Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Một phần của tài liệu 0825 nâng cao chất lượng huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 49 - 62)

thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa

Với phương châm phục vụ khách hàng tốt nhất, trong những năm gần đây Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa đã không ngừng đổi mới trong các lĩnh vực hoạt động. Triển khai các tiện ích Ngân hàng mới đồng thời nâng cao chất lượng và hoàn thiện các nghiệp vụ truyền thống. Vì vậy, kết quả tăng trưởng của các chi nhánh luôn giữ được ở mức khá cao và toàn diện.

2.1.3.1. Về công tác huy động vốn

Với lợi thế kinh doanh trên địa bàn rộng lớn và đặc biệt luôn chú trọng đến công tác huy động vốn nên trong những năm gần đây, mặc dù tình hình kinh doanh khó khăn nhưng kết quả huy động vốn của chi nhánh đã đạt được kết quả rất khả quan, chi tiết:

38

Bảng 2.1: Ket quả huy động vốn của Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019

- Tiền gửi dân cư 6 7,72 4 9,07 610,76 8 12,36 114,54

3 Phân theo loại tiền tệ 1 8,95 710,36 111,82 3 13,67 015,55

- Nguồn vốn nội tệ 4 8,61 110,13 911,62 8 13,49 315,42

- Nguồn ngoại tệ quy đổi 7 33 236 192 175 127

4 Phân theo kỳ hạn 1 8,95 710,36 111,82 3 13,67 015,55

- Tiền gửi không kỳ hạn 5 1,27 1 1,32 1 1,45 1,843 4 1,84 - Tiền gửi có kỳ hạn 6 7,67 6 9,04 010,37 0 11,83 613,70

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019

Từ bảng số liệu trên cho thấy, mặc dù tình hình cạnh tranh hết sức khó khăn, song với nhiều giải pháp chỉ đạo điều hành tích cực, phù hợp với những biến động của thị trường tiền tệ, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa đã tương đối toàn diện về các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Nguồn vốn huy động:

Nguồn vốn huy động năm 2018 (trước khi chia tách) so với năm 2017 là: (tính cả số phát hành trái phiếu năm 2018 ): 28.515 tỷ, tăng 3.899 tỷ so với đầu năm (cao hơn 294 tỷ so với cùng kỳ năm trước); tốc độ tăng 15.8%; đạt 102.5% kế hoạch trung ương giao (vượt kế hoạch 695 tỷ). Nguồn vốn huy động năm 2018 (sau khi chia tách) đạt 13.673 tỷ, tăng 1.852 tỷ so với năm 2017, tốc độ tăng 15.7%.

39

Nguồn vốn huy động năm 2019 đạt 15.550 tỷ, tăng 1.877 tỷ so với năm 2018, tốc độ tăng 13.7%; đạt 109,4% kế hoạch tăng trưởng năm 2019 TW giao. Tổng nguồn vốn năm 2019 so với năm 2015 tăng 6.599 tỷ, tốc độ tăng 73.7% so với năm 2015.

Năm 2019, bên cạnh những yếu tố thuận lợi từ kinh tế vĩ mô thì công tác huy động vốn cũng gặp nhiều khó khăn khi các chính sách mới được ban hành như: quy định về tiền gửi của KBNN, quy định giảm trần lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng, BHXH thay đổi chính sách khi chuyển sang hình thức đầu tư tự động, chỉ số an toàn vốn tối thiểu của Agribank gần chạm ngưỡng 9% phải phát hành thêm trái phiếu dài hạn để tăng vốn cấp I; Agribank giao chỉ tiêu huy động vốn rất cao do dựa trên tiêu thức tăng trưởng bình quân trên 1 cán bộ, trong khi môi trường huy động vốn của Agribank Chi nhánh Thanh Hóa sau chia tách khó khăn hơn; áp lực cạnh tranh trong huy động vốn tiếp tục tăng cao, lãi suất huy động của các NHTM nhà nước thường xuyên thấp hơn các NHTM cổ phần khác. Trước tình hình trên, Agribank Chi nhánh Thanh Hóa đã có nhiều giải pháp tích cực nhằm tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn: triển khai kịp thời cơ chế lãi suất cạnh tranh, gắn với kiểm soát đối tượng áp dụng; ban hành cơ chế khen thưởng khuyến khích, hỗ trợ huy động nguồn vốn lớn, lãi suất thấp; định hướng việc đánh giá kết quả huy động vốn quy đổi theo kỳ hạn huy động nhằm khuyến khích cán bộ khai thác nguồn vốn rẻ; quán triệt để cán bộ nhận thức rõ trách nhiệm trong việc phát hành trái phiếu dài hạn; tiếp tục phát triển mạnh khách hàng mở TKTT, phát hành thẻ, trả lương qua TK để thu hút nguồn vốn không kỳ hạn...

