Với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0825 nâng cao chất lượng huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 111 - 114)

3.3.1.1. Hoàn thiện các chính sách, cơ chế thúc đẩy phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng

94

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng theo những cam kết quốc tế song phương và đa phương, đặc biệt là những cam kết với WTO tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động ngân hàng, Cụ thể:

+ Rà soát lại hệ thống văn bản, cơ chế, chính sách liên quan đến một số lĩnh vực hoạt động chủ yếu và các nghiệp vụ mới về ngân hàng để bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và cam kết hội nhập; đồng bộ hoá các văn bản pháp luật thành một hệ thống quy định chuẩn, áp dụng chung cho các NHTM. Tiếp tục đẩy nhanh việc xây dựng mới và sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành ngân hàng như: hoàn thành việc soạn thảo để sớm ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn đối với những Luật đã có hiệu lực thi hành (Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng, Luật các công cụ chuyển nhượng, Pháp lệnh ngoại hối, Luật giám sát an toàn hoạt động ngân hàng, Luật bảo hiểm tiền gửi...).

+ Tiếp tục nghiên cứu ban hành một số văn bản hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của các NHTM như: các văn bản pháp lý khung cho công tác quản trị, điều hành (quản lý tài sản Nợ - tài sản Có, quản lý rủi ro, giao dịch hối đoái,...); có văn bản hướng dẫn chi tiết hơn đối với một số vấn đề cổ phần hoá NHTMQD (chi phí cổ phần hoá, quyền lợi mua cổ phiếu của nhân viên,...).

+ Đối với các nghiệp vụ đã được quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, NHNN nên quy định những điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình để các NHTM thực hiện mà không cần phải xin phép như các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, bao thanh toán, kinh doanh vàng trên tài khoản để tạo điều kiện cho các NHTM chủ động đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của mình.

- Nâng cao năng lực của NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động linh hoạt theo hướng nâng cao hiệu quả các công cụ gián tiếp, hạn chế tối đa việc điều hành thông qua biện pháp hành chính; điều tiết lãi suất và tỷ giá phù hợp với cung cầu vốn, ngoại tệ hình thành mối quan hệ hợp lý lãi suất trong nước với lãi suất và tỷ giá thị trường quốc tế đáp ứng yêu cầu ổn định tiền tệ và kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý đảm bảo mục tiêu ổn định tiền tệ và tăng trưởng kinh tế.

95

- Nâng cao khả năng phân tích, dự báo và hoạch định chính sách trên cơ sở phân tích dự báo tình hình diễn biến kinh tế - tiền tệ trong nước và quốc tế; nâng cao năng lực thanh tra giám sát hệ thống ngân hàng theo những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động theo thông lệ quốc tế, tuân thủ những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra.

3.3.1.2. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng

- NHNN cần đi trước trong việc thực hiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tập trung đầu tiên, mạnh mẽ vào công tác thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao chất lượng các phương tiện và công cụ thanh toán để mọi khoản vốn chu chuyển trong nền kinh tế đều thông qua các định chế tài chính, đặc biệt là NHTM, tăng nhanh vòng quay vốn và hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông.

- Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các NHTM tự đầu tư, hợp tác liên kết và vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng; hỗ trợ cho hoạt động của các NHTM như thành lập trung tâm thanh toán bù trừ thẻ ngân hàng, thành lập trung tâm chuyển mạch kết nối chung hệ thống giao dịch ATM của các NHTM trong phạm vi cả nước.

- Một trong những vấn đề còn khó khăn để nâng cao chất lượng thanh toán của các NHTM chính là tốc độ thanh toán qua trung tâm bù trừ của NHNN còn chậm. Các trung tâm thanh toán bù trừ của NHNN được đặt tại các tỉnh và thành phố, vẫn thực hiện theo phương thức thủ công: các NHTM đánh chứng từ bù trừ vào máy rồi chuyển sang đĩa mềm hay truyền qua MODEM điện thoại đi bù trừ và NHNN chỉ thực hiện tối đa hai phiên bù trừ trong ngày. Vì vậy, NHNN cần thiết lập các trung tâm thanh toán bù trừ theo khu vực và quốc gia đồng thời hiện đại hoá công nghệ thanh toán tiến tới thực hiện thanh toán bù trừ tự động.

3.3.1.3. Tổ chức thực hiện và hoàn thiện thị trường tiền tệ

- Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn, là công cụ để NHNN điều hoà khả năng thanh toán giữa các NHTM, là nơi đáp ứng nhu cầu của các NHTM thiếu vốn và là thị trường đầu ra của các NHTM thừa vốn. Thị trường tiền tệ bao gồm: thị trường tín dụng, thị trường nội tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại tệ liên

96

ngân hàng, thị trường tín phiếu kho bạc. Giải quyết tốt các mối quan hệ trên các thị trường này một mặt giúp NHNN quản lý và điều hành được lượng tiền mặt, quản lý được hạn mức tín dụng đối với các NHTM, mặt khác tạo điều kiện cho các NHTM tìm được thị trường lý tưởng để phát triển nghiệp vụ đầu tư.

- Phát triển thị trường tiền tệ khuyến khích cung ứng hàng hoá và nhu cầu về các dịch vụ tài chính tạo ra sân chơi bình đẳng, cạnh tranh đồng thời mở rộng quy mô và tính linh hoạt của thị trường tiền tệ; điều hành linh hoạt lượng tiền cung ứng nhằm kiểm soát tổng phương tiện thanh toán và tín dụng đối với nền kinh tế.

Một phần của tài liệu 0825 nâng cao chất lượng huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w