2.2.3.1. Thực trạng quy mô nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng
- về quy mô nguồn vốn:
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2019
3 Thị phần nguồn vốn 17.3
% 16.2% 15.8% 15.9% 15.4%
4 Tổng dư nợ 9,841 11,96
Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019
Tại bảng 2.4 ta có thể thấy quy mô nguồn vốn Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa năm 2019 tăng hơn năm 2018 là 1.877 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 13.7%. Trong đó nguồn vốn dân cư tăng trưởng rất tốt, tổng số dư cuối năm 14.541 tỷ, tăng 2.173 tỷ, tốc độ tăng 17,6%, chiếm tỷ trọng 93,5%, tăng 2,5% so với tỷ trọng năm 2018. Nguồn vốn huy động có quy mô khác nhau theo từng giai đoạn. Trong tình hình cạnh tranh nhau về thị phần khách hàng, lãi suất thường không có sự khác biệt nhiều giữa các ngân hàng, do vậy khách hàng thường lựa chọn các ngân hàng có quy mô và uy tín để đảm bảo tính an toàn, thanh khoản cho khoản tiền gửi của mình. Năm 2019 Agribank Chi nhánh Thanh Hóa vẫn chiếm 15.4% thị phần nguồn vốn trên địa bàn tỉnh, chiếm thị phần cao so với các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn. Tuy nhiên so với năm 2015, thị phần nguồn vốn giảm 1.9%, vì vậy ngân hàng càng phải tập trung nâng cao chất lượng huy động vốn để giữ vững, cũng như tăng thêm thị phần nguồn vốn trên địa bàn tỉnh.
- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
Để phán ánh đúng tốc độ tăng trưởng ta áp dụng công thức sau:
Tốc độ tăng trưởng VHĐ = (Tổng VHĐ kỳ này - Tổng VHĐ kỳ trước)/(Tổng VHĐ kỳ trước) *100
Chỉ tiêu Năm 2015 2016Năm 2017Năm Năm 2018 Năm 2019 Thực hiện Thực
hiện
Thực
hiện Thực hiện Thực hiện
58
Từ trực trạng về quy mô nguồn vốn và tốc độ trăng trưởng Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa đã nỗ lực hết mình trong giai đoạn từ năm 2015- 2019 mặc dù liên tục phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức song với sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo, đội ngũ cán bộ công nhân viên cùng với các giải pháp điều hành phù hợp, các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa vẫn đạt kết quả rất khả quan.
Nhìn vào bảng 2.4 trên ta thấy tốc độ tăng trưởng năm 2018 so với 2017 tốc độ tăng là 15.7%, năm 2019 so với năm 2018 tăng 13.7% giảm 2% tỷ lệ giảm này có nguyên nhân do trên địa bàn ngày càng nhiều các tổ chức tín dụng tham gia hoạt động với mức lãi suất hấp dẫn, nhiều chương trình gửi tiền có quà.
Năm 2019, bên cạnh những yếu tố thuận lợi từ kinh tế vĩ mô thì công tác huy động vốn cũng gặp nhiều khó khăn khi các chính sách mới được ban hành như: quy định về tiền gửi của KBNN, quy định giảm trần lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng, BHXH thay đổi chính sách khi chuyển sang hình thức đầu tư tự động, chỉ số an toàn vốn tối thiểu của Agribank gần chạm ngưỡng 9% phải phát hành thêm trái phiếu dài hạn để tăng vốn cấp I; Agribank giao chỉ tiêu huy động vốn rất cao do dựa trên tiêu thức tăng trưởng bình quân trên 1 cán bộ, trong khi môi trường huy động vốn của Agribank Chi nhánh Thanh Hóa sau chia tách khó khăn hơn; áp lực cạnh tranh trong huy động vốn tiếp tục tăng cao, lãi suất huy động của các NHTM nhà nước thường xuyên thấp hơn các NHTM cổ phần khác.
Trước tình hình khó khăn đó vẫn có những chi nhánh trực thuộc Agribank Chi nhánh Thanh Hóa đạt mức tăng trưởng nguồn vốn khá cao ngay từ những ngày đầu năm. Có 12 chi nhánh thực hiện đạt và vượt kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn, trong đó nhiều chi nhánh thực hiện vượt kế hoạch rất cao như: Chi nhánh Đông Sơn 220%, Triệu Sơn 141%, Ngọc Lặc 135%, Thọ Xuân 127%, Bá Thước 126%, Yên Định 125%...
Bên cạnh những chi nhánh đạt và vượt kế hoạch được giao vẫn còn Chi nhánh Quan Sơn và Chi nhánh Số 3 chưa hoàn thành được kế hoạch, việc cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn chưa hợp lý, dẫn tới lợi nhuận khoán tài chính của hai chi nhánh này giảm so với năm 2018.
