Thực hiện các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro

Một phần của tài liệu 0762 mở rộng nghiệp vụ NH quốc tế tại sở giao dịch NH liên doanh việt nga luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 101 - 105)

Như đã phân tích, khi thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như rủi ro về khả năng thanh toán, rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế, rủi ro về giá... Để phòng ngừa và hạn chế rủi ro ở mức tối thiểu, ngân hàng cần tiến hành một số biện pháp sau:

- Căn cứ nhu cầu rút tiền hàng ngày của khách hàng để lập dự trữ hợp lý, trên cơ sở hài hòa giữa việc giảm thiểu rủi ro thanh khoản và chi phí cơ hội lớn do tiền mặt không mang lại thu nhập lãi suất.

- Để có thể kiểm soát được rủi ro tín dụng, thì chức năng cho vay của ngân hàng phải được thực hiện một cách chặt chẽ nhằm tuân thủ chính sách

và thực hành tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra, SGD VRB cần phải xây dựng

một “chính sách tín dụng” và “quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng” hợp lý. Ngân

hàng phải luôn kiểm tra định kỳ, thường xuyên tất cả các khoản tín dụng đã

cấp cho đến khi đáo hạn. Khi một khoản tín dụng trở nên có vấn đề, thì cần

tìm ra nguyên nhân và hợp tác cùng khách hàng đưa ra giải pháp để ngân

hàng thu hồi vốn.

- Đối với nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, cán bộ tín dụng cần làm tốt công tác thẩm định dự án, quản lý tài sản đảm bảo, đánh giá chính xác năng

lực tài chính, xếp loại chất lượng tín dụng (hay còn gọi là độ tin cậy tín dụng)

cho từng khách hàng. Trên cơ sở đó xây dựng hạn mức mở L/C, hạn mức

chiết khấu bộ chứng từ... cho từng khách hàng. Đồng thời việc cán bộ tín

dụng thường xuyên theo sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cho

phép ngân hàng dự báo được những nguy cơ tiềm ẩn từ khách hàng để

87

đó thì sẽ chia sẻ cả ngân hàng và cho khách hàng cùng chịu thiệt hại hoặc cùng được hưởng.

+ SGD VRB cần có các chính sách thích hợp để thu hút khách hàng có nguồn thu ngoại tệ lớn, cân bằng trạng thái ngoại tệ của ngân hàng, để từ đó có thể chủ động về ngoại tệ để cung cấp cho khách hàng trong nước.

+ Việc quy định trạng thái ngoại tệ của các chi nhánh VRB là một biện pháp nhằm giúp các chi nhánh giảm thiểu rủi ro hối đoái, đồng thời nâng cao năng lực quản lý nguồn ngoại tệ của toàn hệ thống. Cần tạo điều kiện cho các chi nhánh có thể vừa chủ động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng hoặc mua bán trực tiếp giữa các chi nhánh trong toàn hệ thống để chủ động về nguồn ngoại tệ.

+ Ngoài ra cần đa dạng hoá các loại hình kinh doanh ngoại tệ nhằm giảm thiểu rủi ro thanh toán. Hiện nay hoạt động mua bán ngoại tệ tại VRB mới chủ yếu là các giao dịch giao ngay, rất ít khi sử dụng các hình thức mua bán kỳ hạn. Để tránh được rủi ro tỷ giá, VRB cần sử dụng kết hợp các hình thức mua bán kỳ hạn để chủ động trong nguồn ngoại tệ thanh toán. Việc mua bán kỳ hạn cần được thực hiện dựa trên cơ sở cân đối nguồn ngoại tệ và các cam kết thanh toán L/C trả ngay, L/C trả chậm, cam kết thanh toán nhờ thu có kỳ hạn. VRB không nên chỉ thụ động khi có nhu cầu đưa tới mới xem xét mà cần có kế hoạch để thực hiện hợp đồng mua bán có kỳ hạn, hạn chế rủi ro hối đoái, chủ động nguồn ngoại tệ cho thanh toán, ngay cả trong thời kỳ khan hiếm ngoại tệ.

