MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 0857 nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99)

3.3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước

- Nhằm phát huy tối đa những thê mạnh tại địa phương như: xuất khẩu nông lâm sản (gỗ dược liệu quý, lợn, gia cầm, trâu bò....), nguồn nhân lực dồi dào. Để đẩy mạnh hơn nữa các thế mạnh của tỉnh nhà, các doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ độc quyền các thương hiệu quốc tế, nâng cao chất lượng cũng như sản lượng xuất khẩu, tìm kiếm thêm các thị trường mới. Ban lãnh đạo Tỉnh nên tạo điều kiện hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch nhằm giúp doanh nghiệp trong tỉnh đẩy mạnh hàng hoá xuất khẩu từ đó doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay.

- Hiện nay vấn đê xử lý nợ xấu của các TCTD vẫn còn chậm do yếu tố khách quan như: sự phối hợp không đồng bộ của các cơ quan như: Toà án, Thi hành án, Công an, tổ chức đấu giá gây khó khăn trong công tác xử lý nợ xấu thu hồi vốn cho

các TCTD. Nhằm tạo điêu kiện thuận lợi cho các TCTD nói chung và Vietcombank Bắc Giang nói riêng trong việc xử lý tài sản, tránh thất thoát vốn thì Ban Lãnh Đạo tỉnh cần chỉ đạo thành lập tổ liên ngành (Toà án, Thi hành án, Công an), cần thiết thành lập tổ hòa giải luu động để giải quyết tốt hơn, nhanh chóng hơn trong vấn đê xử lý nợ xấu của các TCTD trong tỉnh.

- Đối với NHNN tỉnh Bắc Giang, cần nâng cao chất luợng thanh tra bằng cách: + Thuờng xuyên thanh kiểm tra các TCTD, hạn chế và ngăn chặn các sai phạm tránh thất thoát cho Nhà nuớc. Bên cạnh đó, NHNN cần nâng cao các nghiệp vụ quản lý, cập nhật liên tục các dịch vụ ngân hàng hiện đại trong và ngoài nuớc từ đó hỗ trợ các TCTD trong kinh doanh.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

a. Những thay đổi về môi truờng hoạt động ngân hàng luôn đi kèm theo những yêu cầu đổi mới đối với cơ quan quản lý, giám sát ngân hàng để theo kịp sự phát triển của hệ thống ngân hàng và bảo đảm quản lý, giám sát hữu hiệu các TCTD. Để đảm bảo duy trì và phát triển một hệ thống Tài chính vững mạnh cần phải đổi mới công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nuớc theo các giải pháp đồng bộ sau:

Một là, hoàn thiện môi truờng pháp lý về thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm thúc đẩy đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng từ Trung uơng đến địa phuơng, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Hai là, đổi mới phuơng pháp, quy trình thanh tra, giám sát ngân hàng đi đôi với

hoàn thiện các quy định an toàn, các biện pháp thận trọng trong hoạt động ngân hàng

dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ tiên tiến và các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân

hàng hữu hiệu của Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel và các chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng Basel I, từng buớc tiến tới thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực cơ

bản theo Hiệp uớc vốn mới (Basel II). Tập trung nâng cao căn bản năng lực của NHNN trong việc cảnh báo và xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng; triển khai phuơng pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro; kết hợp chặt chẽ giữa giám sát

từ xa và thanh tra tại chỗ, giám sát an toàn vi mô với giám sát an toàn vĩ mô.

- Hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro gây ra tổn thất về tài chính, vì vậy phương châm hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng phải lấy cảnh báo, phát hiện sớm, phòng ngừa các rủi ro, vi phạm làm trọng tâm thay vì chỉ dựa vào việc thanh tra tại chỗ theo tính tuân thủ để phát hiện sai phạm đã xảy ra và tổn thất đã hiện hữu.

- Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng với cơ quan thanh tra, giám sát tài chính phi ngân hàng trong nước, cơ quan giám sát tài chính nước ngoài để từng bước triển khai các hình thức giám sát hợp nhất các Tổ chức tín dụng hoạt động đa năng, các tập đoàn tài chính - ngân hàng và giám sát chặt chẽ các Tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Ba là, nâng cao năng lực của đội ngũ thanh tra viên ngân hàng thông qua công tác cán bộ như tuyển dụng, sắp xếp cán bộ, chính sách đãi ngộ và các biện pháp khuyến khích khác, trong đó đặc biệt coi trọng đào tạo các kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ, phương pháp thanh tra, giám sát ngân hàng mới theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

- Cần nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng ngân hàng thương mại khi cho bất cứ một khách hàng nào vay thì đều cần phải có thông tin về khách hàng đó để có quyết định cho vay đúng đắn. Hoạt động tín dụng muốn đạt hiệu quả cao, an toàn cần phải có hệ thống thông tin phục vụ công tác tín dụng và kinh doanh ngân hàng, ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã sớm cho chủ trương xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng mà sau này đã trở thành hệ thống thông tin tín dụng (gọi tắt là CIC) của ngân hàng.

