thức cốt lõi trong phòng ngừa theo mô hình TA2. Tại đây, mỗi nghiệp vụ đều phải có qui trình ngăn ngừa rủi ro và phòng ngừa rủi ro trong ngay nội tại ngân hàng mới là quan trọng.
3.2. Các giải pháp nhằm mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tạiSở Sở
giao dịch Ngân hàng Liên doanh Việt Nga.
3.2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức phù hợp với các nghiệp vụ ngânhàng hàng
quốc tế
Đây là một công tác đòi hỏi sự thay đổi toàn diện trong hệ thống ngân hàng về cơ cấu tổ chức. Các ngân hàng đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu từ mô hình TA1 sang mô hình TA2. Để hình dung sự khác biệt giữa mô hình TA1 và TA2: TA1 xử lý các mảng nghiệp vụ theo chiều dọc. Mỗi nghiệp vụ là một module độc lập. Ngược lại, TA2 xử lý các nghiệp vụ theo chiều ngang. Các nghiệp vụ có sự liên kết chặt chẽ và tính toán trên hiệu quả chung thay vì hiệu quả từng mảng nghiệp vụ
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Phòng giao dịch không được phép trực tiếp làm nghiệp vụ Tài trợ thương mại, do đó nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối chỉ được triển khai tại Hội sở SGD VRB. Các Phòng giao dịch chỉ nhận hồ sơ của khách hàng, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ vào Hội sở Sở giao dịch. Các nghiệp vụ khác như huy động vốn, tín dụng xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng, thẻ tín dụng... được triển khai tại tất cả các đơn vị trực thuộc SGD VRB và tại Hội sở SGD VRB. Tại SGD VRB, nghiệp vụ thanh toán quốc tế phát sinh thường xuyên, doanh số lớn nên các cán bộ có điều kiện học hỏi nâng cao trình độ, tích luỹ kinh nghiệm để xử lý an toàn các giao dịch thanh toán quốc tế. Tại các Phòng
77
nhiệm nhiều nhiệm vụ, không được đào tạo bài bản, chuyên sâu nên khả năng xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế còn yếu.
Để khắc phục tính dàn trải trong hoạt động thanh toán quốc tế, SGD VRB đã xây dựng một mô hình thanh toán quốc tế tập trung thống nhất, chuyên sâu trong toàn hệ thống SGD, trong đó đứng đầu là Phòng Thanh toán quốc tế có nhiệm vụ xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế về mặt nghiệp vụ, các Phòng giao dịch đóng vai trò là vệ tinh, là đầu mối tiếp xúc, tư vấn, tiếp thị khách hàng để thu hút và mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế.
Tại hội sở SGD, đội ngũ cán bộ làm thanh toán quốc tế được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ thanh toán quốc tế, chuyên xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế như phát hành L/C, kiểm tra chứng từ, thanh toán chứng từ, gửi chứng từ nhờ thu, chuyển tiền điện ...Đây là những hoạt động mang tính nghiệp vụ, đòi hỏi cán bộ xử lý phải có nhiều kinh nghiệm thực tế, nắm chắc nghiệp vụ, am hiểu thông lệ và tập quán quốc tế, nhằm đảm bảo xử lý giao dịch thấu đáo, tránh các rủi ro tác nghiệp có thể phát sinh. Các hồ sơ, chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh tại các Phòng giao dịch, được chuyển tới SGD bằng các phương tiện như fax, Scan, gửi chuyển phát nhanh.
Các Phòng giao dịch là đầu mối giao dịch với khách hàng, tư vấn, quản lý khách hàng, tiếp nhận và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ do khách hàng xuất trình. Các chứng từ sau khi được chuyển về SGD bằng các phương tiện thích hợp sẽ được xử lý tại Phòng thanh toán quốc tế.
Các hạn mức được xây dựng trên cơ sở năng lực, trình độ trong hoạt động thanh toán quốc tế và mức phán quyết cho vay của từng Phòng giao dịch. Việc quản lý và phê duyệt giao dịch theo hạn mức vừa nâng cao được trách nhiệm của cán bộ tác nghiệp, đẩy nhanh được tốc độ xử lý giao dịch tại
Phòng giao dịch, nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho các giao dịch có trị giá lớn, hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra.
Các Phòng giao dịch không được phép thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế trực tiếp mà chỉ có chức năng quản lý khách hàng và làm đầu mối giao dịch với khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế, bao gồm các nhiệm vụ:
- Tiếp xúc, mở rộng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế. - Xây dựng hạn mức cho các sản phẩm liên quan đến hoạt động thanh
toán quốc tế của các khách hàng tại đơn vị.
- Trực tiếp nhận hồ sơ, chứng từ từ khách hàng. Đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, chứng từ theo quy định của từng nghiệp vụ cụ
thể và
tư vấn cho khách hàng trước khi nhận hồ sơ chứng từ. - Làm cầu nối trung gian giữa Sở giao dịch và khách hàng.
Việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo mô hình trên đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, tạo điều kiện phục vụ khách hàng tốt hơn. Bên cạnh đó việc chuyên môn hoá trong xử lý giao dịch sẽ góp phần hạn chế rủi ro, giảm được chi phí trong hoạt động thanh toán quốc tế.