Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu 0772 mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 45)

2.1.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam với:

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam

Tên gọi tắt: BIDV

Trụ sở chính: 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Website: http:/www.bidv.com.vn

Ngân hàng BIDV được thành lập theo quyết định số 177/TTg ngày 26/4/1957. Trải qua hơn 60 năm phát triển, ngân hàng đã đạt được những thành tựu quan trọng. Mạng lưới hoạt động tiếp tục được mở rộng với 191 chi nhánh trong nước, 01 chi nhánh tại Myanmar và gần 1000 phòng giao dịch đảm bảo đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu dịch vụ ngân hàng của khách hàng.

- Định vị thương hiệu BIDV: Mục tiêu của BIDV là từng bước thay đổi nhận thức của khách hàng, công chúng đối với hình ảnh và nhận diện thương hiệu BIDV, lấy chất lượng phục vụ, phong cách giao dịch và sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ để thu hút và giữ chân khách hàng. Với các thương hiệu cạnh tranh là các NHTM như: Vietinbank, Vietcombank, Agribank ...

- về đội ngũ cán bộ: Năm 2019 với tổng cán bộ, công nhân viên của Ngân hàng đạt tới hơn 25 nghìn người, được đào tạo với phong cách làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và hiệu quả luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy.

- về kết quả kinh doanh: Tính đến 31/12/2019, tổng tài sản BIDV đạt 1.489.957 tỷ đồng, tăng trưởng 13,5% so với năm 2018, tiếp tục là Ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam. Tổng nguồn vốn huy động năm 2019 đạt 1.349.279 tỷ đồng, tăng trưởng 12,2% so với năm 2018; trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1.167.995 tỷ đồng, tăng trưởng 12,7%, thị phần tiền gửi khách hàng chiếm 11,5% toàn ngành. Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư năm 2019 đạt 1.299.997 tỷ đồng; trong đó, dư nợ tín dụng đạt 1.098.912 tỷ đồng, tăng trưởng 12,4% so với năm 2018, chiếm 13,4% thị phần tín dụng toàn ngành. Lợi nhuận trước thuế đạt 10.732 tỷ đồng, tăng 14,3% so với năm 2018. Năm 2019, BIDV nộp Ngân sách Nhà nước 8.550 tỷ đồng, trong Top 10 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam hiện nay. BIDV cũng đã thực hiện chi trả cổ tức 2 năm 2017-2018 bằng tiền mặt cho cổ đông với tổng giá trị gần 4.800 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ chi trả đạt 7%/năm.

Năm 2019, BIDV đã tạo được một dấu ấn thành công với việc chính thức xác lập quan hệ hợp tác chiến lược với Tập đoàn Tài chính Hana (Hàn Quốc). Đây là một dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển và hội nhập quốc tế của BIDV. Là thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) lớn nhất trong ngành ngân hàng Việt Nam, giao dịch bán cổ phần chiến lược cho KEB Hana Bank Hàn Quốc với tổng giá trị gần 20.300 tỷ đồng, đã giúp BIDV tăng quy mô vốn điều lệ lên 40.220 tỷ đồng. Và với năng lực tài chính được nâng cao, BIDV được Ngân hàng Nhà nước công nhận là một trong những Ngân hàng thương mại đủ điều kiện tuân thủ Thông tư 41 trước thời hạn từ ngày 01/12/2019. Và đặc biệt, với sự hợp tác, hỗ trợ chiến lược dài hạn của Tập đoàn Tài chính Hana, KEB Hana Bank, BIDV sẽ có cơ hội để thay đổi căn cơ mô thức quản trị, nâng cao năng lực quản trị điều hành; quản trị rủi ro; phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện đại, hàm

lượng công nghệ cao; tăng cường năng lực cạnh tranh, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu sản phẩm, tiện ích của khách hàng, góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Trong năm 2019, BIDV tiếp tục nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế: Top 2.000 công ty lớn nhất năm thứ 5 năm liên tiếp, Top 400 ngân hàng lớn nhất thế giới, là Doanh nghiệp có chỉ số sức mạnh thương hiệu đứng đầu Việt Nam; “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” năm thứ 5 liên tiếp; là ngân hàng có “Giao dịch Tài trợ Thương mại cho doanh nghiệp SME tốt nhất”, “Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc”....

2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Thanh Hóa

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa ra đời và phát triển có mối quan hệ với sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa (BIDV Thanh Hóa) là một trong 11 chi nhánh đầu tiên trong hệ thống BIDV được thành lập theo Quy định số 233-NĐ-TC-TCCB ngày 27/5/1957 của Bộ Tài chính.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa đóng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa tại số 26 Đại lộ Lê Lợi, Phường Điện Biên, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, đây là vị trí khá lợi thế để thực hiện hoạt động phát triển tín dụng đối với các DNNVV, bởi hầu hết phần lớn DNNVV được đóng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

Lúc mới thành lập năm 1957, đội ngũ nhân sự của BIDV Thanh Hóa mới có 17 cán bộ. Lượng cấp vốn cho 30 công trình xây dựng với tổng số vốn chỉ là 8,7 triệu đồng. Trải qua năm tháng, Ngân hàng BIDV Thanh Hóa ngày càng phát triển diện mạo mới, số vốn đầu tư tăng dần lên 15 triệu đồng, cấp phát cho 50 công trình vào năm 1960. Vốn được tập trung chủ yếu cho các công trình phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân và góp phần khôi phục, thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực địa phương.

