Định hướng phát triển chung của BIDVThanh Hóa

Một phần của tài liệu 0772 mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75 - 76)

Căn cứ tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương, căn cứ phương hướng nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao, một số định hướng cơ bản của BIDV Thanh Hóa trong thời gian tới:

- Trở thành Chi nhánh hạt nhân, đầu tầu của hệ thống tại khu vực phía Bắc Trung Bộ;

- Định hướng phát triển: Chú trọng tăng trưởng khách hàng tốt (từ nhóm A trở lên),mở rộng cho vay các ngành nghề mới, tiếp cận các dự án chưa và đang triển khai tại khu kinh tế Nghi Sơn...

- Đồng thời thực hiện nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ cho các đối tượng khách hàng: doanh nghiệp trung ương, địa phương thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn và các vùng lân cận;

- Kiểm soát tốt tốc độ tăng trưởng, đặc biệt kiểm soát phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng, trong thanh toán, an toàn kho quỹ. Nâng cao trách nhiệm ở các cấp lãnh đạo điều hành, cán bộ nghiệp vụ;

- Mọi hoạt động phải hướng tới khách hàng: đặc biệt là các khách hàng có hoạt động kinh doanh chất lượng, an toàn, bền vững để cùng đạt chất lượng kinh doanh tốt nhất;

Phương hướng công tác tín dụng được xác định như sau:

- Tập trung phát triển bền vững khối khách hàng lớn, lâu năm, các doanh nghiệp nhà nước.Không chỉ cung cấp tín dụng cho các dự án lớn có tính xác lập cân đối lớn trong nền kinh kế mà còn chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng khác như: thanh toán quốc tế, dịch vụ thanh toán trong nước,...

- Đối với tín dụng doanh nghiệp nói chung: tập trung cho vay ngắn hạn là chủ yếu, cho vay các doanh nghiệp có phuơng án kinh doanh hiệu quả, nguồn vốn thanh toán đuợc chuyển về tài khoản tại BIDV, uu tiên những khách hàng có khả năng sử dụng dịch vụ ngân hàng đa dạng. Ngoài ra cần chú trọng xử lý nợ xấu đối với một số khách hàng truớc đây.

- Phát triển mạnh nền tảng khách hàng bán lẻ nhằm gia tăng tỷ trọng huy động vốn dân cu thông qua nâng cao chất luợng phục vụ, đa dạng hoá sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm huớng tới nhóm khách hàng phổ thông, sản phẩm huy động kì hạn dài nhằm chuyển dịch cơ cấu nền vốn. Từ đó tạo nền vốn ổn định, chủ động cho việc tăng truởng tín dụng.

- Giám sát chặt chẽ các khách hàng có du nợ lớn, các khách hàng có quan hệ với nhiều Ngân hàng, các khách hàng có nợ xấu, hách hàng có hó hăn tiềm ẩn,... chủ động có các biện pháp ứng xử phù hợp nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro.

Một phần của tài liệu 0772 mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w