Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu vì nếu không chúng ta không thể biết được chính xác độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến. [3, 13]
Theo đó, nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. (Nunnally 11, 1978; Peterson 15, 1994; Slater 17, 1995)
Tóm lại, những biến có Hệ số tương quan biến tổng phù hợp (Corrected Item- Total Correlation) lớn hơn 0.3 và có Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo.
Bảng 3.7 Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha các thành phần của thang đo Tên
biến đã mã hóa
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến Hệ số tương quan biến tổng phù hợp Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại
biến ĐỘ TIN CẬY TC1 14.64 8.954 .678 .835 TC2 14.72 8.928 .630 .846 TC3 14.70 8.713 .672 .836 TC4 14.55 7.435 .765 .812 TC5 14.75 8.466 .675 .835 Hệ số Cronbach’s Alpha = .862
ĐỘ PHẢN HỒI PH1 11.49 4.141 .556 .699 PH2 11.44 4.786 .398 .778 PH3 11.38 4.015 .633 .656 PH4 11.14 3.898 .639 .651 Hệ số Cronbach’s Alpha = .757 ĐỘ ĐẢM BẢO DB1 7.75 2.095 .675 .679 DB2 7.67 2.612 .500 .851 DB3 7.73 1.808 .758 .579 Hệ số Cronbach’s Alpha = .794 ĐỘ CẢM THÔNG CT1 10.47 4.677 .702 .831 CT2 10.23 4.364 .760 .806 CT3 10.24 3.961 .779 .799 CT4 10.29 5.006 .620 .861 Hệ số Cronbach’s Alpha = .864 YẾU TỐ HỮU HÌNH HH1 15.83 6.756 .518 .783 HH2 15.74 5.970 .653 .740 HH3 15.35 6.544 .667 .739 HH4 15.83 6.127 .668 .735 HH5 15.75 7.373 .427 .807 Hệ số Cronbach’s Alpha = .801 SỰ HÀI LÒNG HL1 7.42 2.913 .800 .869 HL2 7.53 2.862 .794 .872 HL3 7.30 2.435 .838 .838 Hệ số Cronbach’s Alpha = .903 (Xem phụ lục 3)
Theo Bảng phân tích trên cho thấy:
- Về thành phần ĐỘ TIN CẬY, gồm 5 biến quan sát: TC1, TC2, TC3, TC4, TC5. Yếu tố này có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.862 (lớn hơn 0.6) và cả 5 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp lớn hơn 0.3. Trong đó, lớn nhất là biến TC4 0.765, nhỏ nhất là TC2 0.630. Vì vậy, các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
- Về thành phần ĐỘ PHẢN HỒI, gồm 4 biến quan sát: PH1, PH2, PH3, PH4 và có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.757 (lớn hơn 0.6). Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng phù hợp lớn hơn 0.3. Cụ thể, lớn nhất là PH4 0.639, nhỏ nhất là PH2 0.398. Tóm lại, các biến đo lường “độ phản hồi” đều được sử dụng cho phân tích EFA.
- Về thành phần ĐỘ ĐẢM BẢO, gồm 3 biến quan sát: DB1, DB2, DB3, có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.794 (lớn hơn 0.6) và cả 3 biến này đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp lớn hơn 0.3, lớn nhất là DB3 0.758, nhỏ nhất là DB2 0.500. Như vậy, các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng cho bước phân tích EFA.
- Về thành phần ĐỘ CẢM THÔNG, gồm 4 biến quan sát: CT1, CT2, CT3, CT4, có hệ số Cronbach’s Alpha 0.864 (lớn hơn 0.6) và hệ số tương quan biến tổng phù hợp của 4 biến này đều lớn hơn 0.3. Trong đó, lớn nhất là CT3 0.779, nhỏ nhất là CT4 0.620. Vì vậy, các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng cho bước phân tích EFA.
- Về thành phần YẾU TỐ HỮU HÌNH, gồm 5 biến quan sát: HH1, HH2, HH3, HH4, HH5, có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.801 (lớn hơn 0.6), các biến có hệ số tương quan biến tổng phù hợp lớn hơn 0.3, lớn nhất là HH4 0.668 và nhỏ nhất là HH5 0.427. Cho nên các biến quan sát đo lường thành phần này đều được sử dụng cho bước phân tích EFA.
- Về thành phần cuối cùng SỰ HÀI LÒNG, gồm 3 biến quan sát: HL1, HL2, HL3, có hệ số Cronbach’s Alpha 0.903 (lớn hơn 0,6) và hệ số tương quan biến tổng phù hợp của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3, lớn nhất là HL3 0.838 và nhỏ nhất
là HL2 0.794. Vì vậy, các biến quan sát đo lường thành phần này đều được dùng cho phân tích EFA.
Kết luận, sau quá trình kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha thì không có biến nào bị loại khỏi mô hình. Tóm lại, có 21 biến quan sát đại diện cho 5 thành phần độc lập và 3 biến quan sát đại diện cho thành phần phụ thuộc được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.