TRỌNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẨU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ THÀNH
3.1.1 Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư
và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành trong quá trình hội nhập
BIDV chi nhánh Hà Thành luôn quán triệt tuân theo đuờng lối phát triển, chiến luợc kinh doanh do Hội sở chính đề ra phù hợp trong từng thời kỳ. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam, trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh đạt đuợc trong thời gian qua, BIDV đã xây dựng thành công chiến luợc hoạt động giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn chiến luợc đến năm 2020 duới sự trợ giúp và tu vấn của các tổ chức và chuyên gia quốc tế.
Sứ mệnh: BIDV luôn đồng hành, chia sẻ và cung cấp dịch vụ tài chính- ngân hàng hiện đại, tốt nhất cho khách hàng; cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho các cổ đông; tạo lập môi truờng làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, cơ hội phát triển nghề nghiệp, và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên; và là ngân hàng tiên phong trong hoạt động phát triển cộng đồng.
Giá trị cốt lõi: “ Huớng đến khách hàng - Đổi mới Phát triển - Chuyên nghiệp Sáng tạo - Trách nhiệm xã hội - Chất luợng, Tin cậy.”
Định hướng giá trị sản phẩm dịch vụ: Dan đầu về giải pháp toàn diện để tạo sự khác biệt thu hút khách hàng mục tiêu thay vì chỉ cung cấp các sản phẩm thông thuờng nhu các ngân hàng khác trên thị truờng.
- Hoàn tất quá trình chuyển đổi BIDV thành NHTMCP đại chúng niêm yết, hoàn thành kế hoạch Cổ phần hóa BIDV (cấu phần bán chiến luợc) và huớng đến xây dựng, hoàn thiện mô hình tổ chức quản trị, tăng cuờng năng lực điều hành các cấp tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng hàng đầu tại Việt Nam.
- Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất luợng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng truởng bền vững.
- Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết; cơ cấu lại danh mục đầu tu tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính
- Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh huởng của BIDV trên thị truờng tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia.
- Nâng cao năng lực Quản trị rủi ro, chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam
- Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn thứ 2 trên
thị truờng về du nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ
- Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động
- Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất luợng cao, lực luợng chuyên gia nâng cao, nâng cao năng suất lao động
- Phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng đuợc xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế
- Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi; Xây dựng văn hóa Doanh nghiệp và phát triển thuơng hiệu BIDV.
3.1.2 Định hướng phát triển hệ thống thanh toán chú trọng phát triển hệthống thanh toán điện tử thống thanh toán điện tử
3.1.2.1 Mục tiêu, tầm nhìn
trong hệ thống cũng như trong các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội. Phấn đấu đến hết 2017 đưa Chi nhánh thuộc top 5 đơn vị dẫn đầu hệ thống về quy mô,
hiệu quả và an toàn hoạt động; đảm bảo 100% PGD xếp hạng 1 và có tối thiểu 2
PGD xếp hạng đặc biệt với quy mô dư nợ tối thiểu mỗi PGD là 200 tỷ đồng, đứng đầu trong hệ thống BIDV về chất lượng dịch vụ thanh toán. BIDV chi nhánh Hà Thànhcung cấp sản phẩm thanh toán đồng bộ, đa dạng, chất lượng tốt
nhất phù hợp với các phân đoạn khách hàng mục tiêu.
- Mục tiêu xây dựng chiến lược: Xây dựng các giải pháp chiến lược phát triển dịch vụ thanh toán của BIDV chi nhánh Hà Thành với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, khẳng định vị thế chủ đạo trên thị trường tài chính - ngân hàng trong địa bàn hoạt động, chiếm lĩnh thị phần kinh doanh, góp phần xây dựng BIDV thành ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lượng ngang tầm với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
- Cơ sở xây dựng chiến lược: Trên cơ sở tình hình phát triển kinh tế xã hội thực tế giai đoạn 2012 - 2014 và dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2020; trên cơ sở định hướng chung về phát triển của BIDV nói chung và BIDV chi nhánh Hà Thành nói riêng trong thời gian sắp tới; trên cơ sở phân tích thực trạng triển khai dịch vụ thanh toán trong thời gian qua; trên cơ sở kinh nghiệm của các ngân hàng trong nước và trên thế giới.
3.1.2.2 Định hướng phát triển
- Sản phẩm: Hoàn thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ thanh toán hiện có, phát triển và cung cấp ra thị trường các sản phẩm mới có chất lượng tốt, hiệu quả.Hướng tới việc cung cấp các sản phẩm trọn gói để tăng tiện ích cho khách hàng, đẩy mạnh bán chéo sản phẩm và thiết lập sự trung thành của khách hàng.Tạo sự phong phú của sản phẩm thanh toán, kết
quan trọng để thu hút và duy trì nền khách hàng, nhằm đạt đuợc lợi nhuận cao trên một khách hàng. Các sản phẩm sẽ đuợc cung cấp theo gói, bán kèm/bán chéo hoặc đơn lẻ tùy theo nhu cầu khách hàng.
