Liên
doanh Việt Nga trong thời gian qua
40
Vốn luôn được đánh giá là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của mỗi doanh nghiệp và tới ngân hàng cũng vậy. Huy động vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng cả về trước mắt và lâu dài vì nguồn vốn quyết định quy mô tài sản có và góp phần quan trọng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng. Vốn cũng là tiền đề tạo thế mạnh cho ngân hàng cạnh tranh trên thị trường. Nhận thức được điều đó, SGD VRB luôn coi việc khai thác, huy động tối đa các nguồn vốn từ dân cư, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng... là mục tiêu hoạt động hàng đầu của mình.
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu vốn huy động của SGD VRB
Đơn vị: Tỷ VND
(Nguồn: Báo cáo huy động vốn SGD VRB năm 2009, 2010, 6 tháng đầu năm 2011 - Phòng Kế hoạch Nguồn vốn)
Ban lãnh đạo SGD VRB đã tập trung chỉ đạo công tác huy động vốn với nhiều hình thức huy động như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm gửi góp. Tùy từng thời kỳ, Ngân hàng liên tục đưa ra các sản phẩm huy động với lãi suất hấp dẫn, linh hoạt. Kỳ hạn gửi cũng rất đa dạng, từ kỳ hạn rất ngắn như 1 tuần đến kỳ hạn dài 60 tháng. Lãi suất rất linh hoạt và
phù hợp giúp SGD VRB đạt được lợi ích kinh tế ở từng thời kỳ khác nhau. Một số sản phẩm huy động có tính cạnh tranh cao như sau:
- Tiền gửi rút gốc linh hoạt lãi suất theo thời gian thực gửi - Tiền gửi lãi suất thưởng (VND)
- Tiền gửi VND đảm bảo bằng USD
- Sản phẩm tiền gửi tích lũy điểm thưởng “Hành trình đến với nước Nga” Chương trình huy động vốn “Hành trình đến với nước Nga” là sản phẩm đặc thù và riêng có của VRB, tạo sự gắn kết giữa VRB với khách hàng, đặc
biệt là các khách hàng từng sinh sống, học tập và công tác tại Liên bang Nga. Chương trình được thực hiện qua hình thức tích lũy điểm của các Hội viên tham gia chương trình. Theo đó, mỗi hội viên khi gửi tiền tại VRB sẽ được xếp hạng Hội viên và có cơ hội nhận được giải thưởng cao nhất là là một chuyến du lịch trọn gói đến Liên bang Nga, kèm theo những ưu đãi khi sử dụng dịch vụ tại VRB. Chương trình được thực hiện kéo dài liên tục kể từ ngày 12/05/2008
Ngoài ra, trong các dịp lễ lớn như 30/4-01/05, Quốc Khánh 2/9... SGD VRB đều có các sản phẩm huy động với lãi suất linh hoạt, quà tặng hấp dẫn. Điều này đã giúp SGD VRB huy động được một lượng vốn lớn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Sử dụng vốn là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chính xác hiệu quả tín dụng của một ngân hàng. Đó là các loại hình cho vay trên cơ sở nguồn vốn huy động được. Có thể nói, cho vay vẫn là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu ở các NHTM Việt Nam, thu nhập từ cho vay chiếm tới 60 - 70% tổng thu nhập của các NHTM. Mặt khác, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang
42
trong giai đoạn phát triển cao, thì đối với các NHTM, tín dụng là một trong những chức năng chính của ngân hàng, vừa là nền tảng quan trọng để ngân hàng có thể cung ứng các dịch vụ khác cho khách hàng như: bảo lãnh, thanh toán trong và ngoài nước, mua bán ngoại tệ... Vì vậy, SGD VRB luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu khách hàng trên cơ sở hai bên cùng có lợi, chủ động tìm kiếm dự án lớn, từ đó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng dư nợ một cách an toàn, hiệu quả và chắc chắn với nền kinh tế.
Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ
Đơn vị: Tỷ VND
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng SGD VRB năm 2009, 2010, 6 tháng đầu năm 2011 - Phòng Quan hệ khách hàng)
Trong những năm qua, SGD VRB đã giữ được tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, đặc biệt nguồn vốn huy động luôn được sử dụng một cách tối đa. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn thì việc tăng trưởng dư nợ như vậy thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Ban lãnh đạo SGD VRB đến hoạt động tín dụng, thể hiện sự cố gắng trong quản lý điều hành, tiếp cận khách hàng, đổi mới phong cách phục vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên SGD VRB.