- Chính vì vậy, đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần sớm có giải pháp để hoạt động của trung tâm này phát huy hiệu quả. Cần bắt buộc các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng tham gia vào hoạt động của hệ thống CIC, coi đó như một quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

- Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng.

- Việc xử lý tài sản đảm bảo qua trung tâm đấu giá và khởi kiện ra tòa án trong

thời gian qua đã gây khó khăn, tốn nhiều thời gian và cũng gây không ít trở ngại cho các NHTM.

3.3.3. Đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

a. Nghiên cứu và hoàn tất hệ thống tiêu chí xếp hạng tín dụng cá nhân và chính sách khách hàng linh động: Từ năm 2018, Vietcombank đã ban hành hệ thống xếp hạng tín dụn cá nhnaa và chính sách khách hàng giúp các cán bộ tín dụng có thể chủ động trong việc tiếp cận các nhóm khách hàng tiềm năng và có chính sách chăm sóc phù hợp với tài nguyên và đặc thù của họ, đảm bảo hiệu quả kinh doanh tốt cho đơn vị. Tuy nhiên, có một hạn chế là hệ thống tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho nhóm khách hàng doanh nghiệp với thời gian vận hành trên 2 năm. Điều này gây trở ngại rất lớn cho các cán bộ ngân hàng khi tìm hiểu và tiếp cận nhóm khách hàng doanh nghiệp mới thành lập hoặc khách hàng cá nhân. Thực tế, để lấp lỗ hổng này, đa phần các cán bộ ngân hàng đang tạm thời phân nhóm khách hàng doanh nghiệp mới thành lập vào nhóm BB một cách cảm tính, gây cản trở cho nhóm khách hàng này trong quá trình tiếp cận thông tin và nguồn vốn tín dụng hỗ trợ từ phía ngân hàng. Từ thực trạng trên, Vietcombank cần nghiêm túc nhìn nhận và triển khai việc rà soát, nâng cấp hệ thống xếp hạng tín dụng và chính sách khách hàng để có thể áp dụng cho nhiều nhóm đối tượng khách hàng hơn, tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng quy mô kinh doanh và nhóm khách hàng doanh nghiệp mới thành lập cũng như các cá nhân có nhu cầu vay vốn và đủ năng lực tài chính có thể tiếp cận được với nguồn vốn hỗ trợ từ phía ngân hàng.

b. Đề nghị Hội sở chính thường xuyên cập nhật các quy định của Pháp luật, của NHNN và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, Ngành liên quan đến quy trình cấp tín dụng và hướng dẫn kịp thời cho các chi nhánh để nhất quán trong quá trình làm việc với khách hàng. Đối với nội dung này, đề nghị Ban phát triển NHBL tạo một forum riêng để Hội sở chính và Chi nhánh có thể trao đổi và thống nhất các nội dung vướng mắc...

- Quy trình bán lẻ cần được đơn giản hóa hơn nữa, cụ thể nên tích hợp báo cáo định giá TSBĐ vào báo cáo đề xuất cấp tín dụng đối với trường hợp bộ phận thẩm

định khoản vay cũng chính là bộ phận thẩm định TSBĐ.

- Nên bổ sung hình thức không yêu cầu chứng minh thu nhập khi khách hàng tham gia vốn tự có lớn trong phuơng án hoặc giá trị vay nhỏ so với giá trị TSBĐ, các tỷ lệ này có thể phân tách theo các dự án, các TSBĐ riêng biệt để đẩy nhanh thời gian giải ngân và đơn giản hóa thủ tục vay vốn.

- Việc thúc đẩy nhanh cải cách hành chính, cải cách các quy trình, quy định cấp tín dụng theo Nghị quyết của Hội đồng quản tri về cải cách hành chính và nâng cao năng lực cạnh tranh đảm bảo đơn giản thủ tục hành chính, huớng tới khách hàng. Rà soát, cắt giảm ác thủ tục hành chính nội bộ Vietcombank giữa các đơn vị Hội sở chính và Chi nhánh:

- Đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thẩm định và phê duyệt hồ sơ tín dụng đối với khách hàng tốt. Đối với tín dụng bán lẻ giảm 40% thời gian xử lý theo quy trình hiện hành.

- Đơn giản hóa hồ sơ thủ tục, giảm số luợng thủ tục hồ sơ, nâng cao vai trò trách nhiệm của cá nhân. Giảm tối thiểu 20% số luợng các chử ký của khách hàng và nội bộ Vietcombank, đặc biệt là hồ sơ liên quan đến hoạt động tín dụng.

c. Yêu cầu một tỷ lệ vốn tự có và tỷ lệ tài sản bảo đảm phù hợp và cần linh hoạt trong

việc định kỳ hạn trả nợ của khách hàng

- Chi nhánh không nên áp dụng một tỷ lệ cho vay tối đa so tài sản đảm bảo cũng nhu so tổng nhu cầu vốn của dự án giống nhau đối với tất cả các đối tuợng vay vốn nhu hiện nay vẫn làm mà nên quy định những tỷ lệ khác nhau dựa trên mức độ rủi ro của khoản vay, theo nguyên tắc lĩnh vực, ngành nghề nào có độ rủi ro cao hơn thì phải đòi hỏi tỷ lệ vốn tự có của nguời vay cao hơn và tỷ lệ cho vay so tài sản đảm bảo thấp hơn. Tuơng tự nhu vậy, việc định giá các khoản vay cũng phải dựa trên mức độ rủi ro mà nó mang lại.

