HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Một phần của tài liệu 0943 nâng cao năng lực cạnh tranh của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 51 - 52)

2.1. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNHNGHỆ AN NGHỆ AN

Tỉnh Nghệ An có vị trí địa lý quan trọng nằm cắt ngang từ đông sang tây của hình chữ S, tiếp giáp với 2 tỉnh: Thanh Hóa ở phía bắc, Hà Tĩnh ở phía nam,

phía tây giáp nước bạn Lào và phía đông là hàng trăm km đường biển. Là tỉnh có

diện tích lớn nhất nước với dân số hơn 3,2 triệu người. Với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh tới năm 2015, Nghệ An hình thành phát triển ở 3 khu vực là

Vinh - Cửa Lò, khu vực Hoàng Mai, khu vực Phủ Quỳ với một khu kinh tế Đông Nam và 10 khu công nghiệp được phân bổ ở những địa phương có tiềm năng.

Trong những năm qua Nghệ An là một trong những tỉnh phát triển kinh tế

sôi động với hơn 9,000 doanh nghiệp và hàng trăm ngàn cơ sở kinh doanh cùng hoạt động. GDP tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên dưới 10%, cao hơn tốc

độ bình quân của cả nước. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, địa bàn Nghệ An

có môi trường cạnh tranh rất lớn giữa các TCTD, đến cuối năm 2012 đã có mạng

Như vậy, đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng No&PTNT tỉnh Nghệ An là rất lớn và có thể chia ra các nhóm:

- Nhóm cạnh tranh truyền thống: đây là nhóm ngân hàng có thâm niên trong hoạt động kinh doanh, đã xây dựng được hình ảnh và thưong hiệu, có khối

lượng khách hàng truyền thống lớn,có tổ chức mạng lưới sâu rộng và chiếm lĩnh

những vị trí kinh doanh thuận lợi, có thể kể đến là NHTMCP Ngoại Thưong, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Công thưong. Đây là những đối thủ cạnh tranh cần hết sức quan tâm và cần có những chiến lược lâu bền để từng bước thâm nhập thị phần của họ và nhanh chóng tiếp cận thị trường mới.

- Nhóm cạnh tranh mới nổi: đây bao gồm những NHTMCP mới hình thành trên địa bàn trong những năm gần đây với mạng lưới còn hạn chế, quy mô

nhỏ. Nhưng có chiến lược kinh doanh hợp lý, hoạt động mang tính chuyên nghiệp cao, và có nhiều giải pháp cần thiết như có thể chấp nhận lỗ để chiếm lĩnh thị phần, tăng lãi suất huy động, áp dụng lãi suất cho vay hợp lý, phí dịch vụ

hấp dẫn nên hứa hẹn tính cạnh tranh cũng không kém phần quyết liệt.

- Nhóm ngân hàng mang tính chất chính sách như ngân hàng chính sách, ngân hàng phát triển và các quỹ tín dụng nhân dân (nay là Ngân hàng hợp tác). Loại hình ngân hàng này có thị trường hoạt động riêng trên những lĩnh vực có tính chất xã hội. Việc tham gia thị trường của các ngân hàng này càng hiệu quả và phong phú sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các NHTM khác phát triển tốt hon

và như vậy mức độ cạnh tranh của các tổ chức này không lớn lắm.

Một phần của tài liệu 0943 nâng cao năng lực cạnh tranh của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w