Thứ nhất, chính sách tín dụng của ngân hàng.
mức cho vay đối với khách hàng, kỳ hạn khoản vay, lãi suất cho vay,... tất cả các yếu tố đó tạo nên đặc tính riêng cho sản phẩm cho vay của mỗi ngân hàng, nó tác động trực tiếp đến khả năng mở rộng tín dụng đối với DNNVV của ngân hàng.
+ Chính sách khách hàng: khách hàng của ngân hàng rất đa dạng và phong phú, không phân biệt loại hình kinh doanh, đối tuợng. Phân loại khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng. Ngân hàng có thể phân loại khách hàng truyền thống, khách hàng quan trọng và khách hàng khác. Đối với loại khách hàng truyền thống và quan trọng ngân hàng thuờng cho huởng uu đãi hơn so với khách hàng khác nhu lãi suất thấp, dịch vụ kèm theo,. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên thuờng xuyên chấm điểm tín dụng đối với khách hàng nhằm xác định doanh nghiệp tốt hay không tốt, từ đó có kế hoạch quan hệ tín dụng lâu dài hay không.
+ Tài sản đảm bảo: Ngân hàng có thể tài trợ cho doanh nghiệp bằng uy tín của doanh nghiệp đối với các khách hàng quan trọng và truyền thống. Còn đối với khách hàng khác, ngân hàng thuờng yêu cầu có tài sản đảm bảo khi họ có nhu cầu vay vốn ngân hàng nhằm hạn chế bớt các thiệt hại cho ngân hàng khi khách hàng có khó khăn không trả đuợc nợ. Chính sách đảm bảo bao gồm các loại tài sản đảm bảo cho mỗi loại hình tín dụng, tỷ lệ % cho vay trên tài sản đảm bảo, định giá và quản lý tài sản đảm bảo,. Chính sách tài sản đảm bảo ảnh huởng rất lớn đến mở rộng tín dụng của ngân hàng, đặc biệt là cho các DNNVV- hầu hết các tài sản đảm bảo có giá trị nhỏ, không đáp ứng đuợc yêu cầu ngân hàng.
+ Chính sách lãi suất: Lãi suất là chi phí của việc sử dụng vốn. Ngân hàng cần linh hoạt trong việc xác định lãi suất tùy thuộc vào từng khách hàng, thời hạn vay, loại tiền, quy mô tín dụng. Chính sách lãi suất là nhân tố ảnh huởng tới mở rộng tín dụng đối với DNNVV của ngân hàng, bởi lẽ nếu lãi suất thấp sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng tín dụng ngân hàng và nguợc lại.
Thứ hai, quy trình tín dụng.
Bắt đầu từ khi ngân hàng tiến hành phân tích nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi thu hồi cả vốn và lãi. Một quy trình cho vay không rõ ràng, ruờm rà sẽ làm mất nhiều thời gian của cả khách hàng và ngân hàng.
Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực.
Là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của ngân hàng. Một ngân hàng có đội ngũ cán bộ có đạo đức nghề nghiệp tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, am hiểu thị trường, pháp luật, có khả năng tổng hợp thông tin, . sẽ làm cho hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng phát triển.
Thứ tư, mạng lưới phân phối của ngân hàng.
Hệ thống kênh phân phối thể hiện ở số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và các đơn vị trực thuộc ngân hàng cũng như sự phân bổ các chi nhánh theo lãnh thổ địa lý. Ngân hàng nào có mạng lưới rộng khắp thì sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng hơn, được biết đến nhiều hơn, phát triển được các sản phẩm và dịch vụ của mình, tăng thị
phần trong hệ thống ngân hàng. Do hoạt động tín dụng trong ngân hàng là cơ bản và quan trọng nên mạng lưới ngân hàng cũng là nhân tố ảnh hưởng tới việc tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp.
Thứ năm, nguồn vốn của ngân hàng.
Nguồn vốn ngân hàng gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và phải kể đến nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Do đó muốn mở rộng tín dụng thì ngân hàng cần phải có nguồn vốn huy động dồi dào về khối lượng và kỳ hạn nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả và nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Điều đó được thể hiện qua tính đa dạng hóa các kênh huy động vốn, mức độ tiếp cận đến các nguồn vốn và quy mô khả năng huy động qua các kênh. Một ngân hàng có nguồn vốn nhỏ bé thì việc mở rộng tín dụng cũng rất khó khăn. Vì vậy, nguồn vốn của ngân hàng là yếu tố khẳng định sức mạnh tài chính của ngân hàng, tạo niềm tin đối với người gửi cũng như người vay. Ngân hàng chỉ có thể mở rộng tín dụng khi mà quy mô vốn của ngân hàng đủ lớn để đảm bảo ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu tín dụng của người vay một cách kịp thời nhanh chóng.
Thứ sáu, công nghệ ngân hàng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật cũng là một nhân tố thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại luôn tạo thiện cảm và sự thích thú
bao gồm công nghệ mang tính tác nghiệp như: hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống ngân hàng bán lẻ, máy rút tiền tự động ATM,... mà còn là hệ thống báo cáo rủi ro, hệ thống thông tin ngân hàng,...Công nghệ ngân hàng hiện đại tạo lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, làm tăng lợi nhuận ngân hàng, tiết kiệm thời gian giao dịch của khách hàng, ngân hàng điện tử (internet banking,.). Công nghệ ngân hàng còn có vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm thông tin khách hàng là các tổ chức kinh tế, định lượng rủi ro các dự án một cách tương đối chính xác. Ngân hàng áp dụng công nghệ khoa học hiện đại sẽ làm cho quy trình nghiệp vụ trở nên chuyên nghiệp và trơn tru hơn, thời gian diễn ra ngắn và quyết định đưa ra nhanh chóng.