được mở rộng và phát triển, BIDV Thanh Hóa cũng đã phát triển mạnh với hoạt động cho vay vốn lưu động trở thành trụ cột từ năm 1976 đến 1980. Với thời gian là 5 năm, tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 841.223 nghìn tỷ đồng với số lượng trên 500 công trình trên khắp toàn tỉnh và 88 công trình viện trợ trên đất Lào.

Giai đoạn từ năm 1981-1985 là giai đoạn có nhiều khó khăn của nền kinh tế bao cấp, đòi hỏi phải có những đổi mới về tư duy và chính sách kinh tế. Do đó đến tháng 11/1986, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Thanh Hóa được tiến hành tái cơ cấu tổ chức để đạt được hiệu quả cao. Kết quả là trong giai đoạn từ 1986- 1990, nguồn vốn huy động đã tăng lên 13 tỷ, tốc độ luân chuyển vốn từ 2.4 vòng tăng lên 3.5 vòng.

Dấu mốc quan trọng vào năm 1995, BIDV đã chuyển đổi hoàn toàn thành một Ngân hàng Thương mại do nhà nước sở hữu 100%. Trong những năm đầu tiên đi vào hoạt động với mô hình Ngân hàng thương mại, Chi nhánh Thanh Hóa đã nhanh chóng thích ứng và mở rộng mạng lưới hoạt động để nâng cao hiệu quả huy động vốn. Đến năm 2000, đội ngũ nhân viên của chi nhánh là 108, tổng nguồn vốn đạt 547.023 triệu đồng, tăng 9.7 lần so với năm 1995, tổng dư nợ tín dụng đạt 619.890 triệu đồng, tăng gấp 4.56 lần so với năm 1995.

Vào năm 2012, BIDV hoàn thành việc cổ phần hóa, trở thành Ngân hàng TMCP với Nhà nước là cổ đông chính, BIDV Thanh Hóa cùng với hệ thống BIDV chính thực hoạt động dưới mô hình Ngân hàng thương mại cổ phần, sau 5 năm từ khi cổ phần hóa BIDV Thanh Hóa đã đạt được những bước tiến vượt bậc. Quy mô huy động vốn tăng 2.07 lần từ 2.278 tỷ đồng lên 4.737 tỷ đồng, quy mô tín dụng tăng 2.12 lần từ 1.909 tỷ đồng lên 4.043 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế tăng 1.61 lần từ 62.8 lên 101 tỷ đồng.

Năm 2019, BIDV Thanh Hóa liên tục phát triển hầu hết các chỉ tiêu KHKD đều hoàn thành; hoàn thành vượt mức kế hoạch giao đặc biệt toàn bộ các chỉ tiêu KHKD chính như: Lợi nhuận trước thuế, thu nợ hạch toán ngoại bảng, huy động vốn cuối kỳ, dư nợ tín dụng bán lẻ cuối kỳ, thu nhập ròng hoạt động bán lẻ, lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người đều hoàn thành vượt mức kế hoạch và có

mức tăng trưởng mạnh so với năm 2018; Dư nợ bán lẻ cuối kì đạt 2.394 tỷ đồng, tăng 24,0% so với năm 2018. Hiện tại, với 02 phòng khách hàng tại trụ sở Chi nhánh, 08 phòng giao dịch, đáp ứng được nhu cầu giao dịch cho một lượng lớn khách hàng trong khu vực Thanh Hóa.

Những hoạt động chính của Chi nhánh Thanh Hóa:

- Nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế xã hội bằng

VND và ngoại tệ.

- Cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với các doanh nghiệp, cá nhân theo quy định của Nhà nước và HSC.

- Cho vay xuất nhập khẩu, chiết khấu giấy tờ có giá và các chương trình dự án kinh tế.

- Thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp, cá nhân trong nước

- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước giữa các khách hàng.

- Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như séc, ủy nhiệm chi.. - Thực hiện thanh toán lương cho các đơn vị, thu hộ tiền điện, thu ngân sách nhà nước, thu hộ học phí, gạch cước viễn thông...

- Các dịch vụ tư vấn tài chính và dịch vụ khác như: BSMS, Smartbanking, I- Banking, Western Union..

Cơ cấu tổ chức:

CHỈ TIÊU Năm 2017 mNă 2018 m 2019 Chênh lệch 2018/2017 2019/2018 Tuyệt đối (+/-) Tương đối (%) Tuyệt đối (+/-) Tương đối (%) Số dư cuối kì__________ 4.95 1 5.220 5.483 269 5,43% 263 5,04%

I. Phân theo loại tiền tệ 4.95

1 5.220 5.483 269 5,43% 263 5,04%

VND_________'________ 4.72

6 5.032 5.326 306 6,47% 294 5,84% Ngoại tệ 225 188 157 -37 -16,44% -31 -16,49%

II. Phân theo thời gian 4.95

1 5.220 5.483 269 5,43% 263 5,04%

Trung, dài hạn 1.59

8 1.805 1.964 207 12,95% 159 8,81%

Ngắn hạn 3.35

3 3.415 3.519 62 1,85% 104 3,05%

III. Phân theo nguồn tiền__________________

4.95

1 5.220 5.483 269 5,43% 263 5,04%

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức BIDV - Chi nhánh Thanh Hóa

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính - BIDV Thanh Hóa)

Một phần của tài liệu 0772 mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 45)