Không chỉ tập trung vào tăng trưởng dư nợ tín dụng, đặc biệt hơn, SGD VRB đã không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng đã nâng lên rõ rệt từ việc cài đặt chương trình tự động quản lý nợ quá hạn và chuyển trạng thái nợ, phân tích nợ theo nhóm đã giúp SGD VRB thường xuyên kiểm tra, phân tích thực trạng dư nợ để có giải pháp xử lý thu hồi nợ xấu. Xử lý triệt để đúng chế độ nợ rủi ro nên đến nay, tỷ lệ nợ xấu thấp, chỉ chiếm 2,9% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, SGD VRB cũng thực hiện đúng cơ chế bảo đảm tiền vay, khai thác bổ sung tăng giá trị tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp, áp dụng phương thức cho vay từng lần phù hợp với phân loại khách hàng, thực hiện tốt quy trình và phân cấp thẩm định đầu tư, điều chỉnh mức phán quyết cho vay đối với các cấp lãnh đạo phù hợp với từng khu vực, loại khách hàng và năng lực quản lý.
2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh đối ngoại a. Hoạt động thanh toán quốc tế
Biểu đồ 2.3: Doanh số thanh toán quốc tế qua các năm
Đơn vị: Triệu USD
(Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế SGD VRB năm 2009, 2010, 6 tháng đầu năm 2011 - Phòng Thanh toán quốc tế)
44
Hiện nay, SGD VRB đang thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế dưới ba hình thức chính là tín dụng chứng từ, nhờ thu và chuyển tiền. Ngoài ra còn có thanh toán séc và hối phiếu ngân hàng, tuy nhiên hai hình thức này chưa thực sự phát triển. SGD VRB luôn luôn cố gắng tăng cường đầu tư trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và bổ sung thêm cán bộ đủ điều kiện để nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.
6 tháng đầu năm 2011, doanh số thanh toán quốc tế tại SGD VRB đạt 63.765 triệu USD, bằng 54.36% tổng doanh số thanh toán quốc tế năm 2010. Doanh số LC nhập khẩu, LC xuất khẩu, nhờ thu nhập khẩu, chuyển tiền đi, đến đều tăng. Riêng nhờ thu hàng xuất giảm nhẹ trong năm 2010 là do một số doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc gặp khó khăn trong việc duy trì thị trường cũ, phát triển thị trường mới.
b. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Biểu đồ 2.4: Doanh số mua bán ngoại tệ qua các năm
Đơn vị: Triệu USD
□ Mua □ Bán
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ SGD VRB năm 2009, 2010, 6 tháng đầu năm 2011 - Phòng Kinh doanh ngoại tệ)
Để tiếp tục phát triển và đứng vững trên thị trường, ngoài hoạt động chính là huy động vốn và tín dụng, SGD VRB cũng đẩy mạnh hoạt động kinh
doanh ngoại tệ vì đây mà một trong những hoạt động mang lại hiệu quả kinh doanh khá cao đối với ngân hàng. Kết quả kinh doanh ngoại tệ của SGD VRB trong những năm qua rất khả quan
Năm 2010, tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 103.95 triệu USD, tăng 32% so với năm 2009. 6 tháng đầu năm 2011, tổng doanh số mua bán 59.737 triệu USD, bằng 57.47% tổng doanh số mua bán ngoại tệ năm 2010. Như vậy, hoạt động mua bán ngoại tệ tại SGD VRB liên tục tăng và tăng đều qua các năm. Đây là cơ sở để SGD VRB phát triển các nghiệp vụ như thanh toán quốc tế, cho vay ngoại tệ...
2.1.3.4. Kết quả tài chính
Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của SGD VRB luôn phát triển bền vững, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo đủ lương cho cán bộ công nhân viên chức theo chế độ quy định, cụ thể năm 2010 như sau:
- Tổng thu nhập: đạt 86.9 triệu USD trong đó:
+ Thu nhập từ hoạt động tín dụng đạt 67,5 triệu USD chiếm 77% tổng thu nhập
+ Thu nhập từ hoạt động đầu tư đạt 15,6 triệu USD, chiếm 18% tổng thu nhập
+ Thu ròng từ dịch vụ và các hoạt động khác đạt 3,8 triệu USD - Tổng chi phí: 70 triệu USD
- Trích dự phòng rủi ro: 3,4 triệu USD - Lợi nhuận trước thuế: đạt 16,9 triệu USD - Lợi nhuận sau thuế: ước đạt 13,2 triệu USD - Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ: < 3%
46