- Cần định kỳ hạn trả nợ theo khoảng thời gian chứ không nên thực hiện theo thời điểm nhu hiện tại. Định kỳ hạn trả nợ phải phù hợp với đặc điểm nguồn thu của khách hàng, trong thực tế, nguồn thu của khách hàng không nhu dự kiến là hiện tuợng thuờng gặp, kể cả nguồn thu từ luơng hàng tháng cũng có sự sai biệt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Tác giả đã đưa ra những chiến lược kinh doanh của Vietcombank Bắc Giang đến năm 2025 và những dự báo trong tình hình hội nhập kinh tế của địa bàn trong việc phát triển tín dụng bán lẻ đến năm 2025.

Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và phục vụ khách hàng được tốt hơn nhằm đảm bảo việc tăng trưởng tín dụng đi đôi với tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Giải pháp về giá của sản phẩm tín dụng bán lẻ. Xây dựng chiến lược trong hoạt động tín dụng. Đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng. Xây dựng một chính sách tín dụng bán lẻ phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Thực hiện tốt việc phân loại khách hàng và chính sách khách hàng. Cơ cấu lại dư nợ của ngân hàng. Chấp hành nghiêm túc các quy chế và quy trình cấp tín dụng nói chung và quy định về từng sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể nói riêng. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng và dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh. Yêu cầu một tỷ lệ vốn tự có và tỷ lệ tài sản bảo đảm phù hợp và cần linh hoạt trong việc định kỳ hạn trả nợ của khách hàng. Công tác bố trí, đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động tín dụng bán lẻ. Đẩy mạnh bảo hiểm tín dụng để làm cơ sở chi trả cho ngân hàng khi gặp sự cố rủi ro đối với các khoản vay. Ở nước ta, việc thực hiện bảo hiểm tiền gửi đã phổ biến nhưng bảo hiểm tiền vay chưa được quan tâm. Không nên quá coi trọng vào tài sản bảo đảm.

Đối với cơ quan Nhà nước cũng như Ngân hàng Nhà nước cũng cần có những chính sách phù hợp, bổ sung các khung pháp lý. Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cá nhân và chính sách khách hàng, đề nghị Hội sở chính thường xuyên cập nhật các quy định của Pháp luật, của NHNN và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, Ngành liên quan đến quy trình cấp tín dụng và hướng dẫn kịp thời cho các chi nhánh để nhất quán trong quá trình làm việc với khách hàng.

KẾT LUẬN

Sự mở cửa thị trường do áp lực của hội nhập đã làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý; áp lực theo lộ trình nới lỏng các qui định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài, nhất là về phát triển mạng lưới, phạm vi hoạt động, mở dần các hạn chế về đối tượng khách hàng và tiền gửi được phép huy động, khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng; đã dẫn các NHTM nói chung và Vietcombank Bắc Giang đễn những khó khăn thách thức lớn. Việc nâng cao chất lượng tín dụng là một trong những phương án tối ưu cho sự phát triển bền vững của ngân hàng.

Thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ của Vietcombank

Bắc Giang, tác giả đã đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và phục vụ khách hàng được tốt hơn, đảm bảo việc

tăng trưởng tín dụng đi đôi với tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội ở địa phương. Đó

là nhóm giải pháp liên quan đến chất lượng tín dụng bán lẻ (về giá, về cải cách nội bộ)

và nhóm giải pháp liên quan đến ngân hàng (xây dựng chiến lược hoạt động tín dụng,

huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng...)

Tác giả cũng kiến nghị Chính phủ, NHNN, cơ quan có thẩm quyền trong Tỉnh một số vấn đề để tạo lập một môi trường kinh doanh có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững. Sự nỗ lực của Vietcombank Bắc Giang cùng với

sự hỗ trợ có hiệu quả của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, công tác nâng cao chất

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Dương Ngọc Dũng (2006), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Micheal E. Porter, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.

2. Huỳnh Nguyễn Đức Huy (2007), Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoài quốc doanh - Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế TPHCM.

3. Luật các tổ chức tín dụng (2010), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

4. Luận văn thạc sĩ “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Sở Giao dịch II - Ngân hàng công thương Việt Nam” của Trương Thị Thu Ngân - Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Thị Ngọc Tú luận văn thạc sĩ (2011), Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu, Trường Đại học kinh tế TPHCM.

6. Nguyễn Quốc Vương (2014), Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Bắc Giang.

7. Nguyễn Văn Dương, Luận văn thạc sĩ (2011), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Nha Trang.

8. Nguyễn Duy Hải (2007), Đánh giá chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng ACB chi nhánh Khánh Hòa, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang.

Một phần của tài liệu 0857 nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w