thống thanh toán điện tử
3.1.2.1 Mục tiêu, tầm nhìn
trong hệ thống cũng như trong các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội. Phấn đấu đến hết 2017 đưa Chi nhánh thuộc top 5 đơn vị dẫn đầu hệ thống về quy mô,
hiệu quả và an toàn hoạt động; đảm bảo 100% PGD xếp hạng 1 và có tối thiểu 2
PGD xếp hạng đặc biệt với quy mô dư nợ tối thiểu mỗi PGD là 200 tỷ đồng, đứng đầu trong hệ thống BIDV về chất lượng dịch vụ thanh toán. BIDV chi nhánh Hà Thànhcung cấp sản phẩm thanh toán đồng bộ, đa dạng, chất lượng tốt
nhất phù hợp với các phân đoạn khách hàng mục tiêu.
- Mục tiêu xây dựng chiến lược: Xây dựng các giải pháp chiến lược phát triển dịch vụ thanh toán của BIDV chi nhánh Hà Thành với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, khẳng định vị thế chủ đạo trên thị trường tài chính - ngân hàng trong địa bàn hoạt động, chiếm lĩnh thị phần kinh doanh, góp phần xây dựng BIDV thành ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lượng ngang tầm với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
- Cơ sở xây dựng chiến lược: Trên cơ sở tình hình phát triển kinh tế xã hội thực tế giai đoạn 2012 - 2014 và dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2020; trên cơ sở định hướng chung về phát triển của BIDV nói chung và BIDV chi nhánh Hà Thành nói riêng trong thời gian sắp tới; trên cơ sở phân tích thực trạng triển khai dịch vụ thanh toán trong thời gian qua; trên cơ sở kinh nghiệm của các ngân hàng trong nước và trên thế giới.
3.1.2.2 Định hướng phát triển
- Sản phẩm: Hoàn thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ thanh toán hiện có, phát triển và cung cấp ra thị trường các sản phẩm mới có chất lượng tốt, hiệu quả.Hướng tới việc cung cấp các sản phẩm trọn gói để tăng tiện ích cho khách hàng, đẩy mạnh bán chéo sản phẩm và thiết lập sự trung thành của khách hàng.Tạo sự phong phú của sản phẩm thanh toán, kết
quan trọng để thu hút và duy trì nền khách hàng, nhằm đạt đuợc lợi nhuận cao trên một khách hàng. Các sản phẩm sẽ đuợc cung cấp theo gói, bán kèm/bán chéo hoặc đơn lẻ tùy theo nhu cầu khách hàng.
Phát triển và đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở sản phẩm cốt lõi của ng ân hàng là dịch vụ thanh toán truyền thống và dịch vụ thanh toán điện tử, tạo buớc đột phá trong khả năng tiếp cận dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, sản phẩm có hàm luợng công nghệ cao, nhiều tiện ích đáp ứng và làm hài lòng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chú trọng đến chất luợng dữ liệu và độ bảo mật an toàn của hệ thống công nghệ.Xác định rõ sản phẩm thanh toán song phuơng/ đa phuơng là sản phẩm cốt lõi, tiết giảm chi phí và gia tăng lợi ích của khách hàng cũng nhu Chi nhánh và cần đẩy mạnh gia tăng sử dụng và tăng cuờng đàm phán, kết nối mở rộng.
- Khách hàng:
Khách hàng doanh nghiệp: Củng cố và đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các khách hàng là doanh nghiệp lớn đặc biệt chú trọng đối tuợng khách hàng doanh nghiệp là các khách hàng truyền thống trong hoạt động thanh toán của Chi nhánh. Đồng thời tăng cuờng thiết lập quan hệ với đối tuợng khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm ăn hiệu quả, các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu nhằm đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế.
Khách hàng cá nhân: huớng tới đối tuợng khách hàng trẻ, có thu nhập khá và có trình độ, khách hàng thuờng xuyên có nhu cầu thanh toán chuyển tiền, hàng hóa, dịch vụ. Đặc biệt chú trọng phát triển dịch vụ thanh toán điện tử với đối tuợng khách hàng này.
- Kênh phân phối: Duy trì và khai thác có hiệu quả các kênh phân phối hiện có là mạng luới phòng giao dịch và internet banking, mobile banking.Huớng tới việc cung cấp dịch vụ và chăm sóc khách hàng qua kênh Contact center, qua kênh phân phối thứ ba bên trong hoặc bên ngoài ngân
hàng như: các đại lý thanh toán phụ, các Ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ chưa có đủ điều kiện tham gia trực tiếp thanh toán....