Quan điểm đánh giá chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu 0857 nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 29)

a. Đối với nền kinh tế:

thích tăng trưởng kinh tế và việc làm thông qua việc luân chuyển vốn giữa các chủ thể kinh doanh trong nội bộ nền kinh tế. Các doanh nghiệp có thể mạnh dạn đầu tư vào các hoạt động mở rộng và phát triển kinh doanh có chiều sâu nhờ vào nguồn vốn huy động được từ các hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng.

Có thể nói tín dụng Ngân hàng là một trong những công cụ điều tiết kinh tế xã hội cực kỳ hiệu qủa của Nhà nước. Các ngành nghề, khu vực kinh tế trọng điểm sẽ có cơ hội phát triển mạnh và tập trung hơn thông qua việc sử dụng các nguồn vốn tín dụng.

b. Đối với khách hàng:

Từ góc độ khách hàng, có thể nói tín dụng ngân hàng là nguồn huy động vốn cực kỳ linh hoạt giúp họ có thể kịp thời nắm bắt những cơ hội kinh doanh và nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế địa phương.

Khi so sánh với việc sử dụng vốn chủ sở hữu, khách hàng buộc phải hoàn trả gốc và lãi cho các khoản vốn vay tín dụng theo đúng thỏa thuận với Ngân hàng. Điều này đã tạo ra sức ép và động lực to lớn để khách hàng nỗ lực hết sức, đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.

c. Đối với ngân hàng:

Lợi nhuận từ các hoạt động cấp tín dụng được xem là nguồn thu lớn nhất của Ngân hàng. Các hoạt động tín dụng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu hoạt động của Ngân hàng và cũng là nghiệp vụ có lợi nhuận cao nhất.

Nhờ vào các hoạt động cấp tín dụng, Ngân hàng có thể đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh và dịch vụ khác nhằm kích thích doanh thu, lợi nhuận cũng như giảm thiểu rủi ro vận hành cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0857 nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w