tận dụng tối da sự hỗ trợ của Chính phủ, địa phương và các cơ quan

chức năng.

Tóm tắt chương 3

Dựa trên các tồn tại hạn chế được nêu ở chương 2, Chương 3 nêu ra các giải pháp cụ thể đối với việc mở rộng cho vay DNNVV tại Vietcombank Hà Nội như Cách thức tìm kiếm DNNVV, phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra các kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng Vietcombank và bản thân các DNNVV để các giải pháp nêu trên được hoàn thiện và triển khai tốt trong thực tế.

KẾT LUẬN

Trước sự phát triển của lực lượng DNNVV Việt Nam hiện nay, nâng cao hiệu quả cho vay DNNVV là hoạt động rất tiềm năng và là xu thế tất yếu của các NHTM.

Qua thời gian làm việc tại chi nhánh Ngân hàng VIETCOMBANK Hà Nội, tôi thực sự thấy rằng việc mở rộng cho vay đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng và Doanh nghiệp nói chung là vô cùng cần thiết đối với mỗi Ngân hàng, mỗi tổ chức tín dụng và với mỗi nền kinh tế. Cho vay DNNVV góp phần đa dạng hoá khách hàng, đa dạng hoá danh mục đầu tư của Ngân hàng, giúp Ngân hàng nâng cao doanh số cho vay, tăng thu nhập và cải thiện hiệu quả cho vay.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nội trong thời gian qua đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện đa dạng hoá khách hàng, đặc biệt chú trọng đến đối tượng cho vay vốn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và đã đạt được những kết quả khả quan. Mặc dù vậy, trong quá trình hoạt động nghiệp vụ, ngân hàng không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc từ nhiều phía. Để tháo gỡ, giải quyết được vấn đề này, cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa ngân hàng, các cơ quan hữu quan và các DNNVV với nhau, có như vậy hoạt động cho vay của ngân hàng mới đạt được hiệu quả cao, kích thích sự phát triển của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa, đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế.

Luận văn cao học với đề tài Mở rộng cho vay đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt

Nam-chi nhánh Hà Nội đã nêu lên một số cơ sở lý luận về hoạt động cho

vay DNNVV của NHTM, tìm hiểu và vận dụng vào việc phân tích để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Đồng thời luận văn đã giới thiệu hoạt động của chi nhánh NHTMCP Ngoại thương Việt Nam trong 3 năm 2016- 2018, phân tích hoạt

động cho vay DNNVV tại chi nhánh, phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động này, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp và một số kiến nghị nhằm mở rộng cho vay DNNVV.

Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chuyên đề của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót và tính toàn diện, rất mong được sự thông cảm và góp ý xây dựng thêm của các thầy, các cô.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Kiều Hữu Thiện và ban lãnh đạo cùng các nhân viên trong phòng tín dụng, phòng tổng hợp tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Hà Nội đã chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình “Tín dụng ngân hàng” Học viện ngân hàng - Nhà xuất bản thống kê.

2. “Chính sách hỗ trợ DNV&N ở Việt Nam” - PGS, PTS Nguyễn Cúc; PGS, PTS Hồ Văn Vĩnh năm 2010.

3. “Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại” David Cok, NXB chính trị quốc gia. Năm 1997

4. “Ngân hàng với việc hỗ trợ phát triển DNV&N” - PTS Dương Thu Hương năm 2010.

5. “Giải pháp phát triển DNVVN ở Việt Nam” Nhà xuất bản chính trị quốc gia - GS, TS Nguyễn Đình Hương, năm 2012.

6. “Tạo việc làm bằng các chính sách phát triển DNVVN” Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - TS Phạm Thị Thu Hằng

7. “Cơ chế bảo lãnh tín dụng đối với DNVVN”, Ngân hàng thế giới -số 58, phần công nghiệp - Tài chính

8. “Tín dụng ngân hàng đối với các DNVVN ở Việt Nam” Thị trường tiền tệ 12/ 2009 - Hà Huy Hùng

9. Vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho phát triển kinh tế ngoài quốc doanh ( Phát triển kinh tế số 126 - TS Nguyễn Đăc Hưng)

10.Hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh và sự hỗ trợ tín dụng cho các DNV&N ở Việt Nam (Tạp chí ngân hàng tháng 12 năm 2002 - GS ,TS Dương Thị Bình Minh, TS Vũ Thị Minh Hằng)

11.Tăng cường tiếp cận tài chính chính thức của các DNVVN (Tạp chí ngân hàng số 4 - 2003 - Mai Hương)

12.Nguồn vốn cho các DNVVN ở Việt Nam (Tạp chí ngân hàng số 1+ 2- 2000 - TS Lê Hoàng Nga)

13.Chính sách phát triển DNV&N tại Hà Lan, Đức và Italia (Nghiên cứu kinh tế số 265 - Báo cáo khảo sát của Tổ nghiên cứu ba nước này) 14.“Phát triển DNV&N trong quá trình công nghiệp hoá ở Việt Nam”,

Nghiên cứu kinh tế số 284 - Vũ Bá Phượng

15.“Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của khu vực kinh tế tư nhân”, Tạp chí ngân hàng số 3/2003 - Nguyễn Đức Chính 16.“Tăng cường quản lý vốn vay để nâng cao hiệu quả tín dụng DNV&N”

Tạp chí ngân hàng số 3/2001- Bùi Thanh Quang

17.Báo cáo Phòng Tổng hợp Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Hà Nội năm 2016 -2018.

18.Báo cáo hoạt động của Vietcombank Chi nhánh Hà Nội năm 2016, năm 2017, năm 2018

Một phần của tài liệu 0729 mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91)