+ Tăng cường quản lý sử dụng ngoại tệ, đảm bảo khả năng tái tạo ngoại tệ để phục vụ hoạt động thanh toán quốc tế. Trong từng giao dịch thanh toán quốc tế với khách hàng, VRB cần phải xem xét, cân đối nguồn ngoại tệ của bản thân cũng như đánh giá được khả năng tái tạo nguồn ngoại tệ để trả nợ

của khách hàng để xây dựng kế hoạch cân đối nguồn ngoại tệ, đảm bảo đủ ngoại tệ thanh toán khi đến hạn. Do đặc điểm kinh doanh của VRB là hoạt động nhập khẩu đang chiếm một tỉ trọng lớn hơn rất nhiều so với hoạt động xuất khẩu nên gặp nhiều khó khăn trong việc cân đối nguồn ngoại tệ. Rất nhiều khách hàng của VRB chỉ có nhập khẩu mà không có xuất khẩu để tái tạo ngoại tệ. Trong nhiều trường hợp, khách hàng đề nghị mở L/C ký quỹ trị giá 20% và vay vốn ngân hàng phần trị giá còn lại của L/C (bằng VNĐ). Đến thời điểm thanh toán, tỷ giá giữa đồng ngoại tệ và VNĐ biến động tăng giá, số tiền ký quỹ của khách hàng không đủ 20% trị giá L/C như ban đầu. Hợp đồng tín dụng cũng cần phải được điều chỉnh để đảm bảo đủ trị giá của L/C bằng ngoại tệ. Điều này đặc biệt rủi ro đối với những L/C có trị giá lớn vì khi đó số tiền phải bù đắp thêm để đảm bảo mua đủ ngoại tệ thanh toán có thể vượt quá khả năng của khách hàng. Với những trường hợp như vậy, VRB cần phải yêu cầu khách hàng mua ngay ngoại tệ để ký quỹ mở L/C và ký các hợp đồng mua kỳ hạn cho phần còn lại để thanh toán, tránh rủi ro về tỷ giá. Mặt khác, cần có những chính sách ưu đãi thích hợp đối với những khách hàng xuất

khẩu để thu hút và mở rộng thêm hoạt động thanh toán xuất khẩu tại VRB. - Đối với rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế:

+ Chú trọng công tác tư vấn cho doanh nghiệp lựa chọn điều kiện thanh toán chuyển tiền nhằm tránh rủi ro cho khách hàng và ngân hàng. Trong một số trường hợp nên yêu cầu có bảo lãnh dự phòng với nội dung do các bên cùng thống nhất.

+ Xác định hạn mức ký quỹ L/C cho những giao dịch mở L/C bằng vốn tự có hoặc vốn vay dưới 100% nhằm tránh những rủi ro về tỷ giá và tín dụng. Việc xây dựng mức ký quỹ hợp lý cần dựa trên năng lực tài chính, mức độ an toàn tín dụng, mức độ uy tín của doanh nghiệp vì nếu mức kỹ quỹ quá thấp thì

89

không đảm bảo an toàn, còn mức kỹ quý quá cao sẽ khiến cho khách hàng gặp khó khăn về vốn, họ sẽ không tiếp tục giao dịch với Ngân hàng nữa.

+ Đặc biệt đối với những khách hàng có phát sinh giao dịch mở L/C trả chậm, việc thẩm định dự án đầu tư, năng lực tài chính của doanh nghiệp càng cần phải tiến hành một cách chặt chẽ hơn vì những giao dịch phát hành thư tín dụng trả chậm tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn.

+ Kiểm soát nội dung các đề nghị của khách hàng, ví dụ như lệnh chuyển tiền, đơn đề nghị mở L/C... Kiên quyết từ chối không thực hiện các lệnh thanh toán, các L/C có nội dung vi phạm pháp luật, vi phạm thông lệ quốc tế hoặc có thể gây rủi ro nghiêm trọng cho khách hàng và ngân hàng.

+ SGD VRB cần phải tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát L/C trả chậm, quản lý tiền hàng thu được từ dự án để đảm bảo nguồn thanh toán cho nước ngoài. Thực hiện tốt công tác kiểm soát sau đối với các L/C trả chậm nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thanh toán với nước ngoài khi đến hạn, đánh giá đúng tiến độ thực hiện dự án. Đối với các món nợ vay bắt buộc đã phát sinh cần rà soát lại tìm nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời như đôn đốc đơn vị tiêu thụ hàng hoá để trả nợ ngân hàng, hoặc kết hơp với các cơ quan pháp luật để giải quyết những món nợ khó đòi, xử lý tài sản thế chấp. Nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra là góp phần hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0762 mở rộng nghiệp vụ NH quốc tế tại sở giao dịch NH liên doanh việt nga luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 101 - 105)