Phát triển và đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở sản phẩm cốt lõi của ng ân hàng là dịch vụ thanh toán truyền thống và dịch vụ thanh toán điện tử, tạo buớc đột phá trong khả năng tiếp cận dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, sản phẩm có hàm luợng công nghệ cao, nhiều tiện ích đáp ứng và làm hài lòng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chú trọng đến chất luợng dữ liệu và độ bảo mật an toàn của hệ thống công nghệ.Xác định rõ sản phẩm thanh toán song phuơng/ đa phuơng là sản phẩm cốt lõi, tiết giảm chi phí và gia tăng lợi ích của khách hàng cũng nhu Chi nhánh và cần đẩy mạnh gia tăng sử dụng và tăng cuờng đàm phán, kết nối mở rộng.
- Khách hàng:
Khách hàng doanh nghiệp: Củng cố và đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các khách hàng là doanh nghiệp lớn đặc biệt chú trọng đối tuợng khách hàng doanh nghiệp là các khách hàng truyền thống trong hoạt động thanh toán của Chi nhánh. Đồng thời tăng cuờng thiết lập quan hệ với đối tuợng khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm ăn hiệu quả, các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu nhằm đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế.
Khách hàng cá nhân: huớng tới đối tuợng khách hàng trẻ, có thu nhập khá và có trình độ, khách hàng thuờng xuyên có nhu cầu thanh toán chuyển tiền, hàng hóa, dịch vụ. Đặc biệt chú trọng phát triển dịch vụ thanh toán điện tử với đối tuợng khách hàng này.
- Kênh phân phối: Duy trì và khai thác có hiệu quả các kênh phân phối hiện có là mạng luới phòng giao dịch và internet banking, mobile banking.Huớng tới việc cung cấp dịch vụ và chăm sóc khách hàng qua kênh Contact center, qua kênh phân phối thứ ba bên trong hoặc bên ngoài ngân
hàng như: các đại lý thanh toán phụ, các Ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ chưa có đủ điều kiện tham gia trực tiếp thanh toán....
3.2. MỘT SỐ YÊU CẦU KHI XÂY DỰNG HỆ THỐNG THANH TOÁNTRONG TƯƠNG LAI GIAO ĐOẠN TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2020 TRONG TƯƠNG LAI GIAO ĐOẠN TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2020
3.2.1 Thời gian thanh toán nhanh
Thời gian thực hiện một món thanh toán, chuyển tiền là khoảng thời gian kể từ khi chỉ định thanh toán được chủ thể trả tiền đưa ra ngân hàng cho đến khi chủ thể được hưởng nhận đủ tiền. Thời gian thanh toán được các chủ thể tham gia thanh toán đặc biệt quan tâm, vì nó tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đến khả năng quản lý và hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp, tổ chức, dân cư và bản thân các Ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với chức năng là trung gian thanh toán. Thời gian thanh toán càng có ý nghĩa quan trọng hơn đối với hoạt động của thị trường tài chính tiền tệ, nhất là hoạt động của thị trường ngoại hối, thị trường chứng khoán với biến động liên tục của tỷ giá, giá cả chứng khoán, nếu một khoản thanh toán chậm trễ sẽ dẫn đến những thiệt hại lớn cho người giao dịch. Vì vậy, tổ chức hoạt động thanh toán tại Ngân hàng trước hết phải đảm bảo thực hiện được yêu cầu thanh toán nhanh, ổn định để các chủ thể tham gia thanh toán có thể quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình.
3.2.2 Chi phí thanh toán hợp lý
Chi phí cho một giao dịch thanh toán là chi phí bằng tiền và chi phí cơ hội có liên quan, bao gồm: phí dịch vụ thanh toán, chi phí cơ hội về thời gian giao dịch, thủ tục giao dịch phải thực hiện,. mà người sử dụng dịch vụ thanh toán phải chi trả. Trong các giao dịch tài chính, các chủ thể phải tính toán chi phí và lợi ích thu được khi tham gia thanh toán để đưa ra quyết định lựa chọn nơi cung cấp dịch vụ và phương tiện thanh toán có lợi nhất với chi phí thấp nhất. Để phát triển dịch vụ thanh toán thì vấn đề mà các Ngân hàng và tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán cần đặc biệt quan tâm là giảm chi phí thanh toán. Giảm chi phí thanh toán hợp lý sẽ kích thích nhu cầu thanh toán qua Ngân hàng của tất cả các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân và là cơ sở để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân lựa chọn nơi cung ứng dịch vụ phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất.
3.2.3 Đảm bảo quá trình thanh toán chính xác, an toàn và ổn định
Hệ thống thanh toán qua Ngân hàng phải luôn khẳng định đuợc quá trình thanh toán chính xác, an toàn và ổn định vì đây là yêu cầu cơ bản đảm bảo khách hàng luôn tin tuởng khi sử dụng các phuơng tiện thanh toán của Ngân hàng. Đồng thời đây cũng là yêu cầu bắt buộc mà các giao dịch thuơng mại, dịch vụ trong nền kinh tế yêu cầu. Mặt khác, tổ chức thanh toán chính xác, an toàn và ổn định giúp các Ngân hàng và khách hàng quản lý đuợc nguồn vốn trong thanh toán, tránh đuợc các rủi ro có thể xảy ra.
