Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 0772 mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 40)

Thứ nhất, vốn tự có của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Vốn tự có là một trong những yếu tố quan trọng phản ánh khả năng tự chủ của mỗi doanh nghiệp. DNNNV có vốn tự có đảm bảo sẽ giữ được chủ động trong chiến lược sản xuất kinh doanh, nắm bắt được cơ hội, phát huy chất lượng vốn vay ngân hàng. Ngược lại, đối với những DNNVV có vốn tự có quá nhỏ, quy mô hoạt động lớn sẽ không có khả năng tự chủ tài chính, bị động trong sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng đầy đủ, đúng hạn.

Thứ hai, năng lực quản lý, kinh doanh của lãnh đạo DNNVV.

Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với DNNVV. Thật vậy, những DNNVV có bộ máy lãnh đạo năng động, có nghiệp vụ chuyên môn và có phương pháp quản lý, điều hành hợp lý sẽ biết cách sử dụng vốn vay một cách có chất lượng, giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận cao, phát triển bền vững. Nhà quản lý doanh nghiệp phải có một kiến thức về kỹ thuật sản xuất, các chính sách nhân sự đúng đắn, sự kiểm soát hữu hiệu về giá thành và chi phí, các chính sách thu ngân và tín dụng thoả đáng, nhạy bén với thay đổi, dự toán và hoạch định đúng đắn. Nếu hông làm được điều này, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ gặp khó khăn khi có sự biến động về môi trường kinh tế và không ổn định.

lượng kinh tế xã hội cao nhưng nếu khách hàng vay vốn có khả năng tổ chức quản lý kém sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, gây lãng phí vốn, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng không tốt, không có khả năng cạnh tranh trên thị trường, dẫn đến vốn vay không phát huy được chất lượng, khả năng hoàn vốn sẽ gặp nhiều khó khăn, không như dự kiến ban đầu khi cho vay.

Thứ ba, môi trường kinh tế.

Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố: tốc độ tăng trưởng kinh tế, GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát,... Những nhân tố này ảnh hưởng nhiều tới chiến lược mở rộng hay thu hẹp tín dụng của ngân hàng. Khi nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, nhu cầu đầu tư tăng và khi đó tín dụng ngân hàng có cơ hội mở

rộng. Còn khi nền kinh tế suy thoái, các ngân hàng sẽ có xu hướng thu hẹp tín dụng.

Thứ tư, môi trường xã hội.

Một môi trường xã hội ổn định là cơ sở và tiền đề cho nền kinh tế phát triển và ngân hàng cũng mạnh dạn mở rộng tín dụng vì đây là hoạt động chủ yếu và quan trọng trong thu nhập của ngân hàng, góp phần làm cho xã hội văn minh. Khi xã hội bất ổn, có nhiều biến động thì ngân hàng hạn chế cho vay nhằm đảm bảo an toàn tín dụng.

Thứ năm, môi trường pháp lý.

Ngày nay, pháp luật đã trở thành bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập, một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất sẽ là cơ sở để ngân hàng, doanh nghiệp, và các tổ chức, cá nhân phát triển theo hướng an toàn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, luận văn đã trình bày khái quát về DNNVV, tín dụng ngân hàng đối với DNNVV, vấn đề mở rộng tín dụng đối với DNNVV. Đây chính là tiền đề để phân tích thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa ở Chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH HÓA

Một phần của tài liệu 0772 mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w