2.2.3.2. Thực trạng cơ cấu vốn huy động
Để chủ động trong hoạch định chiến lược phát triển nâng cao uy tín và sức cạnh tranh, đơn vị đã đánh giá cơ cấu nguồn huy động theo loại tiền, theo đối tượng
59
khách hàng, theo kỳ hạn.
a) Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền
Từ công thức dưới ta có bảng đánh giá về nguồn nội tệ và ngoại tệ
Tỷ trọng từng NVHĐ = (Khối lượng từng NVHĐ)/(Tổng NVHĐ) *100
- Nguồn vốn huy động Nội tệ: Năm 2017 đạt 11.629 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 98.4%; năm 2018 đạt 13.498 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 98.7%; năm 2019 đạt 15.423 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 99.2% trên tổng nguồn vốn huy động được.
- Nguồn vốn huy động Ngoại tệ (quy đổi VNĐ): Năm 2017 đạt 192 tỷ đồng, chiếm 1.6%; năm 2018 đạt 175 tỷ đồng, chiếm tỷ trong 1.3%; năm 2019 đạt 127 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0.8% qua bảng số liệu trên cho thấy nguồn ngoại tệ qua các năm 2015-2019 giảm sâu.
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn phân theo loại tiền Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019
Tổng huy động vốn 1 8,95 7 10,36 1 11,82 3 13,67 0 15,55 Huy động vốn VNĐ 8,61 4 10,13 1 11,62 9 13,49 8 15,42 3 Tỷ trọng (%) 96.2 97. 7 98.4 98.7 99.2 Huy động vốn ngoại tệ (quy đổi VNĐ ) '
337 6 23 192 175 127
Tỷ trọng (%) 3.8 2.
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng nguồn vốn 8,95 1 10,367 11,82 1 13,67 3 15,55 0
Phân theo loại khách hàng 8,95
1 10,367 111,82 3 13,67 0 15,55
- Tiền gửi các tổ chức kinh tế 1,22
5 1,293 1,055 5 1,30 1,009
- Tiền gửi dân cư 7,72
6 9,074 610,76 8 12,36 1 14,54 Phân theo kỳ hạn 8,95 1 10,367 11,82 1 13,67 3 15,55 0
- Tiền gửi không kỳ hạn 1,27 5 1,321 1,451 1,84 3 1,844 - Tiền gửi có kỳ hạn 7,67 6 9,046 10,37 0 11,83 0 13,70 6
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019
Qua bảng số liệu trên cho thấy huy động vốn bằng VNĐ luôn chiếm ưu thế lớn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa. Trong cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn VNĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với nguồn vốn ngoại tệ. Nguyên nhân là do Chi nhánh nằm trên địa bàn mà nền kinh tế vẫn còn nhỏ lẻ nên hình thức thanh toán chủ yếu là VNĐ. Ngoài ra còn do lãi suất tiền gửi giảm thấp và do tỷ giá USD/VNĐ tăng cao. Mặc dù nguồn vốn huy động tại địa phương những năm qua luôn đạt tốc độ tăng trưởng khá cao,
60
song với đặc thù Thanh Hóa là một tỉnh nghèo, kinh tế mới bắt đầu khởi sắc do đó nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay, chi nhánh thường xuyên phải sử dụng trên, dưới 1.000 tỷ VND vốn điều tiết từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam để đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa.
b) Vốn huy động theo đối tượng khách hàng - Nguồn vốn huy động từ dân cư.
Bảng 2.6: Ket quả huy động vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2019
Đây là hình thức huy động truyền thống của các ngân hàng và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn (tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa nguồn vốn dân cư hàng năm chiếm khoảng 85 - 92.8%). Chính vì vậy sự biến động của nguồn vốn này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hiện nay Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa huy động tiền gửi từ dân cư cả VNĐ và ngoại tệ dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, thời hạn từ 1 tháng đến 24 tháng.... Để đạt được kết quả đó, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa đã thường xuyên khảo sát thị trường để đưa ra
61
được mức lãi suất hợp lý và đã thực hiện các biện pháp để khai thác tối đa nguồn vốn này như: thủ tục gửi tiền ngày càng đơn giản, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và không ngừng đổi mới phong cách giao dịch.
Chi nhánh luôn chú trọng khai thác nguồn vốn ổn định từ dân cư kết hợp với các nguồn vốn có lãi suất thấp thông qua việc đẩy mạnh dịch vụ thẻ, dịch vụ trả lương qua tài khoản...
- Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế ở ngân hàng được gửi dưới hai hình thức là tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Đối tượng của loại vốn này là các doanh nghiệp kinh doanh thuộc mọi lĩnh vực. Khi các doanh nghiệp hoạt động ngày một hiệu quả thì đây là một nguồn vốn không phải nhỏ và ngày càng ổn định hơn.