3.2.4. Giảm thiểu rủi ro trong thanh toán
Trong khi các chủ thể tham gia trong quá trình thanh toán quan tâm đến hiệu quả của hoạt động thanh toán, thì Ngân hàng thuơng mại và Ngân hàng Trung uơng phải quan tâm đến các rủi ro trong hoạt động thanh toán vì nó liên quan và tác động trực tiếp đến hiệu quả và chức năng của Ngân hàng thuơng mại, Ngân hàng Trung uơng là đảm bảo ổn định tiền tệ và hoạt động của thị truờng tài chính. Các giao dịch thanh toán có thể xảy ra các rủi ro về pháp lý, rủi ro hoạt động, rủi ro an toàn vốn và rủi ro thanh khoản....
Các rủi ro trong thanh toán có rất nhiều loại khác nhau, với hệ thống thanh toán hiện đại thì mối quan hệ rang buộc giữa các chủ thể tham gia rất chặt chẽ, bất kỳ một sự cố tài chính nào xảy ra cho một trong các chủ thể tham gia quá trình thanh toán có thể gây ra một sự đổ vỡ dây truyền mang tính hệ thống. Vì vậy, để đảm bảo hoạt động ổn định của các Ngân hàng, giảm thiểu rủi ro trong thanh toán cần xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy
trình thanh toán, thiết lập quỹ dự phòng rủi ro trong thanh toán.
3.2.5. Hệ thống thanh toán là hệ thống mở
Các hệ thống thanh toán qua Ngân hàng đều được nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và phát triển trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, do đó hệ thống phải được thiết kế là hệ thống mở để các Ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có thể kết nối trực tiếp
tham gia thanh toán qua mạng trong phạm vi cả nước và các quốc gia khác. Các Ngân hàng trực tiếp tham gia kết nối thanh toán là điều kiện để thúc
đẩy quá trình thanh toán phát triển, rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí thanh toán, hạn chế rủi ro và nâng cao tính chính xác, an toàn và ổn định.
Các Ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đang nỗ lực nghiên
cứu, đầu tư và phát triển hoạt động thanh toán điện tử, đây là hoạt động hữu ích
với mục tiêu thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng, đảm bảo tiện lợi và giảm thiểu
chi phí, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng ở mọi lúc, mọi nơi.
Như vậy, để mở rộng dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng thương mại, cần có các giải pháp thống nhất, đồng bộ về môi trường pháp lý, công nghệ, quy trình nghiệp vụ, tổ chức hoạt động thanh toán... hướng tới mục tiêu đáp ứng ngày càng tốt hơn mục đích và yêu cầu của các chủ thể tham gia thanh toán.
3.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ THÀNH
3.3.1 Giải pháp về công tác quản trị điều hành
Ban lãnh đạo Chi nhánh đóng vai trò rất quan trọng trong việc chỉ đường, dẫn lối trong hoạt động của toàn Chi nhánh. Do đó công tác quản trị, điều hành cần được chú trọng và quan tâm. Một số giải pháp đưa ra như:
hành và triển khai hoạt động kinh doanh, bám sát các diễn biến của thị trường, môi trường kinh doanh và định hướng giai đoạn 2015-2020, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2015.
+ Tăng cường công tác quản lý chi phí, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên mọi mặt họat động, gắn chi tiêu tài chính với gia tăng hiệu quả công việc.
+ Tăng cường năng lực tổ chức quản lý kinh doanh bằng hệ thống các công cụ quản lý, điều hành: hệ thống chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, hệ thống đánh giá chất lượng hiệu quả hoạt động, các giới hạn kinh doanh bán lẻ, hệ thống kiểm tra, cảnh báo và ngăn chặn rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
+ Quán triệt sâu rộng tới cán bộ công nhân viên về vai trò, mục tiêu, yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh đối với Chi nhánh. Các tổ chức Đảng, đoàn thể luôn phát huy tối đa vai trò lãnh đạo phát động các phong trào thi đua sôi nổi, hiệu quả.
+ Giữa Chi nhánh và các phòng ban tại Hội sở chính BIDV cần có sự phối hợp chặt chẽ để kịp thời phản ánh, xử lý những kiến nghị, thắc mắc của khách hàng, cho ra đời những sản phẩm dịch vụ thanh toán thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế
3.3.2. Giải pháp công tác quản lý, nghiên cứu phát triển hoạt động thanh toán
- Rà soát, đánh giá chi tiết toàn bộ khách hàng hiện hữu gồm: tình hình sử dụng dịch vụ của khách hàng; các chính sách lãi suất, phí đang áp dụng; thị phần sử dụng dịch vụ tại ngân hàng khác; chính sách đối thủ cạnh tranh đang áp dụng cho khách hàng; ... từ đó đề ra giải pháp, chính sách đồng bộ cạnh