Kết quả: Nguồn vốn tăng trưởng khá tốt ngay từ những ngày đầu năm; đạt mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Có 12 chi nhánh thực hiện đạt và vượt kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn; trong đó nhiều chi nhánh thực hiện vượt KH rất cao như: Đông Sơn 220%; Triệu Sơn 141%; Ngọc Lặc 135%; Thọ Xuân 127%; Bá Thước 126%; Yên Định 125%...

T T Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 40

- Số lượng khách hàng tiền gửi tăng khá tốt, đến cuối năm có tổng số 232 ngàn khách hàng, tăng 28 ngàn khách hàng; trong đó khách hàng tiền gửi tiết kiệm 63 ngàn, tăng 8 ngàn khách hàng so với năm trước.

- Cơ cấu nguồn vốn chuyển dịch tuy chưa đạt được kỳ vọng, nhưng có diễn biến tích cực:

+ Nguồn vốn dân cư tăng trưởng rất tốt, tổng số dư cuối năm 14.541 tỷ, tăng 2.173 tỷ, tốc độ tăng 17,6%, chiếm tỷ trọng 93,5%, tăng 2,5% so với tỷ trọng năm 2018 (nguồn vốn dân cư toàn hệ thống Agribank tăng 14,2%). Tất cả các đơn vị đều tăng được nguồn vốn dân cư, một số đơn vị tăng rất cao như: Triệu Sơn tăng 315 tỷ (26,6%); Yên Định 244 tỷ (25%); Thiệu Hóa 209 tỷ (21,3%); Thọ Xuân 207 tỷ (24,1%); Đông Sơn 174 tỷ (21%);...

+ Năm 2019, mặc dù bình quân tiền gửi không kỳ hạn của Kho bạc và BHXH giảm 71 tỷ so với bình quân năm 2018; nhưng do làm tốt việc mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ và trả lương qua tài khoản nên đã duy trì được tỷ trọng bình quân tiền gửi không kỳ hạn là 11,6%, chỉ giảm 0,5% so với bình quân năm 2018. Nếu loại trừ tiền gửi kho bạc, BHXH và tiền gửi TCTD thì tỷ trọng bình quân nguồn không kỳ hạn chiếm 9,5%, tăng 0,4% so với bình quân năm 2018. Riêng nguồn không kỳ hạn trên tài khoản thanh toán cá nhân tăng trưởng rất tốt, cuối năm có số dư 1.199 tỷ, tăng 287 tỷ, tốc độ tăng 31%. Số dư bình quân 965 tỷ, tăng 208 tỷ, tốc độ tăng 27%, chiếm tỷ trọng 6,6% tổng nguồn (tăng 0,6%)

+ Tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tuy vẫn tiếp tục tăng, nhưng mức tăng thấp hơn cùng kỳ năm trước: Tỷ trọng bình quân năm 2019 là 55,1%, tăng 4,4% (năm 2018 tăng 5,5%).

- Về lãi suất huy động vốn: Do thực hiện cơ chế lãi suất cạnh tranh, đồng thời cơ cấu nguồn vốn tiếp tục chuyển dịch mạnh sang loại tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên nên lãi suất huy động vốn đang tăng khá nhanh: Bình quân lãi suất huy động là 5,12%; tăng 0,37% so với năm 2018. Lãi suất HĐV bình quân khu vực thành thị 5,43% (tăng 0,44%); khu vực đồng bằng 5,08% (tăng 0,33%); khu vực miền núi 4,57% (tăng 0,35%)

41

2.1.3.2. về công tác sử dụng vốn

Bảng 2.2. Ket quả sử dụng vốn của Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019

ɪ Tổng dư nợ 9,84

1 611,96 114,16 816,01 217,92

Phân theo thời hạn vay 9,84

1 611,96 114,16 816,01 217,92 - Ngắn hạn 5,56 3 6,44 4 7,40 1 8,01 3 8,40 4 - Trung hạn 3,78 7 5,01 0 6,10 7 7,25 6 8,59 9 - Dài hạn 49 1 512 653 749 919 - Nợ xấu ______ 8_ _____27 _____38 ______3_ _____11 ~

3 Phân theo đối tượng vayKhách hàng pháp nhân 19,843,33 611,96 114,16 816,01 217,92

1 3,719 6 4,53 7 5,05 9 5,50

Khách hàng cá nhân 6,51

0 7 8,24 5 9,62 110,96 312,41

~

4 Phân theo nguồn vốn cho vay- Dư nợ nội tệ thông thường 19,849,69 611,96 114,16 816,01 217,92

6 911,79 513,97 615,82 817,65

- Dư nợ ủy thác đầu tư 14

5 167 186 192 264

-

5 Phân theo loại tiền tệ- Dư nợ nội tệ 19,849,92 611,96 114,16 816,01 217,92

5 12,17 5 13,83 1 15,67 7 17,58 3 - Dư nợ USD (ngàn USD) 16,116 15,22

9 14,73 3 14,69 7 14,62 9

Nguồn: Báo cáo kêt quả kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triên Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019