Chính vì vậy mà Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa cần huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cần thoả thuận cùng khách hàng có nguồn chu chuyển về tài khoản tại Chi nhánh. Tiếp thị, tiếp cận bằng nhiều biện pháp nhằm thu hút các nguồn tiền nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp... gửi vào Chi nhánh.
Trong những năm qua, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa đã huy động được phần lớn các tổ chức kinh tế có số dư tiền gửi lớn trên địa bàn. Trong tổng nguồn vốn huy động thì tỷ trọng nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tiềm năng của nó, trong những năm tới Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa cần phải có các biện pháp để thu hút nguồn vốn này.
62
I Tiền gửi các TCKT "Tien gửi dân cư
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019
Nhìn vào biểu đồ 2.1 cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng ta thấy tiền gửi từ dân cư năm 2019 chiếm 93.5% tăng so với năm 2018 chỉ đạt 90.5%, tốc độ tăng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế từ 9.5% năm 2018 giảm xuống 6.5% năm 2019, như vậy tiền gửi dân cư tăng dần theo thời gian chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động.
c) Vốn huy động theo thời hạn.
Theo tiêu thức này nguồn vốn huy động của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa bao gồm: vốn huy động ngắn hạn, vốn huy động trung hạn.
Xu hướng giảm tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn, tăng tỷ trọng nguồn vốn trung hạn trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa rất phù hợp với nhu cầu vốn hiện nay, cần tiếp tục phát huy hơn nữa.
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chi phí trả lãi 35 5 453 522 601 749 Tổng nguồn vốn huy động 8,95 1 7 10,36 11,821 13,673 15,550 Chi phí trả lãi bình quân 4.2
6 4.67 4.73 4.75 5.13
Chệnh lệch lãi suất đầu vào đầu ra 4.5
8 3.85 3.89 4.07 3.87
63
hàng nước ta hiện nay. Trong khi đó Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả trên là một điều đáng khích lệ, đó là do Chi nhánh đã không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động huy động vốn - thanh toán - cho vay. Mối quan hệ của ba hoạt động này có tác động tích cực qua lại, hỗ trợ lẫn nhau. Hiệu quả của hoạt động này sẽ là cơ sở để phát triển hoạt động khác và ngược lại. Bên cạnh đó chi nhánh đã cung cấp tốt các tiện ích dịch vụ ngân hàng đến khách hàng.
Từ biểu đồ 2.2 cơ cấu vốn theo thời hạn gửi có kỳ hạn với không kỳ hạn qua các năm không có sự chênh lệch nhiều, năm 2015 tiền gửi có kỳ hạn chiếm 85,8% tiền gửi không kỳ hạn đạt 14.2% so với năm 2018 tiền gửi có kỳ hạn 86,5%, KKH là 13,5%, năm 2019 tiền gửi KKH 11,9% so với tiền gửi CKH 88,1%
Tiền gửi KKH ■Tiền gửi có kỳ hạn
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo thời gian gửi tại Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa
2.2.3.3. Thực trạng chi phí huy động vốn
Chi phí huy động vốn là toàn bộ chi phí ngân hàng bỏ ra trong quá trình huy động vốn. Chi phí huy động vốn bao gồm 2 phần: chi phí trả lãi (trả lãi suất huy động) và chi phí phi lãi.
Chi trả lãi chiếm phần lớn trong chi phí huy động, ngoài ra là các chi phí phi 64
lãi như: chi phí lương công nhân viên, chi phí quảng cáo marketing, chi phí máy móc địa điểm, cơ sở hạ tầng, ....
Khoản chi phí chính mà các ngân hàng quan tâm là chi phí trả lãi. Mức lãi suất huy động thường được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường, khi các ngân hàng đã thừa vốn, trong khi khách hàng vẫn gửi tiền thì lãi suất huy động sẽ giảm xuống. Ngược lại trong thời kì kinh tế suy giảm, hoặc Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, sự thiếu hụt vốn khả dụng của ngân hàng sẽ đẩy lãi suất huy động của ngân hàng lên cao. Ngoài ra tùy theo chiến lược cạnh tranh của mỗi ngân hàng mà ngân hàng có thể đặt mức lãi suất cao hay thấp hơn mức lãi suất thị trường.
Việc xác định chi phí huy động vốn là việc làm rất hữu ích cho ngân hàng để từ đó xây dựng chính sách kinh doanh có hiệu quả. Các ngân hàng thường xác định chi phí huy động vốn thông qua chỉ tiêu: chi phí trả lãi bình quân và chi phí phi lãi.
Chi phí trả lãi bình quân = (Chi phí trả lãi)/(Tổng NVHĐ bình quân năm)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền ngân hàng phải bỏ ra cho một đồng vốn huy động được. Chi phí trả lãi bình quân giảm qua các năm, kèm theo sự tăng trưởng về quy mô nguồn vốn được thể hiện qua bảng 2.7.
Bảng 2.7: Chi phí huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2019
Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triên Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa