- Thực hiện tốt cải cách hành chính theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Hiện
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của cá công cụ điều hành chính sách tiền tệ
gián tiếp (nghiệp vụ thị trường mở, tái chiết khấu, tái cấp vốn...), đồng thời phối
họp chặt chẽ, hài hoà giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá sẽ đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững, đảm bảo cho các định hướng, chiến lưọc và
dự báo của ngành ngân hàng nói riêng đi đúng quỹ đạo. Điều này góp phần không
nhỏ cho các TCTD trong việc xây dựng chiến lưọc kinh doanh, định hướng phát
triển của mình.
- Tăng cường vai trò thanh tra, giám sát của NHNN đối với hoạt động kinh
doanh của các TCTD, đảm bảo cho các ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả,
tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các TCTD. Kiểm soát toàn bộ
các luồng tiền trong nền kinh tế, đặc biệt là các luồng tiền liên quan đến khu vực
ngân sách nhà nước và các định chế tài chính phi ngân hàng.
- Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống luật NHNN và luật các TCTD theo hướng chuyển NHNN thành NHTW thực sự. Nâng cao vị thế độc lập tương đối của NHNN và Chính phủ để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chính sách tiền tệ,
xác lập vai trò và quyền tự chủ của NHNN trong xây dựng, điều hành CSTT. - Sửa đoi và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế hoạt động của thị trường
tiền tệ, hạn chế sự chồng chéo giữa các luật, các quy định về ngân hàng với các luật và quy định khác ở cấp quốc gia và quốc tế.
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
- Nghiên cứu, xây dựng hệ thống thống tin dự báo, cảnh báo rủi ro để các chi nhánh trong cùng hệ thống nghiên cứu, xử lý phù họp.
- Tổ chức, sắp xếp lại bộ máy, màng lưới giao dịch phù họp, gọn nhẹ nhưng phải đảm bảo năng lực cạnh tranh, thu hút khách hàng. Sắp xếp, cơ cấu lại
nguồn nhận lực, trình độ, nâng cao năng lực trình độ, nâng cao năng suất lao động
- Cần nghiên cứu, cải tiến chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với những cán bộ giỏi, cán bộ có nhiều thành tích đóng góp cho hệ thống và ở các chi nhánh nhằm giữ lại, thu hút người tài giỏi, đồng thời kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động và sáng tạo trong công việc.
- Cần xây dựng hệ thống thông tin để có thể nắm bắt tình hình từ phía đối tác, từ đó hỗ trợ, giúp các chi nhánh tránh được rủi ro trong việc thực hiện các giao dịch.
- Cần tạo điều kiện để các cán bộ có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý, tổ chức của các ngân hàng hiện đại nước ngoài. Từ đó, cán bộ có thể đề xuất ý kiến, mô hình quản lý hiệu quả hơn.
- Cần có một cơ chế quản lý mềm dẻo hơn, có chính sách khuyến khích cán bộ phát huy khả năng trong công việc, linh hoạt xử lý các tình huống và tinh thần tự chịu trách nhiệm.
- Cần mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng đại lý cũng như tăng cường sự thỏa thuận với các ngân hàng này. Điều này giúp NHNo&PTNT Việt Nam cũng như các chi nhánh có nhiều cơ hội trong kinh doanh, góp phần tăng doanh thu cho ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG3
Xu thế hội nhập, những biến động của nền kinh tế, những giải pháp và các đề xuất với các ngân hàng quản lý cấp trên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Nghệ An được nêu trên xuất phát từ những thực tại của Agribank Nghệ An.
Những giải pháp được nêu trên dù chỉ mang tính khái quát, chưa thực sự đi sâu vào từng giải pháp cụ thể. Song, đó là những nền tảng cơ bản cho những định hướng phát triển và những giải pháp riêng biệt cho sự phát triển của Agribank Nghệ An trong thời gian tới.
KẾT LUẬN•
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam nói chung, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Nghệ An nói riêng là vấn đề đang được đặt lên hàng đầu trong bối cảnh Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu sắc vào nền kinh tế thế giới. Dưới những tác động tiêu cực của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, những yếu kém của các NHTM đang bộc lộ rõ, đòi hỏi bản thân các ngân hàng cũng như các cơ quan quản lý phải có những giải pháp toàn diện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, qua đó tăng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trên con đường hội nhập.
Đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Nghệ An” đã hoàn thành với những kết quả và kết luận mới như sau:
Một là, tác giả đã nêu một cách khái quát về hoạt động của một NHTM, hệ thống hoá và làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM; tổng hợp những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh, nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM.
Hai là, luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng năn lực cạnh tranh của Agribank Nghệ An thông qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh như năng lực tài chính, quản trị điều hành, thực trạng công tác phát triển sản phẩm dịch vụ, nguồn nhân lực, mức độ áp dụng hiện đại hoá công nghệ thông tin. Từ đó, luận văn đã đánh gia tổng hợp về năng lực cạnh tranh của Agribank Nghệ An, chỉ ra những kết qủa đạt được, hạn chế và nguyên nhân.
Ba là, kế thừa kết quả nghiên cứu trong chương 1 và chương 2, luận văn đã đưa ra hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của Agribank Nghệ An trong bối cảnh nền kinh tế địa phương và cả nước hiện nay và thời gian tới.
Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, nhưng vì tính chất phức tạp, bao quát của đề tài cũng như điều kiện thời gian và nguồn tư liệu, dữ liệu còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các nhà khoa học, của thầy cô giáo, của các đồng nghiệp và những ai quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các Mác (1978), Mác - Ấng Ghen toàn tập, NXB Sự Thật, Hà Nội
2. M. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 3. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính 4. Từ điển Bách khoa (1995), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội
5. Từ điển Thuật ngữ Kinh tế học (2001), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội 6. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta
trong
quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 7. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng,
NXB Thống kê
8. Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê. 9. Tô Ngọc Hưng (2012), Phân tích hoạt động kinh doanh Ngân hàng, NXB
Thống kê,
10. Học viện Ngân hàng (2002): Giáo trình Quản trị và Kinh doanh Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội
11. Học viện Ngân hàng (2003): Giáo trình Marketing Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội
12. Học viện Ngân hàng (2012): Giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng, NXB Dân trí 13. Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng (Học Viện Ngân hàng), Các bài
đăng trong thời gian 2009 - 2012
14. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng (Học viện Ngân hàng), Các bài đăng trong thời gian 2009 - 2012
15. Tạp chí Ngân hàng (Học viện Ngân hàng), Các bài đăng trong thời gian 2009-2012