Nhóm giải pháp về hoàn thiện sản phẩm, chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu 0772 mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 77 - 79)

3.2.1.1. Hoàn thiện hồ sơ tín dụng theo hướng đơn giản hóa, linh hoạt và thuận lợi

BIDV Thanh Hóa, hồ sơ cho vay với DNNVV cần tiếp tục cải tiến và hoàn thiện đáp ứng nhanh nhu cầu vốn và đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. BIDV Thanh Hóa phải thiết lập một hệ thống thu thập thông tin tín dụng đa chiều trên cơ sở có chọn lọc. Bởi việc thu thập thông tin tốt, chính xác, kịp thời không những giúp cho BIDV đánh giá một cách chính xác năng lực của khách hàng mà cũng giúp cho việc đưa ra quyết định tín dụng một cách nhanh chóng, không bỏ lỡ những khách hàng tiềm năng của BIDV cũng như hông làm mất cơ hội kinh doanh của khách hàng.

khai trên Trang tin điện tử các thông tin về hồ sơ tín dụng, dịch vụ, lãi suất, phí dịch

vụ; quy định tiêu chuẩn chất lượng đối với các dịch vụ; cắt bỏ nhiều loại phí cho vay không cần thiết. Quy trình sản phẩm dịch vụ cho khách hàng được cải tiến thuận tiện, nhanh gọn, sản phẩm được đa dạng hóa thông qua việc ứng dụng công nghệ (Internet Banking, Mobile Banking...).

BIDV Thanh Hóa nên nới lỏng điều kiện cho vay, quan tâm chủ yếu đến tính khả thi của kế hoạch sản xuất kinh doanh, có hướng dẫn, theo dõi kiểm tra nếu cho thế chấp bằng hình thức này.

Mặt khác, cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay cũng như kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình nghiệp vụ của cán bộ tín dụng nhằm đảm bảo an toàn trong kinh doanh.

3.2.1.2. Áp dụng linh hoạt các hình thức đảm bảo tiền vay

BIDV Thanh Hóa quá coi trọng các hình thức đảm bảo tiền vay trong khi xét duyệt cho vay đã tạo rào cản đối với cácDNNVV tiếp cận với ngân hàng. Không nên tuyệt đối hóa vai trò của tài sản đảm bảo tiền vay để giúp ngân hàng thu nợ khi khách không trả được nợ vì bản thân việc xử lý tài sản thế chấp không dễ dàng. Thực tế đã chứng minh việc xử lý nợ lại là một gánh nặng cho các ngân hàng.

Cán bộ BIDV Thanh Hóa khi xem xét cho vay phải dựa vào phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng nợ vay ngân hàng là yêu cầu hàng đầu đối với những người vay vốn. Các biện pháp đảm bảo tiền vay bằng thế chấp, cầm cố tài sản chỉ là điều kiện bổ sung thêm để tăng uy tín khách hàng cũng như tăng khả năng vay vốn với số lượng lớn hơn.

Việc áp dụng linh hoạc các điều kiện đảm bảo tiền vay có ảnh hưởng lớn với sự mở rộng cho vay nói chung và đối với các DNNVV nói riêng.

Hiện nay BIDV Thanh Hóa chủ yếu áp dụng cho vay đảm bảo có tài sản đảm bảo đối với các DNNVV và áp dụng cho vay đảm bảo một phần bằng tài sản đối với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp lớn. Các hình thức đảm bảo hác được sử dụng là: cam kết chuyển toàn bộ tiền thu được từ bán hàng về ngân hàng, đảm bảo bằng toàn bộ hàng hóa trong kho, cam kết đảm bảo bằng toàn bộ khoản phải thu,...

Nếu các DNNVV được sử dụng các hình thức linh hoạt này có thể giải quyết bài toán hóc búa về tài sản đảm bảo tiền vay hiện nay.

BIDV Thanh Hóa có thể áp dụng các hình thức đảm bảo tiền vay linh hoạt đối với những DNNVV có tình hình tài chính lành mạnh, được kiểm toán báo cáo tài chính, sản xuất kinh doanh tăng trưởng và phát triển tốt, tài sản thế chấp có tính khả mại, có uy tín trên thị trường, các khoản phải thu đều có nguồn vốn thanh toán và có khả năng thu tốt, có phương án kinh doanh khả thi. Những biện pháp này làm tăng khả năng vay vốn của các DNNVV.

Ngoài ra, để tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng đối với các DNNVV thiếu vốn, BIDV Thanh Hóa nên phối hợp với Quỹ bảo lãnh tín dụng để xem xét cấp tín dụng trên cơ sở có bảo lãnh của Quỹ.

Để tránh những vướng mắc trong việc xử lý tài sản thế chấp đảm bảo khả năng thu hồi nợ vay của ngân hàng, khi thụ lý hồ sơ tín dụng BIDV Thanh Hóa cần xử lý tốt hai vấn đề sau:

Một là, tài sản là phải đảm bảo tính pháp lý và phải có tính khả mại tức là có khả năng phát mại khi đấu giá đặc biệt đối với tài sản thế chấp là nhà đất. Khi xem xét tài sản đảm bảo tiền vay nhất là đối với tài sản thế chấp, các cán bộ tín dụng phải xác minh, thẩm định hồ sơ pháp lý của tài sản, vị trí tài sản, xác định giá trị tài sản phù hợp, để nếu tài sản đó bị phát mại thì có đầy đủ cơ sở pháp lý để thu hồi nợ cho ngân hàng.

Hai là, nên có những điều khoản phù hợp trong hợp đồng thế chấp cầm cố tài sản để khi phải tiến hành xử lý để thu nợ thì đã được khách nợ ủy quyền cho BIDV Thanh Hóa toàn quyền xử lý tài sản như: Ủy quyền cho ngân hàng bán tài sản...

Một phần của tài liệu 0772 mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 77 - 79)