Đánh giá thịphần phát triển huy động vốn trên địa bàn

Một phần của tài liệu 0760 mở rộng huy động vốn tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 53)

Việc đánh giá thị phần nguồn vốn huy động trên địa bàn thực tế được loại trừ các nguồn huy động vốn từ các định chế tài chính và tổ chức kinh tế ngoài địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó chúng ta nghiên cứu thị phần huy động vốn của Vietcombank Hà Nội so với các chi nhánh trên cùng địa bàn với số liệu đã loại trừ phần nguồn huy động vốn ngoài địa bàn thành phố

Hà Nội:

Biểu đồ 2.5: Thị phần huy động vốn các ngân hàng thương mại trên địa bàn

Dựa vào Báo cáo cáo tài chính bán niên của các ngân hàng niêm yết hiện nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đang dẫn đầu thị phần về huy động và cho vay với tỷ lệ lần lượt 13,4% và 13,1%.

41

Ngoài Vietcombank, các ngân hàng có gốc quốc doanh như Vietinbank , BIDV, cũng nắm giữ thị phần lớn đối với mảng cho vay và huy động tính đến ngày 30/6/2018.

Đối với mảng huy động, CTG đứng thứ hai về thị phần với tỷ lệ 12,5%; VCB đứng thứ ba (8,8%); tiếp đến lần lượt là các ngân hàng: Sacombank (STB) 3,5%; Ngân hàng Quân đội (MBB) và Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cùng có thị phần 3%; VPBank (VPB) nắm giữ 2,3%; HDBank (HDB) 1,7%; Eximbank (EIB) 1,5%; LienVietPostBank (LPB) 1,3%.

Đối với mảng cho vay, tính đến ngày 30/6, BIDV nắm giữ thị phần lớn nhất (13,1%), CTG 11,6%; VCB 10,4%; STB 4,8%; MBB 3,2%; SHB 3% TCB 2,3%; HDB 1,7%; LPB 1,5%; EIB 1,5%.

Đối với thị phần cho vay và huy động của toàn ngành, các “ngân hàng khác” nắm lần lượt 42% và 44%. Tuy nhiên, trong bối cảnh hầu hết các ngân hàng quy mô lớn và trung bình đều đã niêm yết, có thể hiểu Agribank đang là ngân hàng có thị phần huy động và cho vay lớn nhất hiện nay.

Một phần của tài liệu 0760 mở rộng huy động vốn tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w