Sử dụng vốn là một nghiệp vụ rất quan trọng đối với ngân hàng thương mại. Chính vì vậy Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa đã cố gắng sử dụng vốn tín dụng sao cho một cách có hiệu quả nhất. Bằng cách đa dạng hoá các hình thức tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng như cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn kết hợp với các chính sách khách hàng như: lãi suất ưu đãi với khách hàng VIP, tư vấn đầu tư cho khách hàng để sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất. Ngân hàng thường xuyên bám sát mục tiêu phát

42

triển kinh tế của tỉnh nhà, nhằm định hướng và phát triển kinh thế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa không chỉ đầu tư cho thành phần kinh tế nhà nước mà quan tâm đầu tư cho mọi loại hình kinh tế.

Trên cơ sở nguồn vốn huy động khá cao, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa đã chủ động tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, các dự án khả thi về cho vay đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn. Trong 5 năm từ năm 2015 đến năm 2019 mức tăng trưởng tương đối của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa luôn đạt chỉ tiêu kế hoạch được giao và kế hoạch của chi nhánh bảo vệ. Tổng dư nợ toàn chi nhánh tính đến 31-12-2019 là 17.922 tỷ đồng, tăng 1.904 tỷ, tốc độ tăng 11,9% so với năm 2018. Tổng dư nợ năm 2019 tăng 8.081 tỷ, tốc độ tăng 82% so với năm 2015.

- Cơ cấu dư nợ được điều hành sát với định hướng chỉ đạo từ đầu năm:

+ Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn thời điểm cuối năm là 53,1% (tăng 3,1%). Tỷ trọng bình quân cả năm là 51,5% (tăng 1,4%).

+ Dư nợ cho vay pháp nhân 5.509 tỷ, tăng 452 tỷ, tốc độ tăng 8,9%.

+ Dư nợ khách hàng cá nhân 12.413 tỷ, tăng 1.452 tỷ, tốc độ tăng 13,2%, đạt 231% KH tăng năm 2019.

+ Dư nợ cho vay qua tổ vay vốn: 5.503 tỷ, tăng 249 tỷ, tốc độ tăng 4,5%, chiếm tỷ trọng 44,3% dư nợ khách hàng cá nhân (giảm 3,6%).

+ Dư nợ cho vay đời sống 2.049 tỷ, tăng 458 tỷ, tốc độ tăng 29%; chiếm tỷ trọng 11,4% tổng dư nợ (tăng 1,5% so với tỷ trọng cuối năm 2018).

+ Dư nợ khu vực thị trấn, thị tứ 2.267 tỷ, tăng 820 tỷ, tốc độ tăng 57%. Trong đó tăng do sáp nhập địa giới hành chính 632 tỷ; số thực tăng 188 tỷ, tốc độ tăng 13%.

+ Dư nợ cho vay hạn mức quy mô nhỏ đối với khách hàng cá nhân: 1.296 tỷ, tăng 381 tỷ, tốc độ tăng 41,6%.

+ Cho vay các dự án UTĐT: Nguồn vốn UTĐT thời điểm cuối năm 156 tỷ, tăng 20 tỷ so với đầu năm. Dư nợ cho vay 264 tỷ đồng.

43

+ Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất 112 tỷ, giảm 162 tỷ so với đầu năm. Trong đó: Dư nợ theo NQ 30a: 57 tỷ, giảm 164 tỷ; dư nợ theo Quyết định 68: 48 tỷ, tăng 4 tỷ; dư nợ theo NĐ 67: 7 tỷ, giảm 2 tỷ.

- Tổng doanh số bảo lãnh 987 tỷ, giảm 209 tỷ so với năm trước; số dư bảo lãnh cuối năm 1.106 tỷ, giảm 273 tỷ.

- Chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ; nợ xấu nội bảng đến cuối năm chỉ có 11 tỷ, tăng 8 tỷ, chiếm tỷ lệ 0,06% (tỷ lệ toàn hệ thống là 1,46%). Tính cả 10 tỷ các khoản xử lý rủi ro năm 2019 chưa thu được thì tổng nợ xấu chỉ có 21 tỷ và đều là các khoản nợ nằm trong tầm kiểm soát, đang tập trung xử lý tích cực.

Tổng dư nợ xấu nội, ngoại bảng 136 tỷ, giảm 33 tỷ so với đầu năm; chiếm tỷ lệ 0,75% (giảm 0,29% so với năm trước)

- Công tác xử lý thu hồi nợ đã xử lý rủi ro được tập trung thực hiện quyết liệt, tất cả các khoản nợ đều được xây dựng phương án và lộ trình thực hiện các bước xử lý nợ. Các tổ công tác thuộc Ban chỉ đạo xử lý nợ thường xuyên theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ các chi nhánh thực hiện phương án xử lý nợ. Toàn chi nhánh đã thực hiện vượt kế hoạch TW giao và đạt mục tiêu đề ra đầu năm.

- về lãi suất cho vay: Mặc dù từ tháng 8/2019, Agribank tiếp tục giảm thêm 0,5%/năm lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên, nhưng do tăng được tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn; đồng thời NHNo tỉnh đã ban hành các văn bản hướng dẫn, hỗ trợ các chi nhánh tính toán lãi suất đầu vào, tính toán lợi ích mang lại từ khách hàng, trên cơ sở đó chủ động điều chỉnh cơ cấu dư nợ, ưu tiên vốn vào các lĩnh vực an toàn, hiệu quả nên bình quân lãi suất cho vay năm 2019 đạt bình quân là 9,22%, tăng 0,12% so với năm 2018. Lãi suất bình quân khu vực thành thị 8,18% (tăng 0,02%); khu vực đồng bằng 9,67% (tăng 0,09%); khu vực miền núi 10,0% (tăng 0,26%).

Nguồn vốn cho vay của Agribank Chi nhánh Thanh Hóa thực sự đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo đúng định hướng của tỉnh Thanh Hóa.

2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ

44

tăng trưởng cao. Đã chủ động triển khai các dịch vụ mới như dịch vụ thẻ, dịch vụ trả lương qua tài khoản, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ nhắc nợ, E-Mobile banking, dịch vụ Internetbanking, dịch vụ thu hộ...

- Hoạt động dịch vụ tiếp tục phát triển tích cực, đạt mức tăng trưởng cao hơn 5 tỷ so với mức tăng năm 2018; thực hiện vượt kế hoạch TW giao 784 triệu và đạt mục tiêu của tỉnh. Tổng thu từ hoạt động dịch vụ đóng góp đáng kể vào kết quả tài chính: đạt 108 tỷ/615 tỷ lợi nhuận, bằng 17,6% (nếu để tạo ra 108 tỷ lợi nhuận từ tín dụng, với chênh lệch lãi suất 3,87%/năm thì phải có dư nợ bình quân 2.800 tỷ).

- Có 10 chi nhánh thực hiện đạt và vượt kế hoạch được giao; một số chi nhánh có quy mô thu dịch vụ lớn, nhưng vẫn thực hiện đạt kế hoạch và có tốc độ tăng khá cao như: Cẩm Thủy 26,9%, Thiệu Hóa 22,4%, Ngọc Lặc 19,7%, Yên Định 17,7%, Triệu Sơn 17,4%.

- Có 07/09 nhóm dịch vụ tăng trưởng so cùng kỳ năm trước, trong đó tăng trưởng mạnh nhất là Dịch vụ thẻ tăng 31,6% và Dịch vụ E-Banking tăng 77,2%.

Có 3 nhóm thu dịch vụ đạt và vượt kế hoạch là: Dịch vụ E-banking (đạt 127% kế hoạch), dịch vụ khác (124% Kế hoạch) và thu ròng Kinh doanh ngoại hối (109% Kế hoạch).

- Bình quân thu dịch vụ đạt 188 triệu đồng/Cán bộ, tăng 30 triệu/Cán bộ so với năm trước; khu vực thành thị 173 triệu/Cán bộ, tăng 31 triệu; khu vực đồng bằng 194 triệu/Cán bộ, tăng 29 triệu; khu vực miền núi 201 triệu/Cán bộ, tăng 25 triệu. Một số chi nhánh có số bình quân thu Dịch vụ/1 cán bộ khá cao như: Quan Hóa 224 triệu; Lam Sơn 223 triệu; Ngọc Lặc và Thọ Xuân 220 triệu;...

- Kết quả phát triển các sản phẩm dịch vụ: Số lượng thẻ phát hành 72,2 ngàn thẻ, đạt 119% kế hoạch. Doanh thu khai thác bảo hiểm đạt 62 tỷ đồng, tăng 14,5% so với năm trước, đạt 102% kế hoạch.

Toàn tỉnh hiện có 33 máy ATM (tăng 2 máy so với năm trước), trong năm đã thực hiện 3,5 triệu giao dịch với doanh số 9,6 ngàn tỷ đồng. Dịch vụ POS hiện có 191 máy, thực hiện 61 ngàn món giao dịch với doanh số thanh toán 208 tỷ.

T T Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm

Một phần của tài liệu 0825 nâng cao chất lượng huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 49 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w